Chăm sóc người bị trầm cảm những điều cần nhớ

7/4/2024 3:53:00 PM
Khi người thân, bạn bè của chúng ta mắc chứng trầm cảm để giúp cải thiện tâm trạng, giảm các triệu chứng ngoài việc xây dựng chế độ ăn lành mạnh, cần ghi nhớ những điều dưới đây.

 

Khi người thân, bạn bè của chúng ta mắc chứng trầm cảm để giúp cải thiện tâm trạng, giảm các triệu chứng ngoài việc xây dựng chế độ ăn lành mạnh, cần ghi nhớ những điều dưới đây.

Hiện nay khá nhiều người mắc chứng trầm cảm, có những hiểu hiện khác nhau như: cảm thấy buồn, khóc một mình, tỏ ra bi quan, hay suy nghĩ những điều tiêu cực, dễ cáu gắt, không muốn giao tiếp với mọi người xung quanh hay người thân trong gia đình, thiếu năng lượng, mệt mỏi, ủ rũ, ít quan tâm với vẻ ngoài, khó tập trung, ăn nhiều hơn hoặc ít hơn bình thường, chán ăn, bỏ hết những đam mê, sở thích cá nhân, cảm thấy bản thân vô dụng, có xu hướng làm hại bản thân, xuất hiện hoang tưởng, tiêu cực hoặc mặc cảm, ngủ li bì hoặc mất ngủ.

Để giúp người bệnh trầm cảm vượt qua những cảm xúc tiêu cực, ổn định tinh thần, tránh làm những điều nguy hại cho sức khỏe chúng ta cần:

Lắng nghe người bệnh trầm cảm

Những người bệnh trầm cảm họ thường cảm thấy cô đơn, luôn luôn phải đấu tranh với những cảm xúc tiêu cực một mình. Do vậy chúng ta hãy trò chuyện, đặt ra những câu hỏi cụ thể trong suốt buổi trò chuyện, hãy kiên nhẫn, từ từ gợi mở vấn đề, thể hiện sự đồng cảm, quan tâm đến ngôn ngữ cơ thể khi trò chuyện với người bệnh trầm cảm giúp họ không cảm thấy cô đơn.

Khuyến khích tìm kiếm sự trợ giúp

Một số người mắc chứng trầm cảm không biết làm thế nào để tìm kiếm sự trợ giúp từ những người xung quanh hay bản thân họ không biết họ đang mắc chứng trầm cảm. Vậy nên chúng ta hãy cùng họ xem xét những giá trị liệu tiềm năng, khuyến khích học theo đuổi phác đồ điều trị của các bác sĩ chuyên khoa.

Chủ động đề nghị giúp người bệnh trầm cảm những công việc hằng ngày

Một số phụ nữ sau sinh bị mắc bệnh trầm cảm những công việc hàng ngày như dọn dẹp nhà cửa, nấu ăn, chăm sóc con nhỏ, giặt ủi,… khiến họ cảm thấy quá tải, căng thẳng, kiệt sức, mất hết năng lượng, mệt mỏi. Để tránh tình trạng căng thẳng, mệt mỏi, stress, cảm xúc tiêu cực của họ trở nên nghiêm trọng hơn chúng ta cần chia sẻ công việc hàng ngày, giúp cho người bệnh cảm thấy không còn cô đơn, giảm căng thẳng, mệt mỏi, cải thiện tâm trạng, sức khỏe tâm thần.

Thiết lập chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học

Chế độ ăn uống có thể giúp cải thiện cảm xúc hay thậm chí có thể khiến người bệnh trầm cảm thấy tồi tệ hơn. Có một số thực phẩm có thể giúp tăng cường tinh thần, giúp cho cảm thấy vui vẻ, thoải mái, bớt suy nghĩ những điều tiêu cực hơn nhưng ngược lại có những thực phẩm can thiệp vào tín hiệu trong não, ảnh hưởng đến những suy nghĩ tiêu cực. Thiết lập chế độ ăn uống lành mạnh với đầy đủ dưỡng chất, hạn chế tiêu thụ những thực phẩm có hại cho sức khỏe sẽ góp phần cải thiện tâm trạng, hạn chế những triệu chứng của bệnh trầm cảm trở nên nghiêm trọng hơn.

