Cách xử lý khi trẻ bị kẹt ngón tay vào cửa
Khi vui chơi nhiều trẻ sơ ý nên thường bị kẹp ngón tay, ngón chân vào cửa khiến trẻ bị chấn thương ngoài da. Nếu cha mẹ không biết cách xử lý có thể trẻ bị chấn thương nặng hơn, tâm lý trẻ bị ảnh hưởng.
Kẹp tay là sự cố thường gặp do trẻ tò mò, nghịch ngợm. Có trẻ do gia đình hoảng loạn xử lý không tốt khiến bệnh tình càng nặng hơn, có trường hợp dập xương. Vì vậy bình tĩnh xử lý tình huống vừa giải quyết vấn đề vừa để trẻ đỡ hoảng loạn.
Khi bị kẹp ngón tay, ngón chân, bàn tay hay các bộ phận các của trẻ vào cửa phần lớn sẽ gây các vết thương ngoài da, bầm tím, gây đau cho trẻ ở các vị trí bị cửa kẹp phải, không gây nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, khi bị kẹp cửa nhiều trẻ trở nên hoảng sợ, hoảng loạn, thậm chí nhiều trẻ có thể bị co giật, nôn trở sữa hoặc thức ăn. Để tránh vết thương trở nên nghiêm trọng hơn, đảm bảo an toàn cho trẻ hãy thực hiện các bước như sau.
Giữ trẻ bình tĩnh
Ngay khi phát hiện trẻ bị kẹp ngón tay vào cửa hãy dỗ dành trẻ càng sớm càng tốt, giữ trẻ bình tĩnh để có thể giúp ngón tay của trẻ thoát khỏi cánh cửa. Nên bế trẻ, vỗ nhẹ vào lưng trẻ giúp trẻ bình tĩnh trở lại, đồng thời quan sát vết thương để tiến hành các bước sơ cứu, giảm đau cho trẻ.
Dùng khăn chườm, khử trùng
Vết thương vị trí kẹp thường sẽ khiến trẻ bị đau, vùng da chuyển sang màu xanh, tím. Để giảm đau hãy dùng khăn mềm bọc đá lạnh chườm lên vùng da bị thương của trẻ. Mỗi lần, chỉ nên chườm trong khoảng 15 – 20 phút không nên để quá lâu, để da trở lại nhiệt độ bình thường. Thực hiện điều này đều đặn mỗi 1 - 2 giờ trong vòng 24 giờ đầu, sau đó làm 3 - 4 lần trong ngày thứ hai. Hoặc chúng ta có thể dùng bát nước đá thay thế. Đổ nước vào một bát to, thêm vào đó một ít đá lạnh rồi nhúng toàn bộ bàn tay, bàn chân trẻ bị thương vào ngâm.
Trường hợp, vùng da bị kẹp cửa bị chảy máu hãy dùng thuốc sát khuẩn để sát trùng tránh vết thương bị nhiễm trùng, viêm nhiễm.
Cố định vết thương
Trường hợp vết thương quá nghiêm trọng do bị kẹp tay, có thể nhìn bằng mắt thường hãy tiến hành cố định vết thương kịp thời sau khi sát trùng cho trẻ, giúp tránh các chấn thương thứ cấp trong quá trình vận động.
Có thể cho trẻ uống thuốc giảm đau (paracetamol, ibuprofen) theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ. Hãy cho trẻ xem phim hoạt hình mà trẻ yêu thích hoặc nghe nhạc, chơi trò chơi để hướng sự chú ý của trẻ khi di chuyển đến bệnh viện, cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám, điều trị kịp thời, không nên tự ý điều trị tại nhà, đắp lá thuốc,…
Suckhoecuocsong.vn
Các tin khác
-
Hướng dẫn cách sơ cứu nhanh khi bị bỏng mắt
Bỏng mắt là một trong những tai nạn khá nhiều người gặp phải do nhiệt độ nóng hay các chất hóa học từ mỹ phẩm, nước tẩy rửa tiếp xúc với mắt. Nếu không biết cách sơ cứu đúng cách sẽ gây ảnh hưởng đến mắt. -
Kỹ năng thoát hiểm khi bị mắc kẹt ở vùng cát lún
Cát lún thường xuất hiện ở bờ biển, đầm lầy, bờ sông hồ nếu không biết cách thoát hiểm có thể gây nguy hiểm cho tính mạng. -
Kỹ năng xử lý khi trẻ bị kẹp chân vào xe đạp chuẩn xác
Trẻ nhỏ bị kẹp chân vào xe đạp là tình trạng khá nhiều trẻ gặp phải, để giúp trẻ nhanh chóng thoát khỏi sự cố, tránh ảnh hưởng tới bàn chân hãy nhanh chóng thực hiện các bước như sau. -
Kỹ năng xử lý khi bị bỏng bô xe máy tránh để lại sẹo
Bỏng bô xe máy là một trong sự cố khá thường gặp khi đi xe máy, nếu không được sơ cứu, xử lý kịp thời vết bỏng rất dễ bị nhiễm trùng, để lại sẹo trên da. -
Hướng dẫn cách sơ cứu khi bị bỏng lạnh
Bỏng lạnh là một dạng vết thương trên da xảy ra khi da tiếp xúc trực tiếp với những đồ vật hoặc nước đá quá lạnh, di chuyển trên băng tuyết gây tổn thương các mô da, đau đớn, tế cứng. -
Kỹ năng đảm bảo an toàn khi chèo SUP
SUP là môn thể thao dưới nước nổi tiếng được nhiều người yêu thích, nhưng để đảm bảo an toàn, tránh bị tai nạn khi tham gia môn thể thao chèo SUP cần trang bị những kỹ năng dưới đây. -
Kỹ năng sơ cứu khi bị thú hoang cắn khi đi rừng
Những vết cắn từ thú hoang trong rừng tiềm ẩn nhiều nguy hại cho sức khỏe. Để đảm bảo an toàn, tránh bị truyền nhiễm bệnh nguy hiểm cần sơ cứu như thế nào khi bị thú hoang cắn. -
Hướng dẫn cách sơ cứu khi bị bỏng lưỡi tránh nhiễm trùng
Bỏng lưỡi không gây nguy hiểm nhưng nếu sơ cứu, chăm sóc không đúng cách có thể gây đau đớn, khó chịu thậm chí nhiễm trùng. Để giúp giảm nhẹ cảm giác đau đớn, khó chịu khi bị phỏng lưỡi cần thực hiện các bước sơ cứu sau. -
Hướng dẫn sơ cứu nhanh khi bị bỏng axit
Phòng ngừa da bị tổn thương nghiêm trọng khi bị bỏng axit cần nhanh chóng thực hiện các bước sơ cứu như sau