Phân nhóm hóa chất độc hại trong phòng thí nghiệm: cách quản lý, sử dụng

9/10/2019 2:58:00 PM
Dựa vào chức năng, đặc điểm, mà những hóa chất độc hại trong phòng thí nghiệm được chia thành 4 nhóm chính: hóa chất ăn mòn, hóa chất nguy hiểm, hóa chất độc hại, chất dễ cháy

 

Dựa vào chức năng, đặc điểm, mà những hóa chất độc hại trong phòng thí nghiệm được chia thành 4 nhóm chính:

+  Hóa chất ăn mòn

Hóa chất ăn mòn có thể gây tổn thương nghiêm trọng khi chúng tiếp xúc với mô sống hoặc trong trường hợp rò rỉ sẽ gây hư hỏng về vật chất, thậm chí có thể phá hủy các vật dụng và phương tiện vận chuyển.

Thông thường, hóa chất ăn mòn có thể là chất rắn, chất lỏng hoặc chất khí. Một số loại hóa chất có thể trở thành hóa chất ăn mòn khi chúng tiếp xúc với nước, hơi ẩm benzyl clorosilan hoặc mồ hôi trên da.

Ví dụ:

- Các axit và anhydrit: Axit sunphuric, axit clohydric, axit nitric, axit axetic, anhydrit acetic, axit phosphoric, trioxit phospho.

- Các kiềm hay bazơ: Kali hydroxit, natri hydroxit, các amin hữu cơ như etanolamin

- Các halogen, muối halogen, các halogen hữu cơ: Khí clo, sắt clorua, dung dịch clorit, axetyl iodua

- Các chất ăn mòn khác: Ammoni polysunphua, các peoxit, hydrazin

+  Hóa chất nguy hiểm

Một số loại hóa chất nguy hiểm trong phòng thí nghiệm đe dọa đến sức khỏe của con người như:

- Hơi iot: Gây khó chịu cho mắt  và các màng nhầy, khi tiếp xúc với da có thể gây tổn thương nghiêm trọng.

- Thuốc tím Kali permanganat: Đây là chất có tính oxi hóa cao, được dùng để sát khuẩn, nếu uống nhầm thuốc tím có thể dẫn đến ngộ độc, loét niêm mạc, thậm chí là thủng dạ dày.

- Nhôm clorua: Có thể gây kích ứng cho da, mắt và đường hô hấp

+ Hóa chất độc hại

Với các chất độc hại ở thể khí, nếu chúng ta ngửi trực tiếp sẽ gây nguy hiểm đến đường hô hấp, ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.

Ví dụ:

- Khí Clo: Có thể gây cay mũi, cuống họng, chảy nước mắt, ho, khó thở, buồn nôn, ói mửa.

- Khí Cacbon monooxit: Làm giảm oxi trong máu, gây tổn thương đến hệ thần kinh.

- Khí lưu huỳnh đioxit: Gây viêm phổi, ảnh hưởng đến mắt và da

- Metanol: gây cảm giác đau đầu, buồn nôn, khó thở, chóng mặt, ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương

+  Chất dễ cháy

Một số chất lỏng, chất khí và chất rắn dễ bắt lửa và tiếp tục cháy trong không khí nếu tiếp xúc với một nguồn lửa.

Ví dụ:

- Các loại chất khí như: Khí metan, butan, propan,..

- Các chất lỏng: rượu, hexan

- Chất rắn ví dụ như Natri

Ảnh minh họa. Nguồn Internet

Theo Luật Hóa chất, tùy thuộc vào các đặc tính nguy hiểm mà hóa chất được phân thành hai loại: Hóa chất nguy hiểm và hóa chất độc.

