Chuyên gia hướng dẫn cách tự làm phân hữu cơ tại nhà
Hiện nay, khá nhiều bà nội trợ thường tận dụng những ban công, sân thượng, mảnh sân nhỏ trước cửa nhà để trồng rau sạch. Nhưng việc sử dụng phân bón hóa học theo thời gian khiến đất mất đi lượng hữu cơ vốn có nên khiến cây phát triển chậm, còi cọc. Vậy tại sao các bạn không tự làm phân bón hữu cơ cho rau ngay tại nhà vừa tiết kiệm, giảm ô nhiễm môi trường, tiết kiệm chi phí mà lại vô cùng hiệu quả
Phân bón hữu cơ là phân chứa hợp chất dinh dưỡng mà thành phần chủ yếu là chất hữu cơ. Phân hữu cơ thường được hình thành từ phân động vật (phân lợn, phân gà, phân bò,…) than bùn, phế phẩm nông nghiệp (tro, lá, cành,…) hoặc từ rác thải sinh hoạt (vỏ trái cây, bã cà phê, lá chè, vỏ dưa,…).
Phân hữu cơ là một loại phân bón cho rau sạch thường được dùng trong sản xuất nông nghiệp, trong phân có chứa chất dinh dưỡng dễ hấp thu cho cây và thân thiện với môi trường.
Các loại phân hữu cơ
Phân hữu cơ được chia làm 4 loại chính hiện nay là: phân hữu cơ truyền thống, phân hữu cơ sinh học, phân hữu cơ vi sinh, phân hữu cơ khoáng.
+ Phân hữu cơ sinh học thành phần chủ yếu cũng tương tự như phân hữu cơ truyền thông nhưng có thêm than bùn và dựa theo công thức và quy trình sản xuất công nghiêp. Phân hữu cơ sinh học qua quá trình sản xuất sẽ chứa các hợp chất sinh học như các axit Humic, Humin, axit amin cùng một số hợp chất khác.
+ Phân hữu cơ truyền thống bao gồm các chất thải từ động vật, phế phẩm nông nghiệp, phân xanh, chất độn… Những nguồn nguyên liệu này sau khi trải qua quá trình xử lý truyền thống sẽ được sử dụng bón trực tiếp cho cây trồng, rau xanh, cây ăn trái. Hàm lượng hữu cơ của loại phân hữu cơ truyền thống này chiếm hơn 22%.
+Phân hữu cơ khoáng là phân hữu cơ sinh học nhưng loại phân này sẽ được các nhà sản xuất trộn lẫn với phân vô cơ. Trong đó, hàm lượng hữu cơ chiếm <15%, hàm lượng vô cơ N-P-K ≥ 8%.
+ Phân hữu cơ vi sinh loại phân hữu cơ này cũng có thành phần tương tự phân hữu cơ sinh học nhưng sản phẩm tạo ra sẽ chứa một hoặc nhiều loại vi sinh vật có lợi cho sự phát triển của cây trồng và đất trồng.
Vai trò của phân hữu cơ với cây trồng, đất trồng
Sử dụng phân bón hữu cơ sẽ giúp cải thiện cấu trúc đất, giữ nước, sục khí
Phân bón hữu cơ cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng đầy đủ, cân đối, bền vững và tăng chất lượng của cây trồng
Bón phân hữu cơ giúp bổ sung vi chất dinh dưỡng và quan trọng làm tăng hoạt động của vi khuẩn trong đất nhất là đất ở trong chậu, thùng xốp,..
Sử dụng phân hữu cơ sẽ giúp vườn cây của bạn trở lên xanh tươi và rất an toàn đến sức khỏe.
Nếu chỉ dùng phân bón hóa học bón cho cây qua thời gian những chất vô cơ trong phân phân ảnh hưởng trực tiếp đến rau bạn trồng do đó sẽ không đảm bảo sạch.
Sử dụng phân vô cơ không gây ô nhiễm môi trường, hạn chế được các rác thải sinh hoạt (vỏ dưa, bã cà phê, gốc rau,…) thải ra môi trường sống.
Hướng dẫn cách làm phân hữu cơ từ những thành phần quen thuộc ngay tại nhà
Ảnh minh họa. Nguồn Internet
Dụng cụ ủ phân hữu cơ: Dụng cụ để ủ phân hữu cơ bạn cần chuẩn bị thùng xốp, thùng rác cũ, thùng gỗ đều được, thể tích tốt nhất của thùng ủ từ 20-120 lít.
Đối với các thùng nhựa nên khoan lỗ xung quanh dưới đáy thùng để thoát nước.
Vị trí đặt thùng ủ phân hữu cơ: Nên đặt nơi thoáng khí, có nhiều ánh sáng mặt trời, đặt gần nguồn nước để thuận tiện cho việc tạo ẩm cho thùng ủ phân hữu cơ
Cách làm phân hữu cơ từ những nguyên liệu đơn giản ngay tại nhà
Phân hữu cơ từ bã cà phê
Cà phê sau khi pha chế lấy nước uống dùng những bã cà phê bón luôn vào gốc cây. Bã cà phê giúp đất tơi xốp, dự trự nước cho đất cao đồng thời chứa khá nhiều các vi dưỡng chất tốt như nito.
