Sử dụng phân kali như thế nào mới hiệu quả cho cây trồng

7/9/2019 2:08:00 PM
Kali có vai trò chuyển hóa năng lượng trong quá trình đồng hóa các chất dinh dưỡng của cây. Kali còn có tác dụng làm tăng khả năng chống chịu của cây trồng đối với tác động bất lợi từ bên ngoài như: sâu bệnh, thời tiết mưa gió, khô hạn, úng ngập,…

 

Bón phân đúng liều lượng là thế nào?

Bón đúng lượng là bón đúng lượng, đúng tỷ lệ cây cần cho quá trình sinh trưởng, phát triển theo mỗi giai đoạn. Mỗi thời kỳ sinh trưởng, phát triển khác nhau cây cần một lượng dinh dưỡng khác nhau. Không thể dùng lượng và tỷ lệ phân bón thúc để bón lót và ngược lại.

Bón phân sao cho “đúng lúc” là thế nào?

Mỗi giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây cũng cần một nguồn dưỡng chất khác nhau. Vì vậy bà con phải theo dõi từng giai đoạn phát triển của cây mà chọn loại phân bón phù hợp. Qúa trình sinh trưởng, phát triển của cây có thể chia làm 2 thời kỳ: thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng và thời kỳ sinh trưởng sinh thực, và trong mỗi thời kỳ lại chia làm 2 hay nhiều giai đoạn.

+ Giai đoạn đầu cây cần nhiều lân và đạm

+ Giai đoạn sau câY cần nhiều đạm, kali và các nguyên tố vi trung lượng.

Giai đoạn nào cũng không nên bón quá mức nhu cầu của cây nên bổ sung dinh dưỡng cho cây một cách cân đối

Bón phân trong kỳ xúc tiên cây sinh trưởng:

+ Kỳ ra hoa: bón phân lân để có lợi ho cây ra hoa

Bón phân đúng cách là thế nào?

Là cách bón sao cho cây trồng có thể hấp thu được nguồn dinh dưỡng tốt nhất từ phân bón bổ sung.

Kali có vai trò chuyển hóa năng lượng trong quá trình đồng hóa các chất dinh dưỡng của cây. Kali còn có tác dụng làm tăng khả năng chống chịu của cây trồng đối với tác động bất lợi từ bên ngoài như: sâu bệnh, thời tiết mưa gió, khô hạn, úng ngập,…Tuy nhiên nhưng loại cây nào cần được bón phân Kali?

Phân kali đều dễ tan trong nước, dễ bị rửa trôi khi có mưa lớn như phân đạm khi bà con sử dụng phân kali bón vào đất. Kali cũng như các cation khác có trong phân kali đều ở dạng ion hòa tan trong dung dịch đất (K+, Na+, Mg2+). Khi bón kali bà con nên bón vào ban ngày bởi vì ánh sáng ban ngày giúp kích thích sự hút kali của cây. Vào ban ngày cây trồng hút kali mạnh và vận chuyển lên các bộ phận trên của cây. Ngược lại vào ban đêm, sáng yếu kali không được cây hút lên mà một phần kali còn được vận chuyển ngược xuống rễ cây và thoát ra ngoài.

Đất ít chua hay không chua, nhiều Ca2+, Mg2+:

Khi bón phân kali trên đất ít chua hay không chua khi bón kali vào thì ion K+ sẽ  đẩy Ca2+, Mg2+ ra khỏi keo đất lâu ngày sẽ làm cho đất trồng bị chua hóa. Do đó khi bón kali nên phải bón vôi khử chua, bổ sung Ca2+, Mg2+ cho đất trồng

Đất chua, bão hòa nhiều Al3+, H+:

Khi bón phân kali trên đấtchua, bão hòa nhiều Al3+, H+ sẽ đẩy các ion Al3+, H+ này ra dung dịch đất làm đất bị chua tạm thời.Nếu đất quá chua mà không có bón vôi thì có thể lượng ion Al3+, H+ bị đẩy ra nhiều đủ gây độc cho cây trồng. Do đó phải bón vôi khử chua trước khi bón kali cho đất trồng.

Đối với những loại cây ngắn ngày có thể bón lót kali hoặc bón thúc bằng kali đều được. Các loại cây lấy củ, ăn quả, lấy đườngcần nhiều Kali. Nếu 2 vụ gieo trồng liền kề nhau, đất trồng không được nghỉ ngơi nên bón thúc và bón lót kali vào trước lúc ra hoa. Nếu đất trồng được nghỉ lâu cần chú ý bón thúc thời kỳ sau. Đất nghèo kali phải chú ý vừa bón thúc vừa bón lót

Với những cây dài ngày nên bón kali cho đất khi cày bừa hàng năm nên bón bổ sung vào đầu vụ đông.