Loại 1: Hóa chất nguy hiểm là hóa chất có một hoặc một số đặc tính nguy hiểm sau đây:

Dễ nổ; Ôxy hóa mạnh; Ăn mòn mạnh; Dễ cháy; Độc cấp tính; Độc mãn tính; Gây kích ứng với con người; Gây ung thư hoặc có nguy cơ gây ung thư; Gây biến đổi gen;Độc đối với sinh sản; Tích luỹ sinh học; Ô nhiễm hữu cơ khó phân huỷ; Độc hại đến môi trường.

Loại 2:  Hóa chất độc là hóa chất nguy hiểm có ít nhất một trong những đặc tính nguy hiểm sau: Độc cấp tính; Độc mãn tính; Gây kích ứng với con người; Gây ung thư hoặc có nguy cơ gây ung thư; Gây biến đổi gen; Độc đối với sinh sản; Tích lũy sinh học; Ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy; Độc hại đến môi trường.

Lưu ý khi sử dụng hóa chất trong phòng thí nghiệm

Với những người làm việc thường xuyên trong phòng thí nghiệm bắt buộc cần phải nắm vững những đặc điểm, tính chất của các hóa chất độc hại, đồng thời phải biết được mức độ nguy hiểm của chúng và khả năng tạo thành hỗn hợp dễ nổ, dễ cháy với các thuốc thử khác.

Một số nguyên tắc sử dụng hóa chất trong phòng thí nghiệm

- Trên các lọ đựng hóa chất phải có nhãn ghi ký hiệu và tên gọi của loại hóa chất đó.

- Với các loại thuốc thử dùng với liều lượng lớn nên đựng vào những lọ to, các loại thuốc thử ít dùng và hiếm thường đóng trong các lọ nhỏ và được bảo quản riêng.

- Trước khi cho hóa chất vào lọ, phải rửa sạch, sấy khô và có nút đậy.

- Không nên cân trực tiếp hóa chất khô nên đĩa vì có thể làm hỏng cân, thay vào đó nên sử dụng các vật chứa như mặt kính đồng hồ, becher,…

- Không để chung các hóa chất mà khi tương tác có khả năng bốc cháy.

- Các loại hóa chất dễ cháy cần được bảo quản riêng trong điều kiện đặc biệt.

- Khi bảo quản những chất dễ hút ẩm hoặc dễ biến đổi khi tiếp xúc với không khí thì phải sử dụng lắp đậy thật kín và có gắn nút lọ bằng parafin.

- Mặc Áo blu, mắt kính (dành cho phòng thí nghiệm), gang tay (trước khi sử dụng phải xem gang tay có bị thủng hay không).

- Khi làm việc với các thí nghiệm sinh ra khí độc, cần phải làm việc trong tủ hốt (là loại tủ kính có bộ phận hút gió, các khí độc sẽ theo ống dẫn ra ngoài).

Nguyên tắc quản lý hóa chất trong phòng thí nghiệm

- Phải có danh sách các loại thuốc thử hiện có về cả số lượng và chất lượng.

- Thường xuyên theo  dõi, báo cáo tình trạng hóa chất theo tuần, tháng, học kỳ, năm.

- Có kế hoạch loại bỏ những hóa chất hư hỏng và bổ sung kịp thời các loại hóa chất còn thiếu.

- Phải có phương pháp bảo quản chất lượng hợp lý cho từng loại.

- Phải có hồ sơ hóa chất cho từng loại, bao gồm: tên gọi, công thức, nơi sản xuất, hạn sử dụng, đặc tính và cách sử dụng.

Nếu chúng ta nắm được hết cách sử dụng, bảo quản những hóa chất độc hại trong phòng thí nghiệm trên đây, thì đảm bảo các hoạt động thí nghiệm sẽ được diễn an toàn và hiệu quả nhất.

