Phương pháp xử lý khi không may bị bỏng hóa chất
Trong cuộc sống đôi khi do sơ sểnh khiến chúng ta bị bỏng. Bỏng có nhiều loại bỏng hơi, bỏng nhiệt, bỏng lạnh…Trong các loại bỏng, bỏng hóa chất là nguy hiểm nhất. Vì vậy người dân cần nắm bắt được những kỹ năng xử lý khi việc không may xảy ra.
Viện Y học ứng dụng Việt Nam đánh giá bỏng hóa chất xảy ra khi da hoặc mắt tiếp xúc trực tiếp với các chất gây kích ứng như acid hoặc kiềm… Trong các loại bỏng, bỏng hóa chất được xếp vào loại bỏng ăn da vì nó có thể gây ra các phản ứng trên da hoặc trong cơ thể. Gây bỏng cơ quan nội tạng nếu nạn nhân nuốt phải hóa chất.
Những nguyên nhân gây bỏng hóa chất
Theo các chuyên gia, acid và kiềm mạnh là các chất hóa học chủ yếu gây bỏng hóa chất. Ngoài ra, phốt pho dùng trong công nghiệp hoặc vôi mới tôi cũng có thể gây nên tổn thương bỏng nặng và làm nạn nhân đau đớn.
Bỏng hóa chất có thể xảy ra tại bất cứ đâu như trường học, nơi làm việc hoặc bất cứ địa điểm nào có hóa chất.
Trên thực tế, một số sản phẩm có thể gây bỏng hóa chất đó là acid trong ắc qui xe hơi, thuốc tẩy trắng, amoniac, chất làm sạch răng giả, các sản phẩm làm trắng răng, sản phẩm khử trùng nước hồ bơi chứa clo.
Những đối tượng có nguy cơ cao nhất bị bỏng do hóa chất gồm trẻ nhỏ, người cao tuổi và những người tàn tật. Nguyên nhân do những nhóm đối tượng này có thể không đủ khả năng xử trí khi tiếp xúc với các hóa chất. Ngoài ra những người làm các công việc liên quan đến hóa học cũng có khả năng bị bỏng hóa chất do tiếp xúc với các chai lo đựng hóa chất mà không có dụng cụ bảo vệ.
Các triệu chứng của bỏng hóa chất
Các triệu chứng của bỏng hóa chất thường khác nhau tùy theo hình thức bị bỏng như bỏng do nuốt phải hóa chất hay bỏng do tiếp xúc trên da.
Ngoài ra, các triệu chứng biểu hiện của bỏng hóa chất còn phụ thuộc vào:Thời gian tiếp xúc với hóa chất; Nạn nhân nuốt hay hít phải hóa chất; Hóa chất tiếp xúc với vết thương hở trên da hay da lành lặn; Vị trí tiếp xúc; Lượng hóa chất và độ mạnh của loại hóa chất; Dạng tồn tại của hóa chất là rắn, lỏng hay khí…
Tuy nhiên các triệu chứng phổ biến nhất của bỏng hóa chất là vùng da tiếp xúc với hóa chất bị đen sạm và trở thành vùng da chết (chủ yếu do bỏng acid). Bị kích ứng, đỏ hoặc bỏng rát ở khu vực bị ảnh hưởng; Tê cứng và đau ở vị trí bỏng; Mất thị giác hoặc thay đổi thị giác nếu hóa chất tiếp xúc trực tiếp với mắt…
Đối với trường hợp nuốt phải hóa chất sẽ xảy ra các triệu chứng như loạn nhịp tim, đau đầu, hạ huyết áp, ngừng tim hoặc cơn đau tim, khó thở, ho, co giật, hoa mắt, co giật cơ…
Phương pháp điều trị bỏng hóa chất
Các chuyên gia khuyến cáo khi không may bị bỏng hóa chất cần khẩn trương cấp cứu sơ bộ ban đầu. Việc cấp cứu cần thực hiện càng sớm càng tốt, bao gồmloại bỏ hóa chất gây bỏng và rửa sạch vùng da bị tổn thương dưới vòi nước chảy từ 10-20 phút.
