Tập thể dục có lợi cho người bệnh trầm cảm như nào?

7/2/2024 11:26:00 AM
Tập luyện các môn thể thao giúp người bệnh trầm cảm cải thiện tâm trạng, thúc đẩy tinh thần được thoải mái hơn, có lợi cho sức khỏe tổng thể.

 

Tập luyện các môn thể thao giúp người bệnh trầm cảm cải thiện tâm trạng, thúc đẩy tinh thần được thoải mái hơn, có lợi cho sức khỏe tổng thể.

Khi tập luyện các môn thể thao như chạy bộ, đi bộ, bơi lội, chơi cầu lông, bóng đá, bóng chuyền,… sẽ giúp chúng ta chống lại căng thẳng, stress, bệnh trầm cảm, cải thiện các triệu chứng bệnh hiệu quả. Tập thể dục còn mang lại nhiều lợi ích khác như tăng cường sức mạnh cơ bắp, khả năng linh hoạt, tạo ngủ ngon giấc, cân bằng hệ vi sinh đường ruột, giúp cho hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, phòng ngừa các bệnh tim mạch, xương khớp...

Trong quá trình tập luyên thể thao cơ thể của chúng ta sẽ giải phóng một hóa chất gọi là endorphin hay còn biết đến với tên gọi khác là hormone hạnh phúc. Những endorphin này tương tác với các thụ thể trong não giúp làm giảm cảm giác đau, tác dụng tương tự như thuốc giảm đau và thuốc an thần. Ngoài ra, endorphin cũng giúp kích hoạt cảm giác tích cực trong cơ thể, tương tự như morphin từ đó tạo cảm giác hưng phấn và tràn đầy năng lượng hơn.

Endorphin được sản xuất tại não bộ, tủy sống và nhiều bộ phận khác trên cơ thể. Nó được giải phóng nhằm thực hiện vai trò như một chất dẫn truyền thần kinh. Các thụ thể tế bào thần kinh endorphin có khả năng liên kết với một số loại thuốc giảm đau. Tuy nhiên, không giống như morphin, việc kích hoạt các thụ thể này bởi endorphin không gây ra tình trạng nghiện hay phụ thuộc.

Khi người bệnh trầm cảm tập luyện thể dục thường xuyên sẽ giúp giảm căng thẳng hiệu quả, tránh được những cảm xúc lo lắng, chán nản, mệt mỏi, tăng lòng tự trọng, cải thiện chất lượng giấc ngủ, giúp ngủ ngon hơn, ngủ sâu giấc, bảo vệ tim mạch, tăng năng lượng, giảm huyết áp, cải thiện sức mạnh cơ bắp, giảm mỡ, giảm cân, duy trì vóc dáng thon gọn,…

Trong quá trình tập luyện thể dục vi khuẩn trong hệ vi sinh đường ruột sẽ thay đổi tương ứng. Có tác động tích cực đến cấu trúc vi khuẩn trong ruột hoặc hệ vi sinh vật đường ruột. Việc tập luyện thể dục đều đặn sẽ giúp hỗ trợ duy trì sự khỏe mạnh, bảo vệ hệ thống miễn dịch, tạo điều kiện thuận lợi cho một số chủng lợi khuẩn Lactobacilli, Bifidobacteria, Bacillus clausii,... phát triển, ức chế sự phát triển của nhiều vi khuẩn có hại E. Coli, Enterobacter, Proteus, Klebsiella, Pseudomonas, Lactobacillus, B. cereus, Enterococcus, Candida spp,... tiêu hóa thức ăn, chống viêm và hấp thụ chất dinh dưỡng thiết yếu.

Ngoài ra, khi tập thể dục còn giúp tăng tổng hợp vitamin D và cải thiện sức khỏe tinh thần ở người bệnh trầm cảm.

Người người bệnh trầm có thể áp dụng một số bài tập thể dục như:

+ Đi xe đạp

+ Chạy bộ

+ Đi bộ

+ Bơi lội

+ Cắt tỉa cành cây, cuốc đất, trồng cây cảnh, rau xanh

+ Chơi golf

+  Làm các công việc nhà

+ Khiêu vũ

+ Thể dục nhịp điệu cơ bản

+Chơi tennis

+ Đi dạo

+ Tập yoga

Hãy cố gắng tập luyện ít nhất 20 - 30 phút, 3 lần/tuần, tập thể dục 4 hoặc 5 lần/tuần để cải thiện tâm trạng, các triệu chứng của bệnh trầm cảm. Thời gian đầu khi tập luyện nên bắt đầu luyện tập nhẹ nhàng, với 20 phút và tăng dần theo thời gian đến tối đa 30 phút.

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

Người bệnh trầm cảm nên tránh thực phẩm nào?

Tập thể dục cải thiện bệnh Parkinson, tốt cho hệ vi sinh đường ruột

Chế độ ăn lành mạnh giúp cải thiện tâm trạng ở người bệnh trầm cảm

Bệnh trầm cảm là gì?

Bữa sáng chống trầm cảm

Suckhoecuocsong.vn

Các tin liên quan

Các tin khác