Tránh nguy cơ nhiễm khuẩn, ung thư khi ăn đồ nướng tại nhà
Tránh nguy cơ nhiễm khuẩn, ung thư khi ăn đồ nướng tại nhà
Đồ nướng là một trong những món ăn được nhiều người yêu thích kể cả mùa đông hay mùa hè. Nhiều gia đình khi tụ tập thường tự tay chuẩn bị các nguyên liệu như rau xanh, thịt lợn, thịt gà, thịt bò, các loại hải sản ướp cùng một số loại nước sốt ăn kèm với các loại rau xanh.
Mặc dù vậy ăn đồ nướng tại nhà nhiều người dễ mắc phải một trong những sai lầm dưới đây làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn, thậm chí là sản sinh chất gây ung thư ảnh hưởng tới sức khỏe
6 sai lầm khi ăn đồ nướng tại nhà dễ bị nhiễm khuẩn, nạp chất gây ung thư
Bỏ qua giai đoạn làm nóng bếp trước khi nướng thức ăn
Bỏ qua giai đoạn làm nóng bếp trước khi nướng thức ăn là một trong những thói quen nhiều người dễ mắc phải khi ăn đồ nướng tại nhà làm năng nguy cơ bị nhiễm khuẩn. Theo các chuyên gia khuyến cáo, khi ăn đồ nướng tại nhà hãy đảm bảo làm nóng bếp nướng trước khi cho đồ ăn vào. Đối với những đồ nướng được nướng trên bếp nên bắt đầu sau khoảng 5 phút, với bếp ga nên để sau 10-15 phút để đảm bảo an toàn.
Làm nóng bếp trước khi nướng sẽ giúp loại bỏ mọi cặn thức ăn còn sót lại trên vỉ nướng, đồng thời giúp thức ăn hạn chế bị dính vào vỉ nướng, chảo nướng và đảm bảo cho vỉ nướng đủ nóng để nướng chín đều, chín kỹ thức ăn.
Không làm sạch vỉ trước khi bật bếp nướng
Vỉ nướng để lâu ngày không được làm sạch, rửa lại với nước rửa bát sẽ làm tăng nguy cơ bị nhiễm khuẩn. Bởi trước đó vỉ nướng thường được nhiều gia đình cất trữ trong tủ lạnh nhưng các thứ như bụi bẩn, phân gián, chuột... có thể tiếp xúc từ đó các vi khuẩn, virus bám vào vỉ nướng.
Do đó, để đảm bảo an toàn, tránh bị rối loạn tiêu hóa hãy sử dụng dùng bàn chải để chà sạch vỉ nướng, rửa sạch với dầu rửa bát, lau qua bằng dầu thực vật trước khi cho thức ăn vào. Ngoài việc loại bỏ những thứ không mong muốn, bôi dầu lên vỉ nướng giúp chống dính và tránh thay đổi mùi vị thức ăn trong quá trình nướng chín thức ăn trên vỉ nướng
Dùng đồ gắp chung cho cả thịt nướng lẫn thịt sống
Dùng đồ gắp chung cho cả thịt nướng lẫn thịt sống làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn chéo, gây các bệnh về đường tiêu hóa thậm chí là tăng nguy cơ ung thư. Do đó, nên có đồ đựng cũng như dụng cụ gắp thịt chín ra để riêng, tránh lây nhiễm chéo.
Đặt thịt sống lên vỉ nướng cạnh đồ ăn đã chín
Nhiều người có thói quen ăn đồ nướng khi còn nóng hổi, khi đó đồ nướng đã chín nhưng không gắp ra ngay khi đã chín mà thay vào đó gom vào bên cạnh rồi tiếp tục cho đồ sống vào nướng. Nhưng thói quen này không chỉ làm tăng nguy cơ lây nhiễm chéo, trông món ăn thực sự rất mất an toàn vệ sinh thực phẩm.
Sử dụng chung thớt để thái thịt ướp nướng cũng như các loại rau củ, trái cây
Sử dụng chung thớt để thái thịt ướp nướng cũng như các loại rau củ, trái cây để tiết kiệm thời gian là điều mà nhiều người mắc phải. Khi dùng chung thớt để thái thịt ướp nướng cũng như các loại rau củ, trái cây làm tăng nguy cơ lây nhiễm chéo, rau củ quả trông cũng thực sự mất vệ sinh.