Phân hữu cơ từ vỏ trứng
Vỏ trứng chứ khá nhiều các vi chất khác nhau cung cấp cho cây trong quá trình sinh trưởng và phát triển. Vỏ trứng sau khi lấy lòng đỏ và trắng để chế biến các món ăn đem phơi khô và nghiền nhỏ và rải đều dưới gốc cây. Vỏ trứng trứng sẽ tự phân hủy thành vi chất để cây hấp thụ. Mặc dù sẽ mất một khoảng thời gian để cây mới hấp thụ được các chất dinh dưỡng từ vỏ trứng nhưng đây là cách vô cùng hiệu quả để hạn các loại bọ, ốc sên,…
Cách khác, có thể nghiền khoảng 4-6 vỏ trứng ngâm trong 3 lít nước ấm, đậy kín nắp và để vào chỗ tối 3 ngày. Khi thấy nước ngâm có màu đục và mùi nồng bạn có thể đem ra để tưới cho cây.
Phân hữu cơ từ vỏ chuối
Vỏ chuối chín chứa rất nhiều dưỡng chất Kali. Để làm phân hữu cơ từ vỏ chuối chín sau khi ăn tiến hành phơi khô sau đó nghiền nhỏ và dải vào đất trồng rau, cây ăn trái.
Cách thứ 2 có thể cho vỏ chuối vào một ấu nước để lên men, 3 vỏ chuối ngâm trong 3 lít nước trong khoảng 3 ngày. Sau đó bạn lấy nước này đem tưới cho cây trồng.
Nên dùng phân hữu cơ từ vỏ chuối để bón cho các loại rau trồng tại nhà như cà chua, cà tím, và một số loại hoa trồng nhưng hải đường, anh thảo.
Ngoài những cách trên bạn có thể trộn các loại rác hữu cơ đem ủ thành phân hữu cơ cách trộn như sau:
Cách trộn các loại rác hữu hữu cơ
Phân loại rác thải thành chất hữu cơ xanh (xác cây, hoa quả thừa, tóc, cỏ vụng xén, bã cà phê,…) và chất hữu cơ nâu (rơm, vải vụn, báo giấy vệ sinh, mạt cưa, vỏ trứng, túi trà lọc)
Bước 1: Rải 10cm chất hữu cơ nâu sau đó rải một lớp chất hữu cơ xanh mỏng.
Bước 2: Tiếp tục rải 10cm chất hữu cơ nâu lên trên cứ như vậy cho đến khi hết chất hữu cơ xanh và chất hữu cơ nâu.
Bước 3: Trộn đều hỗn hợp sau đó ủ 2 tuần thì bắt đầu tưới nước cho hỗn hợp đã ủ tránh tưới nhiều nước.
Bước 4: Sau hi tưới nước xong tiếp tục trộn đều hỗn hợp lên, rải 1 lớp phân nâu lên bề mặt hỗn hợp cho đầy thùng chứa.
Kiểm tra độ ẩm của thùng ủ bằng cách nắm hợp rác hữu cơ nếu thấy nước rỉ qua các kẽ ngón tay ta cần bổ sung thêm rơm rạ hoặc cỏ khô để cân bằng lượng nước có trong rác hữu cơ. Nếu nắm lại mà khi mở lòng bàn tay ra thấy rác tơi và rời rạc có nghĩa là rác bị thiếu độ ẩm cần phải bổ sung thêm nước, còn nếu thấy hỗn hợp kết dính thì độ ẩm đạt yêu cầu.
Sau 30 ngày phân đã phân hủy thành phân compost có màu nâu đất, có mùi của đất trông giống như mùn thì có nghĩa phân hữu cơ tự làm tại nhà có thể phân hủy hoàn toàn và đem đi sử dụng bón cho cây trồng được ngay.
Lưu ý:
Khi sử dụng các rác thải sinh hoạt để làm phân bón hữu cơ tại nhà không nên sử dụng các loại rác thải như đồ nhựa, xương và thịt của các loại gia súc, gia cầm. Do khi ủ làm phân hữu cơ các loại rác thải này sẽ không phân hủy được còn các loại xương hay thịt sẽ gây mầm bệnh và mùi hôi thối
Các loại sản phẩm từ sữa, gỗ đã qua chế biến, cỏ dại, giấy màu, than gỗ, chất béo, vỏ sò vỏ hến, và dầu mỡ phân người và phân vật nuôi chưa qua xử lí không nên sử dụng làm phân bón hữu cơ.
Hãy tận dụng những nguyên liệu sẵn có trong gia đình, chỉ cần một vài thao tác đơn giản là bạn đã có được một nguồn dinh dưỡng dồi dào dành cho vườn rau của gia đình.
