Làm thế nào để biết cây trồng hấp thụ đủ lượng phân bón?
Trong quá trình sinh trưởng phát triển của cây việc bổ sung kịp thời phân bón giúp cây trồng phát triển khỏe mạnh, đạt sản lượng cao. Nhưng khá nhiều người thắc mắc cây trồng hấp thụ phân bón bằng cách nào, làm sao để nhận biết cây trồng hấp thụ đủ phân bón. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu.
Cây hấp thụ phân bón bằng hai con đường là phân bón gốc và phân bón lá.
Cây trồng hấp thụ phân bón trong đất và trong không khí. Bộ rễ của cây sẽ hút nước và các muối khoáng trong đất là lá của cây có nhiệm vụ hút CO2 trong không khí.
Không khí không chỉ có trên bề mặt đất mà ngay trong đất cũng chứa khoảng ¼ không khí tính theo dung tích đất. Trong không khí không chỉ có CO2 mà còn có rất nhiều nguyên tố dinh dưỡng khác. Các chất dinh dưỡng được hấp thụ qua lá cây được gọi là phân bón lá.
Rễ cây không chỉ làm nhiệm vụ đưa các chất dinh dưỡng từ đất vào trong cây mà còn làm nhiệm vụ vận chuyển các chất đã hút được từ rễ lên các bộ phận trên mặt đất. Rễ hút dinh dưỡng một cách chủ động và có chọn lọc.
Dấu hiệu nhận biết cây trồng đủ, thừa hay thiếu phân bón
Cây trồng thiếu phân bón
Nếu cây trồng bị thiếu các chất dinh dưỡng cần thiết trong quá trình sinh trưởng cây phát triển kém, không bình thường, giảm năng suất.
+ Thiếu đạm: Cây trồng sinh trưởng kém còi cọc, lá cây úa vàng, khả năng quang hợp yếu, năng suất giảm mạnh và khả năng phân cành, đẻ nhánh kém.
+ Thiếu lân: Cây trồng lúc đầu lá sẽ có màu xanh đậm, xuất hiện các vệt có màu đỏ sẫm, biểu hiện từ dưới lên, từ ngoài mép vào, lá nhỏ, sinh trưởng kém, chậm dẫn đến năng suất giảm.
+ Thiếu kali (K): Cây thiếu kali dấu hiệu dễ nhận thấy nhất chính là lá có bề ngang hẹp, lá ngắn, mép ngoài lá bị héo và khô.
+ Thiếu magie (Mg): Khi quan sát sẽ thấy gân bị úa vàng không còn màu xanh như những cây được bón phân đầy đủ, đúng liều lượng.
+Thiếu hụt lưu huỳnh (S):Quan sát cây trồng sẽ thấy gân lá chuyển vàng khi thịt lá còn xanh, sau đó mời dần chuyển vàng, cây phát triển kém, còi cọc.
+- Thiếu hụt canxi (Ca): Các lá non mới ra của cây thường bị biến dạng, cong queo, bộ rễ kém phát triển, cây chậm lớn.
+ Thiếu hụt sắt (Fe): Cây trồng thiếu sắt sẽ dễ nhận thấy nhất màu sắc của phần thịt lá chuyển dần từ xanh sang trắng hay vàng, gân lá vẫn còn màu xanh.
+Thiếu mangan (Mn) phần gân lá có màu vàng, thịt lá xuất hiện các đốm màu vàng rồi bị hoại tử nếu không được bổ sung mangan kịp thời cây có thể bị chết.
+Thiếu hụt đồng (Cu) cây có triệu chứng chảy gôm, đỉnh lá có màu trắng, cây chậm phát triển, quả nhỏ.
+Thiếu hụt bo (B) quan sát sẽ thấy chồi bị chết, chồi lụi dần, các lá non chết dần, không có hoa hoặc hoa ít, tỷ lệ đậu quả thấp, dễ rụng, năng suất giảm
+ Thiếu hụt kẽm (Zn) lá nhỏ, biến dạng, thịt lá có màu vàng nhưng phân gân lá vẫn giữ màu xanh, cây phát triểm chậm
Cây trồng đủ lượng phân bón
Cây trồng được bón đầy đủ phân bón, đúng liều lượng, đủ các chất dinh dưỡng cây trồng sẽ phát triển tươi tốt, đâm chồi lộc, khỏe mạnh và cho sản lượng cao.
Khi cây được bón đủ lượng phân bón hình thái bên ngoài của cây như: lá cây, ngọn cây, cành cây, thân cây phát trển khỏe mạnh, mập mạp, tươi tốt không có dấu hiệu còi cọc, chậm phát triển.
Cây trồng dư thừa phân bón
Thừa đạm: Nếu bổ sung quá nhiều đạm dẫn đến dư thừa cây trồng phá triển quá mạnh, cây dễ bị đổ ngã khi gặp gió to, dễ bị sâu bệnh tấn công. Thậm chí một số loại đạm vô cơ không chuyển hóa hết lâu ngày tích lũy lại gây độc cho cây và sức khỏe người dùng.
Thừa lân: Bổ sung quá nhiều lân khiến nông sản chín sớm, chưa kịp tích lũy các chất protein, đường, vitamin A, B,C,D…, tinh bột, khiến năng suất không cao.
+ Thừa kali: Nếu thừa kali ở mức độ nhẹ sẽ hạn chế cây trồng hấp thụ một số chất như magie, natri,…Ở mức độ cao sẽ ngăn cản sự hút nước và các chất dinh dưỡng của cây trồng gây tác động xấu đến sự sinh trưởng, năng suất, chất lượng.