Do đó, nên sử dụng 2 thớt khác nhau, đánh dấu riêng để thực hiện cho mỗi loại thịt sống, thịt chín hay rau củ quả... tránh nguy cơ nhiễm khuẩn.
Bảo quản nguyên liệu không đúng cách trước khi nướng
Nhiều gia đình thưởng sử dụng thịt đông lạnh để nướng nhưng việc bảo quản không đúng cách trước khi nướng cũng gây ảnh hưởng tới sức khỏe, tăng nguy cơ nhiễm khuẩn, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa. Do đó, khi bảo quản thịt lợn, thịt lò, thịt gà trong tủ lạnh, đừng xếp chồng các gói thịt lên nhau mà hãy nên xếp các gói thịt thành một lớp duy nhất ở tầng dưới cùng của tủ lạnh.
Bên cạnh đó, với một số loại thịt sống không nên để thịt sống bên ngoài tủ lạnh, đặc biệt vào những ngày nắng nóng vì sẽ làm tăng sự phát triển của vi khuẩn. Hãy nhớ bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh đến khi bạn sẵn sàng nướng
Để đảm bảo an toàn, tránh lây nhiễm chéo thể sử dụng giấy nhôm để giữ riêng biệt, phần thịt chín, cách xa thịt sống.
Bên cạnh đó, khi ăn đồ nướng tại nhà để tránh nguy cơ ung thư chúng ta chỉ nên ăn vừa phải, ăn cách quãng và có mức độ. Sau khi ăn đồ nướng một lần thì nên nghỉ một tuần đến vài tuần để thải hết độc tố ra khỏi cơ thể.
Ăn đồ nướng tại nhà nên sử dụng với nguồn thực phẩm tươi sạch tự mình đi mua, tẩm ướp, tránh tẩm ướp quá nhiều muối. Khi nướng thịt tránh để thịt tiếp xúc trực tiếp với ngọn lửa hoặc bề mặt kim loại nóng., thường xuyên sử dụng đồ gắp đồ nướng để xoay trở thịt liên tục khi nướng.
Trước khi nướng nên bỏ phần mỡ khỏi thịt trước khi nướng hay gỡ bỏ phần cháy đen của thịt, không dùng phần nước chảy ra
Đừng quên gGiữ vỉ nướng sạch dầu mỡ, khay nướng dính quá nhiều phần cháy đen từ những lần nướng trước, hãy làm sạch nó trước khi nướng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bản thân và gia đình.
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
Bỏ ngay thói quen uống bia ăn đồ nướng nếu không muốn mắc ung thư
12 sai lầm khi nấu nướng nhiều người mắc phải
Những thói quen trong nấu nướng khiến sức khỏe bị ảnh hưởng nghiêm trọng
Phòng ngừa ung thư hãy bỏ ngay những thói quen khi xào rau
Những món ăn để qua đêm dễ gây ngộ độc, ung thư không nên ăn
Suckhoecuocsong.vn
Các tin liên quan
- Những bí quyết giảm chất gây ung thư khi nướng thịt
- 4 thực phẩm giúp phòng ngừa ung thư cực tốt
- Phòng ngừa ung thư hãy bỏ ngay những thói quen khi xào rau
- Những món ăn để qua đêm dễ gây ngộ độc, ung thư không nên ăn
- Tía tô đun với 3 nguyên liệu này chống ung thư, làm đẹp da, giảm cân cực tốt
- Bỏ ngay 5 thói quen ăn cà muối để tránh ngộ độc, ung thư
- Ăn 4 loại thực phẩm khi bụng đói ngăn ngừa nguy cơ ung thư đại tràng, tốt cho hệ tiêu hóa
- Những thay đổi ở mắt cảnh báo ung thư, tiểu đường cần đi khám ngay
- Tránh những sai lầm khi sử dụng túi nilon phòng ngừa bệnh ung thư
- Những loại rau giúp chống lão hóa, sống thọ nên bổ sung thường xuyên
- Trung Quốc phát triển robot tí hon chở thuốc đến tiêu diệt tế bào ung thư
- 78 loại kem chống năng có chứa benzen: một hóa chất công nghiệp gây ung thư
- Mèo bị ung thư: dấu hiệu, cách điều trị
- Phát triển công nghệ quang học chẩn đoán ung thư da nhanh, không gây đau