Suckhoecuocsong.vn
Các tin liên quan
- Cách tận dụng vỏ chuối để làm phân bón, cây phát triển khỏe mạnh
- Những loại ‘rác thải nhà bếp’ dùng làm phân bón cho hoa rất tốt
- Tại sao phải dùng phân bón cho cây trồng?
- Lan bị sốc phân bón: cách xử lý, phòng ngừa chuẩn xác
- Câu trắc nghiệm Công nghệ lớp 7 Bài 9 có đáp án: Cách sử dụng vào bảo quản các loại phân bón thông thường
- Câu trắc nghiệm Công nghệ lớp 7 Bài 7 có đáp án: Tác dụng của phân bón trong trồng trọt
- Giải pháp thay thế phân bón hữu cơ chứa than bùn đã khởi động
- Làm thế nào để biết cây trồng hấp thụ đủ lượng phân bón?
- Làm thế nào để xác định lượng phân bón cần bón cho cây trồng
- Mối liên hệ giữa phân bón và khả năng chống chịu của cây trồng
- Tác động của phân bón với môi trường và sức khỏe con người
- Chuyên gia mách bảo cách ủ than bùn làm phân bón hữu cơ
- Chuyên gia hướng dẫn cách phân biệt phân bón thật, phân bón giả
- Cách đọc các thông số ghi trên bao bì phân bón
- Sử dụng hiệu quả phân bón khi bón lót, bón thúc cho cây trồng
- Hướng dẫn cách bảo quản từng loại phân bón
- Tìm hiểu về phân bón trung lượng
- Bằng cách nào phân bón lá hấp thụ được cho lá cây
- Mối liên hệ mật thiết giữa cây trồng và các loại phân bón
- Bắt quả tang cơ sở sản xuất hàng chục tấn phân bón giả
Các tin khác
-
Tại sao phải dùng phân bón cho cây trồng?
Trong quá trình phát triển của cây, nhu cầu dinh dưỡng ở mỗi giai đoạn đều khác nhau. Phân bón đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc phát triển và quyết định năng suất của cây trồng. -
Giải pháp thay thế phân bón hữu cơ chứa than bùn đã khởi động
Nghiên cứu để tìm ra chất thay thế than bùn trong phân bón khởi đầu vào những năm 1970, khi hậu quả của việc phá hủy các vùng đất than bùn thu hút sự quan tâm của các nhà môi trường ở Anh. -
Trồng bắp cải tím tại nhà cần nhớ những điều gì
Bắp cải tím được nhiều người ưa chuộng bởi chứa nhiều vitamin C, vitamin K rất tốt cho sức khoe, làn da. Trồng bắp cải tím có khó không? Cần chuẩn bị những gì trước khi bắt đầu trồng bắp cải tím. -
Tự trồng su hào tím tại nhà đơn giản mà lại đẹp mắt
Su hào tím không chỉ mang màu xanh đơn thuần như những loại su hào bình thường mà chúng sở hữu màu tím lạ mắt từ vỏ, gân lá, cọng lá. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách trồng loại rau lạ mắt này ngay tại nhà. -
Cách trồng cà rốt tím cho củ to, ít nhiễm sâu bệnh
Cà rốt tím chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, giá thành cũng cao hơn so với cà rốt thông thường. Nên nhiều bà nội trợ đã tự trồng cà rốt tím tại nhà và cho nhiều củ to, mập. -
Bí quyết trồng cà chua cherry ra sai quả, ít nhiễm sâu bệnh
Cà chua cherry sở hữu hình dáng nhỏ, màu đỏ thẫm, có vị ngọt, mùi thơm, thịt dày giống như quả chery nên được rất nhiều người yêu thích. -
Những điều lưu ý khi trồng rau trên sân thượng
Sân thượng thường có khí hậu khắc nghiệt hơn so với ở dưới đây nên sẽ rất khó cho một số loại rau có thể sống và sinh trưởng phát triển tốt. -
Nghiên cứu liên kết nuôi trồng thủy sản, sự nóng lên toàn cầu và kháng kháng sinh
Sự phát triển của vi khuẩn kháng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản, đang ảnh hưởng đến sản xuất cá và sức khỏe con người trên toàn thế giới, đã được một nhóm các nhà nghiên cứu nhấn mạnh. -
Những loại rau nào thích hợp trồng băng phương pháp giâm cành
Bên cạnh phương pháp thủy canh các gia đình có thể trồng các loại rau này bằng phương pháp giâm cành. Phương pháp này được rất nhiều các bà nội trợ tại các khu vực thành thị ưa thích -
Trồng rau trên ban công: Kinh nghiệm chọn hạt giống, đất và thu hoạch
Khá nhiều người tận dụng ban công, sân thượng, khoảnh sân trước nhà để trồng rau sạch cho gia đình. Trồng rau sạch không chỉ giúp gia đình tiết kiệm chi phí, có nguồn rau sạch đảm bảo chất lượng mà còn giúp thư giãn, giảm stress sau một ngày làm việc vất vả.