Kỹ năng xử lý khi trẻ bị kẹp chân vào xe đạp chuẩn xác
Trẻ nhỏ bị kẹp chân vào xe đạp là tình trạng khá nhiều trẻ gặp phải, để giúp trẻ nhanh chóng thoát khỏi sự cố, tránh ảnh hưởng tới bàn chân hãy nhanh chóng thực hiện các bước như sau.
Khi bị kẹp chân vào xe đạp trẻ cảm thấy đau đớn, hoảng loạn, la hét, khóc, cố tìm mọi cách để rút chân ra khỏi xe đạp nhưng điều này lại khiến chân trẻ càng đau hơn, khó gỡ chân bị mắc kẹt vào xe đạp ra hơn. Ngoài ra, việc xử lý không đúng cách có thể gây ra những tổn thương nặng hơn cho chân của trẻ.
Hướng dẫn kỹ năng sơ cứu khi trẻ bị kẹp chân vào xe đạp
Bước 1: Khi trẻ bị kẹp chân vào xe đạp hãy cố gắng giữ trẻ bình tĩnh, đảm bảo trẻ không còn di chuyển xe nữa để tránh chân trẻ bị tổn thương nặng thêm
Bước 2: Nhanh chóng kiểm tra bao quát chân trẻ, xác định vị trí chân kẹp ở vị trí nào trên xe đạp.
Bước 3: Gỡ chân bị mắc kẹt ra khỏi xe. Nếu trẻ bị kẹp chân nhẹ ở phía ngoài hãy nhẹ nhàng di chuyển các bộ phận của xe để gỡ chân trẻ ra. Ngược lại, nếu trẻ bị kẹp chân sâu vào trong nan xe, vành xe cần sử dụng các dụng dụng cụ hỗ trợ để tháo các bộ phận của xe ra để gỡ chân ra hoặc tìm sự giúp đỡ từ người lớn có am hiểu về xe đạp hoặc gọi cấp cứu nếu cần thiết.
Bước 4: Chân trẻ sau khi được gỡ khỏi xe đạp hãy kiểm tra kỹ vết thương, nếu chân chảy máu hãy làm sạch bề mặt vết thương bằng nước muối sinh lý, bôi thuốc sát trùng để ngăn ngừa nhiễm trùng. Dùng băng gạc sạch để băng vết thương cầm máu và giữ cho vùng chân bị thương luôn sạch sẽ.
Nếu vết thương nghiêm trọng xảy ra tình trạng sưng tấy, chảy máu nhiều không cầm được hoặc trẻ kêu đau nhiều hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để các bác sĩ chuyên khoa kiểm tra và điều trị kịp thời tránh nhiễm trùng, hoại tử chân.
Cách phòng ngừa trẻ bị kẹp chân vào xe đạp
Để phòng ngừa trẻ bị kẹp chân vào xe đạp khi đi đạp xe hoặc ngồi sau xe đạp cần phải lưu ý những điều sau:
+ Hạn chế tối đa cho trẻ ngồi một mình ở gác baga sau yên xe.
+ Nếu cho trẻ ngồi phía sau xe đạp cần phải dùng đai cố định khi di chuyển để tránh bé gặp các tai nạn không mong muốn.
+ Nếu bị kẹp chân hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế chuyên khoa để được hướng dẫn chăm sóc, điều trị kịp thời và phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm cho trẻ.
+ Lắp lưới bảo vệ ở bánh sau xe đạp để hạn chế tình trạng trẻ bị kẹp chân vào xe đạp khi ngồi sau xe đạp.
Suckhoecuocsong.vn
Các tin khác
-
Kỹ năng thoát hiểm khi bị mắc kẹt ở vùng cát lún
Cát lún thường xuất hiện ở bờ biển, đầm lầy, bờ sông hồ nếu không biết cách thoát hiểm có thể gây nguy hiểm cho tính mạng. -
Kỹ năng xử lý khi bị bỏng bô xe máy tránh để lại sẹo
Bỏng bô xe máy là một trong sự cố khá thường gặp khi đi xe máy, nếu không được sơ cứu, xử lý kịp thời vết bỏng rất dễ bị nhiễm trùng, để lại sẹo trên da. -
Hướng dẫn cách sơ cứu khi bị bỏng lạnh
Bỏng lạnh là một dạng vết thương trên da xảy ra khi da tiếp xúc trực tiếp với những đồ vật hoặc nước đá quá lạnh, di chuyển trên băng tuyết gây tổn thương các mô da, đau đớn, tế cứng. -
Kỹ năng đảm bảo an toàn khi chèo SUP
SUP là môn thể thao dưới nước nổi tiếng được nhiều người yêu thích, nhưng để đảm bảo an toàn, tránh bị tai nạn khi tham gia môn thể thao chèo SUP cần trang bị những kỹ năng dưới đây. -
Kỹ năng sơ cứu khi bị thú hoang cắn khi đi rừng
Những vết cắn từ thú hoang trong rừng tiềm ẩn nhiều nguy hại cho sức khỏe. Để đảm bảo an toàn, tránh bị truyền nhiễm bệnh nguy hiểm cần sơ cứu như thế nào khi bị thú hoang cắn. -
Hướng dẫn cách sơ cứu khi bị bỏng lưỡi tránh nhiễm trùng
Bỏng lưỡi không gây nguy hiểm nhưng nếu sơ cứu, chăm sóc không đúng cách có thể gây đau đớn, khó chịu thậm chí nhiễm trùng. Để giúp giảm nhẹ cảm giác đau đớn, khó chịu khi bị phỏng lưỡi cần thực hiện các bước sơ cứu sau. -
Hướng dẫn sơ cứu nhanh khi bị bỏng axit
Phòng ngừa da bị tổn thương nghiêm trọng khi bị bỏng axit cần nhanh chóng thực hiện các bước sơ cứu như sau -
Cách sơ cứu chuẩn khi bị trật mắt cá chân tại nhà
Trật mắt cá chân hay lật sơ mi gây tổn thương hoặc đứt dây chằng khiến cho việc đi lại, vận động hàng ngày bị ảnh hưởng. Để tránh chấn thương trở nên nghiêm trọng hơn khi bị trật mắt cá chân nên sơ cứu như nào? -
Kỹ năng sơ cứu khi bị giập ngón tay
Giập ngón tay nếu sơ cứu không đúng cách có thể khiến cho chấn thương lâu lành hơn, tăng nguy cơ nhiễm trùng. Khi bị giập ngón tay hãy thực hiện các bước sơ cứu dưới đây giúp chấn thương mau lành, tránh ảnh hưởng đến xương.