- Hãy hạn chế tiêu thụ những loại thực phẩm này để phòng ngừa ung thư gan
- Sử dụng hành tây, tỏi theo cách này giảm 67% nguy cơ ung thư vú
- Dương xỉ: Loài cây giúp giảm cân, ngăn ngừa ung thư
- Nga sử dụng tia bức xạ terahertz để phát hiện ung thư não
- Áp lạnh(cryoablation) bằng máy IceSense phương pháp mới điều trị ung thư vú không phẫu thuật
Các tin khác
-
Vì sao không nên đi chân trần ngay cả khi ở nhà
Thói quen đi chân trần ngay cả khi ở nhà giúp nhiều người cảm thấy thoải mái sau ngày làm việc dài nhất là những người phải thường xuyên đi giày cao gót, giày đế cứng. Nhưng việc đi chân trần có thể gây hư hại về cấu trúc xương của cơ thể. -
Những điều cần biết khi sử dụng tổ yến tránh ảnh hưởng tới sức khỏe
Yến sào dù là thực phẩm đại bổ cho sức khỏe nhưng khi sử dụng yến sào cần nằm rõ những điều dưới đây tránh gặp phải những rắc rối không mong muốn trong quá trình sử dụng, gây hại cho sức khỏe -
Ăn tổ yến bao lâu có tác dụng, cách chưng tổ yến đúng chuẩn tại nhà
Tổ yến là một trong những thực phẩm có lợi cho sức khỏe nhưng khi ăn tổ yến khá nhiều chưa biết nên ăn bao bâu thì có tác dụng hay ăn bao nhiêu tổ yến có lợi cho sức khỏe, hạn chế những sai lầm khi ăn tổ yến. -
Những sai lầm cần tránh khi ăn tổ yến gây hại cho sức khỏe
Tổ yến từ lâu được biết đến với công dụng bồi bổ sức khỏe, chống suy nhược, ngủ sâu giấc, giải tỏa căng thẳng, tăng cường trí nhớ,...Nhưng khi ăn tổ yến cần tránh những sai lầm dưới đây để tránh gây hại cho sức khỏe. -
Những đối tượng nào có nguy cơ cao mắc bệnh đậu mùa khỉ
Bệnh đậu mùa khỉ đang lây lan ở nhiều nước trên thế giới, gây hoang mang cho người dân. Vậy những đối tượng nào có nguy cơ cao mắc bệnh đậu mùa khỉ nhất là điều mà nhiều người muốn tìm hiểu đề từ đó có phương pháp phòng ngừa bệnh hiệu quả. -
Những bí quyết giảm chất gây ung thư khi nướng thịt
Món thịt nướng là một trong những món ăn được nhiều người yêu thích trong mỗi dịp tụ tập, nhưng món thịt nướng cũng là tác nhân làm tăng nguy cơ ung thư khi ăn nhiều, chế biến không đúng cách -
Những thực phẩm nên tránh xa khi bị cảm cúm, mắc cúm A, Covid-19
Để giúp cơ thể nhanh chóng hồi phục, tăng sức đề kháng bên cạnh áp dụng một chế độ dinh dưỡng tốt, nghỉ ngơi hợp lý, sử dụng thuốc đúng cách thì việc tránh xa một số thực phẩm dưới đây nhằm hạn chế tình trạng mất nước, viễm nhiễm trong cơ thể có thể trở nên tồi tệ hơn. -
Phân biệt cúm A với viêm mũi họng cấp đúng chuẩn
Cúm A với viêm mũi họng cấp có triệu chứng khá giống nhau nên khiến nhiều nhầm lẫn dẫn đến điều trị chưa đúng gây tình trạng bệnh kéo dài, không điều trị dứt điểm ảnh hưởng tới sức khỏe. -
Ăn gì để tăng đề kháng trước cúm A, cúm B, Covid-19 đang tăng trở lại
Trong giai đoạn nhiều dịch bệnh đang có dấu hiệu tăng trở lại như cúm A, cúm B, dịch Covid-19 hay bệnh đậu mùa khỉ gây lo ngại cho cộng đồng. Để tăng cường sức đề kháng cho sức khỏe trước dịch bệnh hãy nên bổ sung những thực phẩm cực có lợi dưới đây -
Các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm cúm B hiệu quả nhất
Trong thời điểm giao mùa, cúm B sẽ rất thuận lợi để phát triển, tấn công đường hô hấp có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe nếu không được điều trị đúng cách.