Bệnh trầm cảm nên hạn chế thực phẩm chứa nhiều đường vì sao?

7/8/2024 5:03:00 PM
Người bệnh trầm cảm tiêu thụ nhiều các thực phẩm chứa nhiều đường không chỉ gây mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột mà còn có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh trầm cảm

 

Người bệnh trầm cảm tiêu thụ nhiều các thực phẩm chứa nhiều đường không chỉ gây mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột mà còn có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh trầm cảm, ảnh hưởng sức khỏe tâm thần do làm giảm sức đề kháng, nghiện carb, tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2, bệnh tim mạch, béo phì,…

Một số thực phẩm chứa nhiều đường như kẹo ngọt, bánh ngọt, bánh quy, ngũ cốc, đồ uống chứa nhiều đường, kẹo dẻo, các loại gia vị như nước sốt thịt nướng, nước xốt salad… người bệnh trầm cảm nên hạn chế ăn giúp tâm trạng cân bằng hơn, hạn chế các triệu chứng của bệnh trầm cảm trở nên nghiêm trọng hơn.

Các loại thực phẩm có thể là yếu tố gây ảnh hưởng đến tâm trạng, cảm xúc của chúng ta. Khi cơ thể đói chúng ta sẽ cảm thấy đói, khó chịu, tức giận ngược lại khi ăn no hay được thưởng thức bữa ăn ngon sẽ cảm thấy vui vẻ, thoải mái, hưng phấn, phấn chấn hơn. Nhưng việc ăn quá nhiều đường hay các loại thực phẩm chứa nhiều đường hay được thêm đường để tăng hương vị hấp dẫn hơn có thể làm tăng nguy cơ rối loạn tâm trạng, bao gồm cả trầm cảm.

Theo như nghiên cứu của các nhà khoa học tại London cho biết chế độ ăn nhiều thực phẩm nguyên chất như các loại trái cây, rau xanh, củ quả, thịt, cá có thể làm giảm nguy cơ trầm cảm ở tuổi trung niên. Nhưng những người ăn nhiều các loại thực phẩm chế biến sẵn, uống rượu bia, đồ ăn nhanh, thực phẩm chứa nhiều đường, soda, nước ngọt có gas, thực phẩm chiên rán có nhiều khả năng được chẩn đoán mắc bệnh trầm cảm hơn.

Ngoài ra, khi ăn các thực phẩm chứa nhiều đường có thể gây ra cảm giác hưng phấn ban đầu, sau đó là sự sụt giảm không thể tránh khỏi dẫn đến cơn thèm ăn dữ dội muốn tiêu thụ ngày càng nhiều đường, tạo nên một vòng luẩn quẩn khó dừng lại. Điều đó có thể dẫn đến những thay đổi tâm trạng cực độ do hệ thống khen thưởng hoạt động quá mức trong não do giải phóng hormone tạo cảm giác dễ chịu, dopamine. Thực phẩm chứa nhiều đường khi tiêu thụ nhiều có thể làm tăng cảm giác chán nản và khả năng mắc bệnh tâm thần phân liệt ở những người thiếu hormone tăng trưởng gọi là BDNF. Sự thiếu hụt hormone BDNF được tìm thấy ở những người bị trầm cảm và tâm thần phân liệt và do đó, tiêu thụ đường chỉ làm cho các triệu chứng trở nên rõ rệt hơn.

Một số người bị trầm cảm thường trải qua cảm giác lo lắng, hoảng loạn, cảnh giác cao độ, muốn khép kín, không chia sẻ với bất cứ người nào. Khi tiêu thụ quá nhiều các thực phẩm nhiều đường có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng bằng cách gây ra sự gia tăng adrenaline dẫn đến tăng động và phản ứng quá mức với căng thẳng từ đó gây mệt mỏi, suy nghĩ mơ hồ…

Việc tiêu thụ quá nhiều đường, thực phẩm chứa nhiều đường, chất làm ngọt nhân tạo còn ảnh hưởng đến niêm mạc ruột, hệ vi sinh đường ruột bị mất cân bằng. Niêm mạc ruột có vai trò cho phép các chất dinh dưỡng từ thực phẩm được hấp thu, ngăn chặn các mầm bệnh, vi khuẩn, virus phát triển. Lớp chất nhầy bên ngoài niêm mạc ruột là là “tuyến phòng thủ đầu tiên” chống lại mầm bệnh và vi khuẩn gây hại. Tuy nhiên, chế độ ăn nhiều đường sẽ kích thích sự gia tăng của các loại vi khuẩn phân hủy chất nhầy. Lớp chất nhầy ở niêm mạc ruột nhầy ngày càng bị ảnh hưởng bởi sự xói mòn, “một số lượng lớn vi khuẩn sẽ tiếp cận các tế bào biểu mô từ đó gây tình trạng viêm nhiễm, rối loạn chuyển hóa, bệnh viêm ruột (IBD), rối loạn chuyển hóa,…

Do đó, người bệnh trầm cảm thay vì tiêu thụ các thực phẩm chứa nhiều đường như soda, nước tăng lực, sinh số, nước ép trái cây chứa nhiều đường, bánh ngọt, bánh quy, kẹo ngọt,… nên uống nước lọc, nước khoáng, uống trà thảo mộc, ăn nhiều các loại rau củ chứa nhiều chất xơ, sữa chua, ngũ cốc nguyên hạt, măng tây, quả bơ, bắp cải,…

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

Mối liên hệ giữa rối loạn trầm cảm và hệ vi sinh đường ruột

Suckhoecuocsong.vn

 

Các tin liên quan

Các tin khác