Vì sao trong nuôi trồng thủy sản lại cấm sử dụng một số hóa chất, kháng sinh

12/21/2019 2:37:00 PM
Hóa chất, kháng sinh sử dụng trong nuôi trồng thủy sản đã phổ biến từ lâu. Nhưng ngoài các sản phẩm hóa chất, kháng sinh được phép sử dụng thì trên thị trường còn tràn lan thuốc hóa chất CẤM SỬ DỤNG trong nuôi trồng thủy sản.

 

Hóa chất, kháng sinh sử dụng trong nuôi trồng thủy sản đã phổ biến từ lâu. Nhưng ngoài các sản phẩm hóa chất, kháng sinh được phép sử dụng thì trên thị trường còn tràn lan thuốc hóa chất CẤM SỬ DỤNG trong nuôi trồng thủy sản. Không chỉ gây thiệt hại về kinh tế cho người nuôi mà còn khiến sức khỏe của người sử dụng bị ảnh hưởng. Vậy những hóa chất, kháng sinh bị cấm sử dụng trong nuôi trồng thủy sản ảnh hưởng như thế nào đối với sức khỏe, môi trường,…

Sức khỏe người sử dụng bị ảnh hưởng

+ Những kháng sinh bị cấm trong nuôi trồng thủy sản thường là kháng sinh được sử dụng để điều trị nhiễm trùng ở người. Khi sử dụng các kháng sinh cấm này sẽ gây nguy cơ xuất hiện các vi khuẩn kháng kháng sinh cho các loài thủy sản như cá, tôm. Do đó, trong quá trình chăm sóc người nuôi bị nhiễm vi khuẩn kháng kháng sinh sẽ rất khó trong việc sử dụng các kháng sinh để điều trị bệnh.

+ Qua thời gian dài tiếp xúc với các chất cấm hoặc tiếp xúc với môi trường chứa các chất cấm này trong thời gian dài khiến người chăm sóc bị tích tụ chất độc trong cơ thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí có thể bị ung thư.

+ Việc sử dụng kháng sinh, hóa chất trong nuôi trồng thủy sản khiến các loài này tồn dư kháng sinh trong thịt ảnh hưởng đếnsức khỏe người dùng. Một số kháng sinh có thể gây tử vong cho những người bị dị ứng nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời.

Tác động xấu đến môi trường

+ Khó kiểm soát dịch bệnh

Việc sử dụng các hóa chất, kháng sinh bị cấm còn có thể tiêu diệt các loài vi khuẩn có lợi trong các ao nuôi khiến tình hình dịch bệnh khó kiểm soát. Bên cạnh đó, tạo điều kiện thuận lợi cho các vi sinh vật gây hại cho ao nuôi trồng thủy sản không bị ảnh hưởng của kháng sinh phát triển mạnh mẽ khiến nguy cơ dịch bệnh lây lan gây thiệt hại kinh tế.

 + Ô nhiễm nguồn nước

Việc sử dụng các kháng sinh, hóa chất bị cấm trong nuôi trồng thủy sản có nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước. Do một lượng lớn nguồn nước thải chứa các tác nhân gây bệnh, các loại gen kháng thuốc, kháng sinh, vi khuẩn kháng sinh thải ra môi trường khiến nguồn nước khu vực đó bị ảnh hưởng.

+ Ảnh hưởng đến động vật thủy sản hoang dã

Sử dụng các kháng dinh, hóa chất cấm còn ảnh hưởng đến động vật thủy sản hoang dã, khi các loài này sử dụng sinh vật trầm tích làm thức ăn thì chúng cũng có nguy cơ vì sự tích lũy của Trifluralin trong bùn trầm tích dưới đáy.

+ Ảnh hưởng đến xuất khẩu:

*Mất uy tín ngành thủy sản của đất nước

 Việc các sản phẩm bị tồn dư kháng sinh, hóa chất khiến ảnh hưởng trực tiếp đến các doanh nghiệp và người nuôi trồng thủy sản khiến họ thua lỗ, phá sản. Các lô hàng xuất khẩu bị trả lại không những làm tăng chi phí cho doanh nghiệp mà còn làm mất uy tín của công ty và ngành thủy sản của đất nước.

