Kỹ năng xử lý khi bị bỏng bô xe máy tránh để lại sẹo
Bỏng bô xe máy là một trong sự cố khá thường gặp khi đi xe máy, nếu không được sơ cứu, xử lý kịp thời vết bỏng rất dễ bị nhiễm trùng, để lại sẹo trên da.
Phỏng bô hay còn gọi là bỏng bô xe máy là sự cố thường gặp ở phụ nữ hoặc trẻ em khi bước xuống xe. Nhiệt độ ở bô xe máy rất cao có thể khiến làn da da bị tổn thương sâu. Nếu xử lý đúng sách sẽ giúp làm giảm diện tích bỏng, giảm tổn thương và giảm thiểu sẹo bỏng, tránh nhiễm trùng.
Các mức độ bỏng bô xe máy
Bỏng bô xe máy được chia làm nhiều cấp độ khác nhau bao gồm:
Cấp độ 1:
Cấp độ 1 là cấp độ bỏng nhẹ, khi vô tình chạm với bô xe máy ở nhiệt độ cao khiến cho bề mặt da bị đỏ da, đau nhẹ nên chúng ta không cần phải đến bác sĩ để điều trị mà tự thực hiện các bước sơ cứu, chăm sóc tại nhà
Cấp độ 2
Bỏng độ 2 nghiêm trọng hơn bỏng độ 1, có thể gây tổn thương đến lớp thứ 2 của da hoặc lớp hạ bì, khu vực da bị bỏng sẽ có màu đỏ đậm, gây đau rát và phồng rộp nếu sơ cứu, chăm sóc vết bỏng không đúng cách có thể khiến da bị nhiễm trùng, để lại sẹo trên da. Với cấp độ 2 chúng ta nên nên đến gặp bác sĩ sau khi thực hiện các bước sơ cứu để điều trị vết thương do bỏng bô xe máy.
Bỏng độ 3
Bỏng độ 3 là loại bỏng nặng nhất, gây ảnh hưởng đến cả lớp biểu bì và chân bì. Nếu vết bỏng cấp độ 3 làm ảnh hưởng đến dây thần kinh, có thể không cảm thấy đau nhưng có thể gây tổn thương nghiêm trọng, làm hỏng cơ xương và các mô. Khi bị bỏng cấp độ 3 cần lập tức đến các cơ sở y tế, bệnh viện để được thăm khám điều trị.
Hướng dẫn cách sơ cứu khi bị bỏng bô xe máy, tránh để lại sẹo
Bước 1: Khi bị bỏng bô xe máy ở mức độ nhẹ hãy làm mát vùng da bị bỏng bằng nước mát và sạch có nhiệt độ khoảng 16-20°C, ngâm rửa vết bỏng sẽ kéo dài trong khoảng 15-30 phút cho tới khi hết đau rát.
Bước 2: Nếu vết thương do bỏng có bị vật, bụi bẩn cần làm sạch vết thương bằng cách loại bỏ các dị vật, bụi bẩn để tránh nhiễm trùng.
Bước 3: Lau khô vết thương, thoa thuốc sát trùng rồi đó bôi kem hoặc thuốc sát trùng trị bỏng.
Bước 4: Dùng gạc vô trùng hoặc vải sạch để che vết thương và dùng băng dán ép nhẹ vùng bỏng để giúp vết thương lành nhanh hơn, tránh nhiễm trùng. Hàng ngày nên thay băng thường xuyên, rửa vết bỏng bằng nước muối sinh lý, sau đó tiếp tục bôi kem trị bỏng và băng vết thương lại bằng gạc vô trùng đến khi vết bỏng đã lành, không còn tình trạng đỏ da.
Bước 5: Khi vết bỏng đã khô hãy thoa kem mờ sẹo theo chỉ dẫn của bác sĩ để tránh gây mất thẩm mỹ.
Tuy nhiên, khi sơ cứu bỏng bô xe máy tuyệt đối không ngâm vết bỏng vào nước đá lạnh bởi có thể dẫn tới tình trạng co mạch máu, co cơ, làm cho vết bỏng trở nên nghiêm trọng hơn. Không thoa kem đánh răng, áp dụng mẹo dân gian, dùng mỡ trăn, thoa nghệ tươi lên vết thương hở để tránh gây nhiễm trùng, vết bỏng trở nên nghiêm trọng hơn.
Suckhoecuocsong.vn
Các tin khác
-
Kỹ năng thoát hiểm khi bị mắc kẹt ở vùng cát lún
Cát lún thường xuất hiện ở bờ biển, đầm lầy, bờ sông hồ nếu không biết cách thoát hiểm có thể gây nguy hiểm cho tính mạng. -
Kỹ năng xử lý khi trẻ bị kẹp chân vào xe đạp chuẩn xác
Trẻ nhỏ bị kẹp chân vào xe đạp là tình trạng khá nhiều trẻ gặp phải, để giúp trẻ nhanh chóng thoát khỏi sự cố, tránh ảnh hưởng tới bàn chân hãy nhanh chóng thực hiện các bước như sau. -
Hướng dẫn cách sơ cứu khi bị bỏng lạnh
Bỏng lạnh là một dạng vết thương trên da xảy ra khi da tiếp xúc trực tiếp với những đồ vật hoặc nước đá quá lạnh, di chuyển trên băng tuyết gây tổn thương các mô da, đau đớn, tế cứng. -
Kỹ năng đảm bảo an toàn khi chèo SUP
SUP là môn thể thao dưới nước nổi tiếng được nhiều người yêu thích, nhưng để đảm bảo an toàn, tránh bị tai nạn khi tham gia môn thể thao chèo SUP cần trang bị những kỹ năng dưới đây. -
Kỹ năng sơ cứu khi bị thú hoang cắn khi đi rừng
Những vết cắn từ thú hoang trong rừng tiềm ẩn nhiều nguy hại cho sức khỏe. Để đảm bảo an toàn, tránh bị truyền nhiễm bệnh nguy hiểm cần sơ cứu như thế nào khi bị thú hoang cắn. -
Hướng dẫn cách sơ cứu khi bị bỏng lưỡi tránh nhiễm trùng
Bỏng lưỡi không gây nguy hiểm nhưng nếu sơ cứu, chăm sóc không đúng cách có thể gây đau đớn, khó chịu thậm chí nhiễm trùng. Để giúp giảm nhẹ cảm giác đau đớn, khó chịu khi bị phỏng lưỡi cần thực hiện các bước sơ cứu sau. -
Hướng dẫn sơ cứu nhanh khi bị bỏng axit
Phòng ngừa da bị tổn thương nghiêm trọng khi bị bỏng axit cần nhanh chóng thực hiện các bước sơ cứu như sau -
Cách sơ cứu chuẩn khi bị trật mắt cá chân tại nhà
Trật mắt cá chân hay lật sơ mi gây tổn thương hoặc đứt dây chằng khiến cho việc đi lại, vận động hàng ngày bị ảnh hưởng. Để tránh chấn thương trở nên nghiêm trọng hơn khi bị trật mắt cá chân nên sơ cứu như nào? -
Kỹ năng sơ cứu khi bị giập ngón tay
Giập ngón tay nếu sơ cứu không đúng cách có thể khiến cho chấn thương lâu lành hơn, tăng nguy cơ nhiễm trùng. Khi bị giập ngón tay hãy thực hiện các bước sơ cứu dưới đây giúp chấn thương mau lành, tránh ảnh hưởng đến xương.