5 loại thực phẩm cực tốt nên thêm vào cà phê
5 loại thực phẩm cực tốt nên thêm vào cà phê
Cà phê mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, hỗ trợ phòng ngừa bệnh tật, giúp tinh thần tỉnh táo,... Nhưng khi kết hợp pha cà phê với 5 loại thực phẩm này giúp lợi ích tăng gấp bội, tạo hương vị hấp dẫn hơn.
Uống cà phê có thể đem lại cho bạn rất nhiều lợi ích về mặt sức khỏe, tinh thần. Việc uống cà phê có chừng mực và đều đặn mỗi ngày có khả năng giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2, các loại bệnh tim mạch, bệnh thoái hóa thần kinh cũng như ngăn ngừa nguy cơ tử vong sớm, cải thiện khả năng nhận thức và giảm thiểu nguy cơ dẫn đến trầm cảm. Đồng thời, những người uống cà phê có nguy cơ tử vong sớm do mọi nguyên nhân thấp hơn 17% so với những người không uống cà phê. Theo thống kê, những người thường xuyên uống cà phê có nguy cơ mắc bệnh tim mạch thấp hơn 19% so với những người không uống, nguy cơ phát triển ung thư thấp hơn 18% so với những người không uống cà phê.
Để tăng hương vị cho cà phê, bổ sung thêm các vitamin, khoáng chất, năng lượng cho cơ thể hãy kết hợp 5 loại thực phẩm có lợi dưới đây giúp cơ thể nhận thêm nhiều lợi ích khác.
5 loại thực phẩm cực tốt nên thêm vào cà phê tăng lợi ích gấp bội
Thêm gừng vào cà phê
Gừng là một trong những loại gia vị quen thuộc với nhiều gia đình người Việt, gừng không chỉ tăng hương vị cho món ăn, thực phẩm này còn được sử dụng như một vị thuốc giúp phòng và điều trịc các bệnh như: cảm lạnh, sốt, ho, cảm cúm, điều trị các bệnh về đường tiêu hóa như ợ hơi, ợ chua, ợ nóng hay chống viêm, giảm say tàu xe, giảm cơn đau cơ, hạ cholesterol và hỗ trợ tiêu hóa.
Gừng có tính nóng, khi cho vào cà phê sẽ giúp hương vị cà phê đậm đà hơn giúp tiêu hóa tốt hơn, hạn chế chứng đầy bụng, khó tiêu, giảm cacs cơn đau cơ, đau khớp sau khi tập luyện thể thao.
Thêm quế vào cà phê
Khi pha cà phê hãy rắc thêm một chút bột quế trong ly cà phê giúp tốt cho tim mạch. Buổi sáng được thưởng thức một ly cà phê được rắc thêm quế là cách đơn giản giúp cơ thể tăng thêm một lượng chất chống oxy hóa tuyệt vời. Trong Đông y, quế có công dụng bổ hoả, hồi dương, ấm thận, tỳ, kinh bế do hàn, giải biểu tán hàn, hoá khí, trị kinh giản, chân tay co quắp, tán hàn hoạt huyết, chữa thũng, đại tiện lỏng, lưng gối đau, tê, tiểu tiện không thông. Trong y học hiện đại, 1 thìa quế xay 2,6g có chứa tới 11,2 mg kali; 0,39 microgram vitamin A; 2,1g carbohydrate; 6,42 calo; 0,21mg sắt; 1,66 mg photpho; 26,1 milligram canxi; 1,56 mg magie, những chất này vô cùng có lợi cho sức khỏe. Đồng thời, đây cũng là loại gia vị giàu chất chống oxy hóa bậc nhất trong các loại gia vị.
Khi uống cà phê được rắc thêm chút bột quế thường xuyên sẽ có tác dụng bảo vệ sức khỏe tim mạch và não bộ. Ngoài ra, còn có thể giảm nguy cơ mắc ung thư, nâng cao hệ miễn dịch, phòng ngừa cảm cúm, cảm lạnh,... do thay đổi thời tiết
Thêm cacao vào cà phê
Thêm một chút bột ca cao vào cà phê không chỉ tăng hương vị cho đồ uống mà còn mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe. Ca cao từ lâu được biết đến là một loại siêu thực phẩm giàu chất chống oxy hóa, chống viêm mạnh mẽ, do đó nó giúp hạ huyết áp và cải thiện chức năng của các mạch máu.
Tác dụng chống viêm của cacao giúp hạ huyết áp, đồng thời tăng lượng cholesterol có lợi (HDL) và giảm cholesterol có hại (LDL), giảm tắc nghẽn đường thở, giảm nếp nhăn và ngăn ngừa vết rạn da, giảm mệt mỏi, lo âu, trầm cảm và tăng khả năng hoạt động ở những người bị hội chứng mệt mỏi mạn tính.
Thêm nghệ vào cà phê
Nghệ từ lâu đã được sử dụng để làm nguyên liệu trong các món ăn, trị bệnh, khắc phục các vấn đề về da. Nghệ có chứa hoạt chất Curcumin đặc trưng vô cùng lớn, hoạt chất này sẽ ức chế quá trình oxy hóa, kháng khuẩn, loại bỏ các gốc tự do. Nhờ sở hữu các vitamin E, vitamin C, vitamin K, cùng nhiều chất dinh dưỡng như kali, canxi, magie,.... có trong nghệ giúp nuôi dưỡng làn da khỏe mạnh, trắng sáng tự nhiên, mờ vết, có lợi cho hệ tiêu hóa, giúp thải độc gan, phòng ngừa hỗ trợ các bệnh về dạ dày, hỗ trợ điều trị trầm cảm.