+ Thủy sản không xuất khẩu được

Tôm, cá ba sa, cá tra là các mặt hàng xuất khẩu chính của nước ta đem lại lợi ích rất lớn cho người nuôi và phát triển kinh tế của đất nước. Nhưng việc tồn dư các hóa chất, kháng sinh vượt mức trong các sản phẩm xuất khẩu khiến các sản phẩm này bị trả lại thậm chí bị áp dụng chế độ kiểm tra chặt, đình chỉ xuất khẩu vào các thị trường khó tính như Châu Âu, Mỹ, Anh,…

Do vậy để không làm ảnh hưởng đến sức khỏe, môi trường tự nhiên, kinh tế hơn ai hết những cơ sở nuôi trồng thủy sản cần hiểu rõ tác hại của việc sử dụng hóa chất, kháng sinh bị cấm. Chỉ nên sử dụng các kháng sinh, hóa chất đã được khuyến cáo trong nuôi trồng thủy sản.

Các loại thuốc kháng sinh sử dụng trong nuôi trồng thuỷ sản.

Nhóm Sulfonamid: bao gồm các tác nhân kháng khuẩn có tác dụng kìm hãm hoạt động của axit folic và có thể hình thành tác dụng hiệp đồng (synergism). Các kháng sinh nhóm sulfonamid kết hợp trimethoprim được sử dụng rộng rãi trong nuôi trồng thuỷ sản.

Nhóm Tetracycline: là một nhóm gồm nhiều kháng sinh chủ yếu có tác dụng kìm hãm vi khuẩn có trong tự nhiên. Chúng làm ảnh hưởng đến quá trình tổng hợp protein trong cả các vi khuẩn Gram âm (-) và vi khuẩn Gram dương (+). Những kháng sinh này được sử dụng rộng rãi trong nuôi trồng thuỷ sản.

Nhóm Quinolone: Chúng có tác dụng mạnh đối với các vi khuẩn Gram (+) và được sử dụng nhiều tại Nhật Bản. Tác dụng kháng khuẩn bao gồm cả tác dụng kìm hãm và tiêu diệt vi khuẩn do chúng có thể gây ảnh hưởng đến cấu trúc xoắn của ADN trong vi khuẩn.

Erythromycin: được sử dụng rộng rãi trong nuôi cá hồi, nó là loại thuốc rất hiệu quả để chữa những bệnh do vi khuẩn gây ra.

Chloramphenicol: được sử dụng rộng rãi tại Hoa Kỳ và Pháp. Việc sử dụng chúng trong nuôi trồng thuỷ sản là rất hạn chế tại nhiều nước bởi vì nó là một loại thuốc dùng để chữa bệnh cho người.

Các loại thuốc kháng sinh bị cấm sử dụng trong nuôi trồng thuỷ sản.

Phụ lục 4. Danh mục hóa chất, kháng sinh cấm sử dụng trong nuôi trồng thủy sản
(Theo Thông tư số 15/2009/TT-BNNPTNT và Thông tư số 20/2010/TT-BNNPTNT)


TT

Tên hoá chất, kháng sinh

Đối tượng áp dụng

1

Aristolochia spp và các chế phẩm từ chúng

Thức ăn, thuốc thú y, hoá chất, chất xử lý môi trường, chất tẩy rửa khử trùng, chất bảo quản, kem bôi da tay trong tất cả các khâu sản xuất giống, nuôi trồng thuỷ sản.

2

Chloramphenicol

3

Chloroform

4

Chlorpromazine

5

Colchicine

6

Dapsone

7

Dimetridazole

8

Metronidazole

9

Nitrofuran (bao gồm cả Furazolidone)

10

Ronidazole

11

Green Malachite (Xanh Malachite)

12

Ipronidazole

13

Các Nitroimidazole khác

14

Clenbuterol

15

Diethylstilbestrol (DES)

16

Glycopeptides

17

Trichlorfon (Dipterex)

18

Gentian Violet (Crystal violet)

19

Nhóm Fluoroquinolones (cấm sử dụng trong sản xuất, kinh doanh thuỷ sản xuất khẩu vào thị trường Mỹ và Bắc Mỹ)

20

Trifluralin và các sản phẩm có chứa Trifluralin trong danh mục quy định tại Thông tư 64/2010/TT-BNNPTNT ngày 4 tháng 11 năm 2010 của Bộ Nông nghiệp và PTNT

Suckhoecuocsong.vn/TH

Các tin khác