Báo động bệnh trầm cảm đang lan rộng

3/2/2015 11:16:00 AM
Cuộc sống hiện đại đem lại cho con người cuộc sống ấm no về vật chất. Tuy nhiên, lỗi lo về kinh tế, các áp lực phải chịu đựng đã khiến không ít người mắc chứng bệnh trầm cảm.

 

Trầm cảm là một loại bệnh tâm lý làm suy giảm khả năng nhận biết, vận động của con người. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hiện có trên 350 triệu người bị trầm cảm với các mức độ khác nhau. Trong đó, mỗi năm có khoảng 1 triệu người không vượt qua được bản thân và phải tìm đến giải pháp tự tử. Trong đó quốc gia đứng đầu trên thế giới là Hàn Quốc. Việt Nam gần đây số người tự tử cũng tăng dần, tỷ lệ nữ tự tử nhiều hơn nam giới.

Bệnh do hai nguyên nhân chính gây ra:

+ Nội sinh (từ bên trong, do di truyền).

+ Ngoại sinh (do sốc tâm lý như thất tình, ly thân, ly dị, thi rớt, mất việc, người thân chết, làm ăn thua lỗ...).

Bệnh trầm cảm đang lan rộng trong cộng đồng

Triệu chứng của người trầm cảm:

+ Biểu hiện tuyệt vọng, suy sụp, không tham gia những hoạt động thường ngày.

+ Xa lánh người thân, bạn bè; thậm chí có người còn nghĩ đến cái chết hay tự sát.

Thống kê các con số về bệnh trầm cảm

Tại Việt Nam, tỉ lệ trầm cảm trong cộng đồng là 24,3% ở độ tuổi 25-55 và tăng lên 47% ở người trên 55 tuổi. Phụ nữ bị trầm cảm cao gấp 2 lần so với nam giới. Nguyên nhân là do có sự thay đổi về sinh hóa ở trong não, suy giảm hoạt động và số lượng các chất dopamin, serotonin.

Ở nam giới, số người bệnh chưa được thống kê đầy đủ vì cánh mày râu thường ít chia sẻ những khó khăn của mình, biết kìm nén cảm xúc, âm thầm chịu đựng các áp lực trong cuộc sống.

Nam giới mắc bệnh trầm cảm ít hơn vì biết kìm nén cảm xúc & áp lực

Tại Hàn Quốc, suốt 9 năm (từ 1996 đến nay) nắm giữ tỷ lệ tự sát cao nhất trong nhóm các nước công nghiệp; 14.160 người đã tìm đến cái chết vào năm 2012, nghĩa là mỗi ngày trung bình có 39 người tự tử, tăng 219 phần trăm so với năm 2000 với 6.444 ca tự tử. Tự tử đã trở thành nguyên nhân tử vong hàng đầu trong nhóm người từ 10 đến 30 tuổi. Với nhóm người 40 tuổi, tự tử là nguyên nhân phổ biến thứ hai chỉ sau bệnh ung thư. Ở các thế hệ cao tuổi hơn, số liệu thậm chí còn u ám hơn thế.

Tại miền Tây Trung Quốc, cách đây chưa lâu đã xảy ra vụ một hiệu trưởng trường tiểu học tự tử do trầm cảm. Thầy giáo này là người hiền lành, ít nói, có mối quan hệ xã hội tốt, thu nhập ổn định. Vì thế, cách ông tự giải thoát khiến dư luận bất ngờ.

Tỉ lệ tuân thủ điều trị thấp

Công bố khoa học về thực trạng rối loạn trầm cảm ở bệnh nhân ung thư do các chuyên gia Trung tâm Ung bướu Thái Nguyên thực hiện đã chỉ ra rằng tình trạng trầm cảm ở bệnh nhân ung thư là khá cao, với tỉ lệ 67,3%.

Tại Bệnh viện Ung bướu TPHCM (nghiên cứu của bác sĩ Nguyễn Văn Phụng) trên tất cả nữ bệnh nhân điều trị nội trú ung thư vú từ tháng 1 đến 4/2014 cũng cho thấy có 26,8% bị trầm cảm. Trong đó, tỉ lệ mắc trầm cảm cao nhất là ở người độc thân (58,1%) và thấp nhất thuộc nhóm có gia đình (16,9% ).

TS Bùi Quang Huy, Chủ nhiệm Khoa Tâm thần Bệnh viện 103 (Hà Nội) chia sẻ có nhiều yếu tố làm tăng tỉ lệ tử vong ở các bệnh nhân ung thư, trong đó trầm cảm là yếu tố hàng đầu. Những biểu hiện trầm cảm chiếm khoảng 85% số bệnh nhân ung thư.

Chưa đến 50% bệnh nhân chấp nhận chữa bệnh trầm cảm

Tương tự, WHO cũng cho biết đã đưa ra phác đồ điều trị trầm cảm nhưng chưa đến 50% bệnh nhân chấp nhận chữa bệnh.

Từ thực tế và những nguyên nhân đáng báo động trên, WHO cảnh báo người bệnh cần tuân thủ thời gian và nguyên tắc chữa bệnh để tránh xảy ra những vấn đề đã nêu trên.

Hải Yến - Suckhoecuocsong.vn (Tổng hợp)

Các tin liên quan

Các tin khác