Trường hợp hóa chất tiếp xúc trực tiếp với mắt, hãy rửa mắt liên tục trong ít nhất 20 phút trước khi được cấp cứu bởi nhân viên y tế.
Ngoài ra cần loại bỏ tất cả các lớp quần áo, đồ trang sức có dính hóa chất trên người. Quấn lỏng vùng da bị bỏng bằng băng gạc khô tiệt trùng hoặc miếng vải sạch nếu có thể. Đối với những vết bỏng nôngcó thể sử dụng các thuốc giảm đau không kê đơn. Tuy nhiên dù trường hợp bị nhẹ hay nặng người bị nạn cũng nên tới các trung tâm y tế để được điều thăm khám và điều trị một cách tốt nhất.
Theo vtv.vn
Các tin khác
-
Hướng dẫn cách sơ cứu nhanh khi bị bỏng mắt
Bỏng mắt là một trong những tai nạn khá nhiều người gặp phải do nhiệt độ nóng hay các chất hóa học từ mỹ phẩm, nước tẩy rửa tiếp xúc với mắt. Nếu không biết cách sơ cứu đúng cách sẽ gây ảnh hưởng đến mắt. -
Cách xử lý khi trẻ bị kẹt ngón tay vào cửa
Khi vui chơi nhiều trẻ sơ ý nên thường bị kẹp ngón tay, ngón chân vào cửa khiến trẻ bị chấn thương ngoài da. Nếu cha mẹ không biết cách xử lý có thể trẻ bị chấn thương nặng hơn, tâm lý trẻ bị ảnh hưởng. -
Kỹ năng thoát hiểm khi bị mắc kẹt ở vùng cát lún
Cát lún thường xuất hiện ở bờ biển, đầm lầy, bờ sông hồ nếu không biết cách thoát hiểm có thể gây nguy hiểm cho tính mạng. -
Kỹ năng xử lý khi trẻ bị kẹp chân vào xe đạp chuẩn xác
Trẻ nhỏ bị kẹp chân vào xe đạp là tình trạng khá nhiều trẻ gặp phải, để giúp trẻ nhanh chóng thoát khỏi sự cố, tránh ảnh hưởng tới bàn chân hãy nhanh chóng thực hiện các bước như sau. -
Kỹ năng xử lý khi bị bỏng bô xe máy tránh để lại sẹo
Bỏng bô xe máy là một trong sự cố khá thường gặp khi đi xe máy, nếu không được sơ cứu, xử lý kịp thời vết bỏng rất dễ bị nhiễm trùng, để lại sẹo trên da. -
Hướng dẫn cách sơ cứu khi bị bỏng lạnh
Bỏng lạnh là một dạng vết thương trên da xảy ra khi da tiếp xúc trực tiếp với những đồ vật hoặc nước đá quá lạnh, di chuyển trên băng tuyết gây tổn thương các mô da, đau đớn, tế cứng. -
Kỹ năng đảm bảo an toàn khi chèo SUP
SUP là môn thể thao dưới nước nổi tiếng được nhiều người yêu thích, nhưng để đảm bảo an toàn, tránh bị tai nạn khi tham gia môn thể thao chèo SUP cần trang bị những kỹ năng dưới đây. -
Kỹ năng sơ cứu khi bị thú hoang cắn khi đi rừng
Những vết cắn từ thú hoang trong rừng tiềm ẩn nhiều nguy hại cho sức khỏe. Để đảm bảo an toàn, tránh bị truyền nhiễm bệnh nguy hiểm cần sơ cứu như thế nào khi bị thú hoang cắn. -
Hướng dẫn cách sơ cứu khi bị bỏng lưỡi tránh nhiễm trùng
Bỏng lưỡi không gây nguy hiểm nhưng nếu sơ cứu, chăm sóc không đúng cách có thể gây đau đớn, khó chịu thậm chí nhiễm trùng. Để giúp giảm nhẹ cảm giác đau đớn, khó chịu khi bị phỏng lưỡi cần thực hiện các bước sơ cứu sau. -
Hướng dẫn sơ cứu nhanh khi bị bỏng axit
Phòng ngừa da bị tổn thương nghiêm trọng khi bị bỏng axit cần nhanh chóng thực hiện các bước sơ cứu như sau