Hướng dẫn sơ cứu nhanh khi bị bỏng axit

10/30/2024 1:09:00 PM
Phòng ngừa da bị tổn thương nghiêm trọng khi bị bỏng axit cần nhanh chóng thực hiện các bước sơ cứu như sau

 

Phòng ngừa da bị tổn thương nghiêm trọng khi bị bỏng axit cần nhanh chóng thực hiện các bước sơ cứu như sau

Bỏng axit là một trong những tai nạn nghiêm trọng khiến cho các vết thương do bỏng axit để lại biến chứng lâu dài, cần được điều trị càng sớm càng tốt.

Axit có khả năng gây bỏng cho cơ thể bởi axit phản ứng với các protein có trong tóc, móng chân, móng tay, da... Khi tiếp xúc với da, axit làm ngưng kết các protein của mô và hút nước của tế bào. Chúng cũng hóa hợp với protein tạo thành protein axit tiếp tục gây bỏng sâu. Khiến cho phần da tiếp xúc với axit sẽ bị chuyển sang màu đen, để lại những vết sẹo nặng nề trên da. Nếu không sơ cứu kịp thời, nhanh chóng axit có thể phá hủy làm cháy da, tổn thương xương và các bộ phận khác gây ảnh hưởng đến sức khỏe, thẩm mỹ. Thậm chí nếu bị axit rơi trực tiếp vào mắt sẽ gây bỏng võng mạc, nguy cơ mù lòa rất cao,…

Hướng dẫn cách bước sơ cứu khi bị bỏng axit

Bước 1: Nếu bị bỏng axit, phát hiện người bị bỏng axit cần nhanh chóng đưa nạn nhân di rời khỏi nơi xảy ra tai nạn để tránh bị bỏng thêm ở những vùng cơ thể khác

Bước 2: Nhanh chóng cởi bỏ mọi trang sức kim loại ở vùng da bị bỏng axit, rửa vết thương dưới vòi nước mát ít nhất 20 phút để làm trôi axit khỏi da. Khi xịt nước tuyệt đối không dùng vòi nước mạnh xịt trực tiếp vào vết thương để tránh làm vết thương nặng hơn, không để nước lan đến các phần khác của cơ thể.

Bước 3: Dùng miếng gạc vô trùng quấn quanh khu vực bị bỏng hoặc dùng miếng vải khô sạch quấn quanh khu vực bị bỏng axit để tránh bụi bẩn làm ảnh hưởng đến vết thương

Bước 4: Nhanh chóng đưa nạn nhân tới cơ sở y tế gần nhất để bác sĩ đánh giá mức độ nghiêm trọng của vết thương và tư vấn hướng điều trị.

Những điều không nên làm khi bị bỏng axit

+ Khi bị bỏng axit không chườm đá lạnh lên vết thương do bỏng axit

+ Không lau vết thương bằng bông gòn hoặc vải lau có tơ sợi để tránh nguy cơ nhiễm khuẩn

+ Khi bị bỏng axit tuyệt đối không rửa vết thương bằng cồn hoặc các loại dung dịch khác

+ Không dùng kem đánh răng, dầu ăn hoặc bơ, mỡ chăn bôi lên vết bỏng axit tránh làm vết thương bị nhiễm trùng.

+  Không cố gắng cởi quần áo hoặc trang sức nếu chúng đang dính chặt vào vết bỏng vì như thế sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, tình trạng vết thương trở nên nghiêm trọng hơn.

+ Tuyệt đối không ngâm vết thương trong nước, chỉ nên rửa vết thương dưới vòi nước mát

Suckhoecuocsong.vn

Các tin khác

  • Hướng dẫn cách sơ cứu khi bị bỏng lạnh

    Hướng dẫn cách sơ cứu khi bị bỏng lạnh

    Bỏng lạnh là một dạng vết thương trên da xảy ra khi da tiếp xúc trực tiếp với những đồ vật hoặc nước đá quá lạnh, di chuyển trên băng tuyết gây tổn thương các mô da, đau đớn, tế cứng.
  • Kỹ năng đảm bảo an toàn khi chèo SUP

    Kỹ năng đảm bảo an toàn khi chèo SUP

    SUP là môn thể thao dưới nước nổi tiếng được nhiều người yêu thích, nhưng để đảm bảo an toàn, tránh bị tai nạn khi tham gia môn thể thao chèo SUP cần trang bị những kỹ năng dưới đây.
  • Kỹ năng sơ cứu khi bị thú hoang cắn khi đi rừng

    Kỹ năng sơ cứu khi bị thú hoang cắn khi đi rừng

    Những vết cắn từ thú hoang trong rừng tiềm ẩn nhiều nguy hại cho sức khỏe. Để đảm bảo an toàn, tránh bị truyền nhiễm bệnh nguy hiểm cần sơ cứu như thế nào khi bị thú hoang cắn.
  • Hướng dẫn cách sơ cứu khi bị bỏng lưỡi tránh nhiễm trùng

    Hướng dẫn cách sơ cứu khi bị bỏng lưỡi tránh nhiễm trùng

    Bỏng lưỡi không gây nguy hiểm nhưng nếu sơ cứu, chăm sóc không đúng cách có thể gây đau đớn, khó chịu thậm chí nhiễm trùng. Để giúp giảm nhẹ cảm giác đau đớn, khó chịu khi bị phỏng lưỡi cần thực hiện các bước sơ cứu sau.
  • Cách sơ cứu chuẩn khi bị trật mắt cá chân tại nhà

    Cách sơ cứu chuẩn khi bị trật mắt cá chân tại nhà

    Trật mắt cá chân hay lật sơ mi gây tổn thương hoặc đứt dây chằng khiến cho việc đi lại, vận động hàng ngày bị ảnh hưởng. Để tránh chấn thương trở nên nghiêm trọng hơn khi bị trật mắt cá chân nên sơ cứu như nào?
  • Kỹ năng sơ cứu khi bị giập ngón tay

    Kỹ năng sơ cứu khi bị giập ngón tay

    Giập ngón tay nếu sơ cứu không đúng cách có thể khiến cho chấn thương lâu lành hơn, tăng nguy cơ nhiễm trùng. Khi bị giập ngón tay hãy thực hiện các bước sơ cứu dưới đây giúp chấn thương mau lành, tránh ảnh hưởng đến xương.
  • Bí quyết giúp uống rượu bia không say

    Bí quyết giúp uống rượu bia không say

    Đảm bảo an toàn cho sức khỏe khi uống rượu hãy áp dụng những mẹo hay dưới đây giúp tránh say rượu bia sau những cuộc họp, gặp mặt, liên hoan.
  • Kỹ năng xử lý chuột rút khi bơi trong nước lũ

    Kỹ năng xử lý chuột rút khi bơi trong nước lũ

    Trong những ngày mưa lũ việc phải bơi trong nước ngập nếu không cẩn thận rất dễ bị chuột rút gây nguy hiểm cho sức khỏe, tăng nguy cơ đuối nước. Để phòng ngừa chuột rút khi ở dưới nước nên làm gì?
  • Ngộ độc rượu mật nhân: cách nhận biết, sơ cứu chuẩn xác nhất

    Ngộ độc rượu mật nhân: cách nhận biết, sơ cứu chuẩn xác nhất

    Rượu mật nhân là phương thuốc quý có lợi cho sức khỏe, hỗ trợ điều trị nhiều bệnh. Dù tốt cho sức khỏe nhưng tình trạng ngộ độc rượu mật nhân vẫn có thể xảy ra.