Với lúa nên bón kali vào trước khi lúa làm đòng thì sẽ đạt hiệu quả nhất mà sản lượng lúa sẽ tăng cao, chắc hạt, ít sâu bệnh, cây phát triển khỏe mạnh.

Nếu bón nhiều kali và liên tục trong nhiều năm khi quan sát đất trồng sẽ thấy có hiện tượng mất magie, canxi, natri do rửa trôi gây lên sự mất cân đối giữa kali và nguyên tố này. Trong một số trường hợp cũng gây tác hại như:

+ Vùng trồng dứa bón nhiều kali sau nhiều năm gây ra bệnh luộc lá dứa

+ Vùng trồng cỏ bón nhiều kali sau nhiều năm gây mất sự cân đối giữa các  nguyên tố trong đất, chất lượng cỏ giảm, thậm chí gia súc ăn cỏ bị bệnh sẽ mắc bệnh uốn ván.

+Hàm lượng kali nhiều trong nông sản cũng ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng. Tuy nhiên, trừ một số trường hợp nêu trên thì việc dùng kali hiện nay chưa đến mức phải báo động.

Đối với một số cây trồng như thuốc lá, cây lấy tinh dầu, cam, quýt, nho…rất mẫn cảm với Clo nên bón phân kali không có clo sẽ tốt nhất.

Cây trồng như khoai tây, cây họ đậu mẫn cảm với clo, thích hợp với nồng độ kali cao:

Cây bông, đay, lanh, dưa chuột,… có thể bón những lượng kali cao cho cây trồng này.

Các loại cây lấy hạt, đồng cỏ thích hợp với loại phân kali 40% K2O, tức là chịu được nồng độ bón kali thuộc trung bình

Cây lấy củ như:củ cải đường, của cải, cây lấy củ làm thức ăn cho gia súc thuộc họa hòa thảo thích hợp nhất với phân kali có chứa một ít natri.

Dấu hiệu của cây trồng thừa Kali

– Dư thừa Kali gây ra tình trạng đối kháng ion, làm cây không hút được đầy đủ chất dinh dưỡng khác như Magie, Nitrat…

– Dư thừa ở mức cao làm tăng áp suất thẩm thấu của môi trường đất, ngăn cản sự hút nước và chất dinh dưỡng

– Làm cây xanh teo rễ

Dấu hiệu của cây trồng thiếu Kali

+ Lá cây già trở nên vàng sớm, lá bị khô bắt đầ từ mép lá và lan rộng ra toàn bộ lá, sau đó lá bị khô cháy

+ Các quá trình sinh hóa, trao đổi chất của cây trồng bị chậm lại

+ Làm giảm năng suất quang hợp, ảnh hưởng đến chấ lượng mùa màng

Tác hại của việc thiếu Kali trong đất

– Ảnh hưởng xấu đến quá trình trao đổi chất trong cây, làm suy yếu hoạt động của các men, tăng chi phí đường cho quá trình hấp thụ

– Làm dư thừa đạm: làm cây trồng dễ mắc các nấm gây hại, gây ngộ độc cho cây

– Đối với cây lấy hạt làm tăng tỉ lệ hạt lép, cây ăn quả cho trái nhỏ, quả dễ bị nứt, vỏ dà

– Giảm tỷ lệ nảy mầm và sức sống của hạt giống

– Cây bị thối rễ, phát triển còi cọc, thân yếu, dễ bị đổ ngã

Lưu ý khác khi không có phân kali bón cho cây trồng

Trường hợp không có phân kali thì khắc phục bằng cách bón bằng tro bếp để thay thế phân kali. Do trong tro bếp có nhiều kali hoặc tro của cây qui có tới 30% K2O. đay 31%, rơm rạ 2-4%K2O. Kali trong tro dễ tan có tính kiềm và có lợi cho đất chua. Hàm lượng lân, magie, vi lượng trong tro cũng khá. Tro rơm rạ có chứa lượng silic cao. Khi bón tro rơm rạ, tro bếp nên kết hợpbón vôi, tăng lượng tro bếp bón lên nhiều lần.

Suckhoecuocsong.v

Các tin liên quan

Các tin khác