Cơ quan quản lý nhà nước quản lý hóa chất như thế nào:

- Luật Hóa chất quy định: Kiểm soát chặt chẽ hoạt động hóa chất (bao gồm: Hoạt động đầu tư, sản xuất, sang chai, đóng gói, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu, vận chuyển, cất giữ, bảo quản, sử dụng, nghiên cứu, thử nghiệm hóa chất, xử lý hóa chất thải bỏ, xử lý chất thải hóa chất), đặc biệt đối với hóa chất mới, hóa chất nguy hiểm, hóa chất hạn chế kinh doanh, hóa chất cấm

- Theo Luật Hóa chất, thì tổ chức, cá nhân kinh doanh hóa chất phải đáp ứng các điều kiện sau:

+ Trước tiên không được kinh doanh những lại hóa chất thuộc danh mục cấm kinh doanh;

+ Bảo đảm an toàn kinh doanh hóa chất: Thực hiện các quy định về quản lý và an toàn hóa chất để bảo đảm an toàn cho người lao động, sức khoẻ cộng đồng và môi trường;

+ Đáp ứng yêu cầu về cơ sở vật chất - kỹ thuật, gồm: Nhà xưởng, kho tàng và thiết bị công nghệ; Trang thiết bị an toàn, phòng, chống cháy nổ, phòng, chống sét, phòng, chống rò rỉ, phát tán hóa chất và các sự cố hóa chất khác; Trang thiết bị bảo hộ lao động; Trang thiết bị bảo vệ môi trường, hệ thống xử lý chất thải; Phương tiện vận chuyển; Hệ thống báo hiệu phù hợp với mức độ nguy hiểm của hóa chất tại khu vực sản xuất, kinh doanh hóa chất nguy hiểm...

+ Đáp ứng yêu cầu về chuyên môn: Phải có người chuyên trách về an toàn hóa chất có trình độ chuyên môn phù hợp với quy mô và loại hình kinh doanh hóa chất, nắm vững công nghệ, phương án và các biện pháp bảo đảm an toàn hóa chất. Người lao động trực tiếp kinh doanh hóa chất phải có trình độ chuyên môn phù hợp với nhiệm vụ được phân công.

+ Phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hóa chất nếu kinh doanh hóa chất thuộc Danh mục hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện.

+ Phải có Giấy phép kinh doanh hóa chất nếu kinh doanh hóa chất thuộc Danh mục hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh.

Quy định đối với người sử dụng hóa chất?

Hiện nay, hóa chất độc như axit người dân có thể dễ dàng mua như mớ rau ngoài chợ. Ở đây, cả người bán lẫn người mua đều đã vi phạm thủ tục kiểm soát mua, bán hóa chất độc.

Đối với người sử dụng hóa chất, Luật Hóa chất nghiêm cấm các hành vi sau:

+ Sử dụng hóa chất không thuộc danh mục được phép sử dụng, hóa chất không bảo đảm tiêu chuẩn, chất lượng, vượt quá hàm lượng cho phép để sản xuất và bảo quản thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thức ăn gia súc, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, sản phẩm hóa chất tiêu dùng.

+ Sử dụng hóa chất độc để săn bắt động vật, thực hiện các hành vi xâm hại đến sức khỏe con người, tài sản và môi trường.

Đối với người bán

Theo quy định tại Điều 23 Luật Hóa chất, thì việc mua, bán hóa chất độc phải có phiếu kiểm soát, có xác nhận của bên mua, bên bán để làm cơ sở cho việc kiểm soát hóa chất độc lưu thông trên thị trường.

Phiếu kiểm soát mua, bán hóa chất độc phải được lập theo mẫu do Bộ Công thương quy định tại Thông tư 28/2010/TT-BCT, trong đó bao gồm các thông tin về tên hóa chất, số lượng hóa chất, mục đích sử dụng; tên, chữ ký của người mua, người bán; địa chỉ, số Giấy chứng minh nhân dân của người đại diện bên mua và bên bán; ngày giao hàng.

Phiếu kiểm soát mua, bán hóa chất độc phải được lưu giữ tại bên bán, bên mua ít nhất năm năm và phải xuất trình khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu.

Suckhoecuocsong.vn/TH

Các tin liên quan

Các tin khác