Vì sao uống cà phê bị đau bụng?

10/25/2023 10:09:00 AM
Cà phê là một trong những thức uống phổ biến được nhiều người yêu thích nhưng khá nhiều người gặp tình trạng đau bụng, tiêu chảy sau khi uống cà phê.

 

Vì sao uống cà phê bị đau bụng?

Cà phê là một trong những thức uống phổ biến được nhiều người yêu thích nhưng khá nhiều người gặp tình trạng đau bụng, tiêu chảy sau khi uống cà phê.

Cà phê là thức uống yêu thích của nhiều người trên thế giới. Ước tính toàn thế giới tiêu thụ gần 2,25 tỷ tách cà phê mỗi ngày. Uống cà phê hay các đồ uống có chứa caffeine giúp tăng sự tỉnh táo, hoạt động tư duy hiệu quả hơn.

Một số nghiên cứu cho thấy uống cà phê mỗi ngày có thể làm giảm đáng kể nguy cơ ung thư trực tràng, các loại bệnh tim mạch, bệnh Alzheimer, giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2, bệnh thoái hóa thần kinh cũng như ngăn ngừa nguy cơ tử vong sớm. Không những thế, việc uống cà phê còn có thể cải thiện khả năng nhận thức, giảm thiểu nguy cơ dẫn đến trầm cảm.

Tuy nhiên, khá nhiều người sau khi uống cà phê thừng bị đau bụng, thậm chí có những người bị tiêu chảy. Vậy vì sao lại gặp tình trạng đau bụng sau khi uống cà phê, nên uống cà phê như thế nào để ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.

Tại sao sau khi uống cà phê bị đau bụng, đi ngoài?

Cà phê mặc dù chứa nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng loại thức uống này có chứa nhiều hợp chất khác nhau khi tiêu thụ có thể gây khó chịu cho dạ dày, hệ tiêu hóa.

+ Axit có trong cà phê gây tình trạng đau bụng bởi có chứa chứa nhiều hợp chất như axit chlorogenic, N-alkanoyl-5-hydroxytryptamide. Những loại axit này khi hấp thụ bên trong dạ dày làm tăng sản xuất axit dạ dày, gây ra đau bụng.

+ Caffeine có trong cà phê có tác dụng giúp tăng sự tỉnh táo, sự tập trung tinh thần nhưng việc tiêu thụ caffeine cũng có thể làm tăng nhu động ruột, tăng tần suất co bóp trong đường tiêu hóa từ đó có thể đến tình trạng đau bụng, phân lỏng, tiêu chảy. Bên cạnh đó, tiêu thụ caffeine có thể kích thích làm tăng sản xuất axit dạ dày gây khó chịu, đau bụng.

+ Các chất phụ gia được thêm vào cà phê như sữa, kem, chất tạo ngọt, đường, đá lạnh cũng là nguyên nhân gây đau bụng, đầy hơi, co thắt dạ dày, tiêu chảy ở nhiều người.

Nên uống cà phê như thế nào để ngăn ngừa đau bụng?

Sau khi uống cà phê nếu cơ thể gặp tình trạng đau bụng, khó chịu dạ dày, đầy hơi, tiêu chảy để phòng ngừa chúng ta có thể áp dụng một số biện pháp sau đây:

+ Nếu bắt đầu tập uống cà phê không nên uống nhiều, uống ngụm lớn cà phê mà hãy nên uống chậm rãi theo từng ngụm nhỏ sẽ có lợi cho dạ dày, giảm nguy cơ khiến dạ dày khó chịu sau khi dung nạp cà phê.

+ Nên tránh uống cà phê khi đang đói bụng, chỉ uống cà phê sau khi đã ăn no. Bởi cà phê có tính axit khi uống lúc bụng đói có thể khiến dạ dày cồn cào, khó chịu, gây đau bụng.

+ Tuyệt đối không uống nhiều cà phê hơn mức khuyến nghị mỗi ngày, là 400 mg caffeine, tương đương với khoảng 4 tách cà phê pha. Bởi uống quá nhiều cà phê không chỉ gây đau bụng, tiêu chảy, mất ngủ, bồn chồn, căng thẳng, tim đập nhanh, gây ảnh hưởng cho sức khỏe, tinh thần.

+ Nếu cơ thể không dung nạp lactose, việc thêm sữa vào cà phê có thể gây khó chịu cho dạ dày có thể thử chuyển sang dùng sữa có nguồn gốc thực vật để thay thế, chẳng hạn như sữa đậu nành hoặc sữa hạnh nhân. Đồng thời, nên tránh những chất phụ gia có thể gây ảnh hưởng cho hệ tiêu hóa.

+ Nên chọn những loại cà phê có cấp độ rang đậm, bởi hạt cà phê được rang lâu hơn với nhiệt độ cao hơn sẽ giảm đi tính axit từ đó sẽ khiến độ chua của cà phê sẽ mất dần và “nhường chỗ” lại cho độ đắng cao.

+ Có thể lựa chọn bột cà phê xay thô để pha chế sẽ giúp nước thấm qua nhanh không đủ thời gian để hòa tan các chất trong cà phê để giảm đi độ đậm đặc và tính axit của cà phê hạn chế tình trạng đau bụng, tiêu chảy sau khi uống cà phê.

+ Hãy thử thưởng thức cà phê được pha bằng phương pháp ủ lạnh. Bột cà phê sẽ được ủ trong nước lạnh từ 12 đến 24 giờ để chiết xuất ra cà phê nên sẽ có dịu nhẹ, độ chua cũng nhẹ hơn, vị đắng cũng được giảm đi hơn với cà phê được pha nóng.

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

Có nên uống cà phê muối, lưu ý cực quan trọng cần nhớ

Uống cà phê đá và cà phê nóng, loại nào tốt hơn?

Giảm cân hiệu quả từ hạt cà phê xanh bạn đã biết?

Bị cao huyết áp, cẩn thận với cà phê

Suckhoecuocsong.vn

Các tin liên quan

Các tin khác