Nhằm giúp cải thiện tâm trạng, các triệu chứng ở người bệnh trầm cảm chúng ta cần bổ sung các dưỡng chất cần thiết như: vitamin B12, vitamin B6, vitamin D, Acid folic, acid omega-3, magie, selen, chất xơ, chất chống oxy hóa, protein, probiotic, prebiotic,…

Các dưỡng chất này có nhiều trong một số sản phẩm như: cá, động vật có vỏ, gan, thịt, trứng, thịt gia cầm, sữa, pho mát và sữa chua, rau bina, khoai lang, ngũ cốc, nấm men dinh dưỡng, quả bơ, các loại đậu, chuối, trái cây khô, hạt hướng dương, trái cây họ cam quýt, măng tây, quả óc chó, đậu thận, đậu phộng, rau xanh lá, bông cải xanh, quả bơ, bánh mỳ ngũ cốc, các loại thịt, kim chi, trà kombucha, tương miso, dưa cải bắp, tempeh, nước dứa lên men,…

Thoải mái với các cuộc hẹn

Người bệnh trầm cảm thường khó hòa nhập với mọi người, khó tiếp cận bạn bè, giữ lời hứa cho một cuộc hẹn. Do đó chúng ta hãy trấn an, tiếp tục đưa ra lời mời cho các hoạt động tiếp theo, ngay cả khi bạn biết họ không thể chấp nhận. Hãy để bệnh nhân biết rằng họ không nhất thiết phải tham gia nếu họ quá bận hoặc chưa sẵn sàng để tham gia.

Hãy kiên nhẫn để giúp người bị trầm cảm

Giúp người bệnh trầm cảm có thể cải thiện tâm trạng, thoát ra khỏi những cảm xúc tiêu cực cần phải có thời gian, một chặng đường dài. Do đó hãy kiên nhẫn giúp người bị trầm cảm, đừng tỏ ra nản chí, đừng làm ra vẻ như người bệnh trầm cảm không bao giờ khỏi bệnh trong những ngày họ cảm thấy tồi tệ.

Giữ liên lạc

Hãy dành nhiều thời gian cho người bị bệnh trầm cảm, hãy thường xuyên liên lạc bằng tin nhắn, cuộc gọi hoặc những lần thăm hỏi nhanh chóng. Hãy làm những việc tích cực để họ biết rằng họ không hề cô đơn với bệnh trầm cảm, giúp tâm trạng của họ cảm thấy tốt hơn.

Đừng cố gắng điều chỉnh, so sánh người mắc trầm cảm

Hãy chấp nhận tình trạng của bệnh nhân, để họ sống với cảm xúc của mình và nhẹ nhàng hóa giải mọi thứ bằng cách trị liệu phù hợp. Hãy cùng họ đi dạo hoặc cùng nấu một bữa ăn với những thực phẩm tốt cho sức khỏe tinh thần, đừng so sánh, đừng quá khắt khe về việc sử dụng thuốc chữa bệnh trầm cảm

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

Những loại rau quả rất tốt cho người bệnh trầm cảm

Người bệnh trầm cảm nên tránh thực phẩm nào?

Bệnh trầm cảm nên hạn chế ăn thực phẩm chế biến sẵn vì sao

Cerebio – Men tiêu hoá vi sinh đường ruột chữa trầm cảm, lo âu, hội chứng ruột kích thích

Mối liên hệ giữa rối loạn trầm cảm và hệ vi sinh đường ruột

Suckhoecuocsong.vn

Các tin liên quan

Các tin khác