Thêm nấm vào cà phê
Nhiều người khi pha cà phê thường cho thêm chút muối, hay kem, gừng để tăng hương vị. Nhưng thêm bột nấm vào cà phê giúp mang lại nhiều lợi ích gấp bội cho sức khỏe như: chống virus, chống viêm và tăng cường sức khỏe hệ miễn dịch. Ngoài ra, nấm cũng rất giàu chất chống oxy hóa nên có tác dụng dụng phòng ngừa ung thư.
Trong nấm có rất nhiều các loại vitamin B như vitamin B5, vitamin B3, vitamin B2; đồng và selen, protein, chất xơ, kali, vitamin D, canxi,... giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
Bị cao huyết áp, cẩn thận với cà phê
Uống cà phê có thể làm giảm các bệnh Alzheimer và Parkinson
Vì sao có người bị say khi uống cà phê?
Uống cà phê đá và cà phê nóng, loại nào tốt hơn?
Suckhoecuocsong.vn
Các tin liên quan
- Bí quyết xử lý khi bị say cà phê hiệu quả, đơn giản nhất
- Bật mí cách dùng dầu cà phê dưỡng da, chăm sóc tóc cực hiệu quả
- Vì sao uống cà phê bị đau bụng?
- Có nên uống cà phê sau khi say rượu?
- Có nên uống cà phê muối, lưu ý cực quan trọng cần nhớ
- 5 cách uống cà phê tăng nguy cơ tiểu đường, ung thư cần loại bỏ gấp
- Bật mí cách chăm sóc tóc từ cà phê cực hay
- Thói quen uống cà phê khiến bạn già đi nhanh hơn
- Dấu hiệu cảnh báo cơ thể uống nhiều cà phê cần dừng lại ngay
- Khi mắc Covid-19 có nên uống cà phê?
- Tại sao cà phê rất tốt cho bạn?
- Cà phê liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh
- Uống cà phê đúng cách đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như thế nào
- Nghiên cứu phát triển biến bã cà phê thành vật liệu dùng trong pin Lithium-ion
- Top những quán cà phê nổi tiếng tại Hạ Long được nhiều lượt bình chọn nhất
- Danh sách quán cà phê Hải Phòng đẹp nổi tiếng
- Vỏ trấu, vỏ lụa của cà phê có thể chữa tiểu đường, tim mạch?
- Giảm cân hiệu quả từ hạt cà phê xanh bạn đã biết?
- Những quán cà phê nổi tiếng, có không gian đẹp tại Tiền Giang
Các tin khác
-
Cách điều trị các bệnh ngoài da trong mùa mưa lũ
Sau khi nước lũ rút rất nhiều người gặp các bệnh ngoài da, lở loét da gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ, sức khỏe. Vậy khi bị lở loét da, bệnh ngoài da sau mưa lũ kéo dài cần làm gì để ngăn ngừa tình trạng loét da tránh lây lan sang vùng da lành. -
Cách xử lý khi bị tiêu chảy trong mùa mưa lũ chuẩn xác
Mưa lũ ngập lụt khiến cho thực phẩm, nguồn nước bị ô nhiễm khiến cho nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy rất cao. Khi bị tiêu chảy cần làm gì, dấu hiệu nhận biết chuẩn -
Cách cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau bão lũ
Nhằm tăng cường vi khuẩn có lợi, cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau bão lũ, nước ngập kéo dài chúng ta nên có chế độ dinh dưỡng lành mạnh. -
Cẩn trọng 3 bệnh đường tiêu hóa dễ gặp phải trong mưa bão, ngập lụt
Các khu vực bị mưa bão ngập lụt kéo dài rất dễ mắc phải 3 bệnh đường tiêu hóa dưới đây gây ảnh hưởng sức khỏe. 3 bệnh đường tiêu hóa dễ gặp phải trong mưa bão là bệnh gì, cần đề phòng như thế nào? -
Mẹo giảm nguy cơ mắc đường tiêu hóa sau mưa bão ngập lụt
Sau mưa bão ngập lụt thực phẩm, nguồn nước dễ bị nhiễm khuẩn do đó để giảm nguy cơ mắc các bệnh đường tiêu hóa, sức khỏe đường ruột, hệ vi sinh đường ruột cần áp dụng các nguyên tắc dưới đây. -
Thực phẩm giàu vitamin C rất tốt cho sức đề kháng, hệ vi sinh đường ruột
Vitamin C có trong những thực phẩm này không chỉ giúp tăng cường sức đề kháng, giảm viêm, chống lão hóa, làm đẹp da mà còn có lợi cho sức khỏe đường ruột. -
Cải thiện sức khỏe tinh thần, quản lý stress giúp tăng cường hệ miễn dịch
Nâng cao sức khỏe tinh thần, hạn chế căng thẳng, stress là một trong những biện pháp tăng cường hệ miễn dịch hiệu quả, có lợi cho sức khỏe tổng thể. -
Thực phẩm giàu chất béo lành mạnh rất tốt cho hệ miễn dịch
Ăn nhiều thực phẩm giàu chất béo lành mạnh không chỉ hỗ trợ cơ thể giảm viêm khi hệ miễn dịch phản ứng với các mầm bệnh mà còn giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính. -
Các loại đồ uống tăng cường hệ miễn dịch, tốt cho đường ruột
Những loại đồ uống dưới đây không chỉ giàu dinh dưỡng, mang lại lợi ích cho hệ miễn dịch mà còn vô cùng tốt cho sức khỏe đường ruột. -
Thực phẩm chứa prebiotic giúp củng cố hệ miễn dịch, tốt cho sức khỏe đường ruột
Tiêu thụ những thực phẩm chứa prebiotic sẽ giúp cho hệ miễn dịch khỏe mạnh, bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ mắc bệnh, đồng thời giúp cho hệ vi sinh đường ruột cân bằng.