+ Thừa magie sẽ làm thiếu hụt kali, thừa lưu huỳnh thì bị cháy lá hoặc lá nhỏ, lá non.
Để cây trồng đạt được sản lượng cao, ít sâu bệnh hại việc bón phân đầy đủ để cung cấp đủ và cân đối các chất dinh dưỡng đa, trung, vi lượng là rất cần thiết.
Suckhoecuocsong.vn
Các tin liên quan
- Cách tận dụng vỏ chuối để làm phân bón, cây phát triển khỏe mạnh
- Những loại ‘rác thải nhà bếp’ dùng làm phân bón cho hoa rất tốt
- Tại sao phải dùng phân bón cho cây trồng?
- Lan bị sốc phân bón: cách xử lý, phòng ngừa chuẩn xác
- Câu trắc nghiệm Công nghệ lớp 7 Bài 9 có đáp án: Cách sử dụng vào bảo quản các loại phân bón thông thường
- Câu trắc nghiệm Công nghệ lớp 7 Bài 7 có đáp án: Tác dụng của phân bón trong trồng trọt
- Giải pháp thay thế phân bón hữu cơ chứa than bùn đã khởi động
- Làm thế nào để xác định lượng phân bón cần bón cho cây trồng
- Mối liên hệ giữa phân bón và khả năng chống chịu của cây trồng
- Tác động của phân bón với môi trường và sức khỏe con người
- Chuyên gia mách bảo cách ủ than bùn làm phân bón hữu cơ
- Chuyên gia hướng dẫn cách phân biệt phân bón thật, phân bón giả
- Cách đọc các thông số ghi trên bao bì phân bón
- Sử dụng hiệu quả phân bón khi bón lót, bón thúc cho cây trồng
- Hướng dẫn cách bảo quản từng loại phân bón
- Tìm hiểu về phân bón trung lượng
- Bằng cách nào phân bón lá hấp thụ được cho lá cây
- Mối liên hệ mật thiết giữa cây trồng và các loại phân bón
- Bắt quả tang cơ sở sản xuất hàng chục tấn phân bón giả
Các tin khác
-
Tại sao phải dùng phân bón cho cây trồng?
Trong quá trình phát triển của cây, nhu cầu dinh dưỡng ở mỗi giai đoạn đều khác nhau. Phân bón đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc phát triển và quyết định năng suất của cây trồng. -
Giải pháp thay thế phân bón hữu cơ chứa than bùn đã khởi động
Nghiên cứu để tìm ra chất thay thế than bùn trong phân bón khởi đầu vào những năm 1970, khi hậu quả của việc phá hủy các vùng đất than bùn thu hút sự quan tâm của các nhà môi trường ở Anh. -
Trồng bắp cải tím tại nhà cần nhớ những điều gì
Bắp cải tím được nhiều người ưa chuộng bởi chứa nhiều vitamin C, vitamin K rất tốt cho sức khoe, làn da. Trồng bắp cải tím có khó không? Cần chuẩn bị những gì trước khi bắt đầu trồng bắp cải tím. -
Tự trồng su hào tím tại nhà đơn giản mà lại đẹp mắt
Su hào tím không chỉ mang màu xanh đơn thuần như những loại su hào bình thường mà chúng sở hữu màu tím lạ mắt từ vỏ, gân lá, cọng lá. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách trồng loại rau lạ mắt này ngay tại nhà. -
Cách trồng cà rốt tím cho củ to, ít nhiễm sâu bệnh
Cà rốt tím chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, giá thành cũng cao hơn so với cà rốt thông thường. Nên nhiều bà nội trợ đã tự trồng cà rốt tím tại nhà và cho nhiều củ to, mập. -
Bí quyết trồng cà chua cherry ra sai quả, ít nhiễm sâu bệnh
Cà chua cherry sở hữu hình dáng nhỏ, màu đỏ thẫm, có vị ngọt, mùi thơm, thịt dày giống như quả chery nên được rất nhiều người yêu thích. -
Những điều lưu ý khi trồng rau trên sân thượng
Sân thượng thường có khí hậu khắc nghiệt hơn so với ở dưới đây nên sẽ rất khó cho một số loại rau có thể sống và sinh trưởng phát triển tốt. -
Nghiên cứu liên kết nuôi trồng thủy sản, sự nóng lên toàn cầu và kháng kháng sinh
Sự phát triển của vi khuẩn kháng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản, đang ảnh hưởng đến sản xuất cá và sức khỏe con người trên toàn thế giới, đã được một nhóm các nhà nghiên cứu nhấn mạnh. -
Những loại rau nào thích hợp trồng băng phương pháp giâm cành
Bên cạnh phương pháp thủy canh các gia đình có thể trồng các loại rau này bằng phương pháp giâm cành. Phương pháp này được rất nhiều các bà nội trợ tại các khu vực thành thị ưa thích -
Trồng rau trên ban công: Kinh nghiệm chọn hạt giống, đất và thu hoạch
Khá nhiều người tận dụng ban công, sân thượng, khoảnh sân trước nhà để trồng rau sạch cho gia đình. Trồng rau sạch không chỉ giúp gia đình tiết kiệm chi phí, có nguồn rau sạch đảm bảo chất lượng mà còn giúp thư giãn, giảm stress sau một ngày làm việc vất vả.