Bí quyết xử lý khi bị say cà phê hiệu quả, đơn giản nhất
Uống quá nhiều, uống không đúng thời điểm khiến nhiều người bị say cà phê sau khi uống cà phê. Khi bị say cà phê nên làm thế nào để giúp tránh cảm giác mệt mỏi, khó chịu.
Cà phê là thức uống yêu thích của nhiều người trên thế giới. Ước tính toàn thế giới tiêu thụ gần 2,25 tỷ tách cà phê mỗi ngày. Uống cà phê hay các đồ uống có chứa caffeine giúp tăng sự tỉnh táo, hoạt động tư duy hiệu quả hơn. Uống cà phê mỗi ngày có thể làm giảm đáng kể nguy cơ ung thư trực tràng, các loại bệnh tim mạch, bệnh Alzheimer, giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2, bệnh thoái hóa thần kinh cũng như ngăn ngừa nguy cơ tử vong sớm, cải thiện khả năng nhận thức, giảm thiểu nguy cơ dẫn đến trầm cảm,… Nhưng một số người sau khi uống cà phê nhiều người gặp tình trạng bồn chồn, mất ngủ, run rẩy tay chân thậm chí bị mất ngủ.
Dấu hiệu cơ thể bị say cà phê sau khi uống
Do tiêu thụ một lượng lớn cà phê hay uống không đúng thời điểm khiến chúng ta rất dễ bị say cà phê. Theo các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, đối với người trưởng thành chúng ta uống khoảng 1.000ml cà phê mỗi ngày, nhưng nếu tiêu thụ quá lượng khuyến nghị này chúng ta có thể gặp các triệu chứng như:
+ Xuất hiện cảm giác hồi hộp, bồn chồn
+ Mất ngủ, khó ngủ, ngủ không sâu giấc
+ Phấn khích, kích động tâm lý, có những đợt hưng phấn
+ Mặt đỏ ửng
+ Co giật cơ bắp
+ Rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy
+ Tim đập nhanh hay rối loạn
+ Nói hoặc suy nghĩ không rõ ràng
+ Đổ mồ hôi
+ Có thể nghe thấy những âm thanh chói tai và nhìn thấy những quầng sáng trước mắt.
Hướng dẫn cách xử lý khi bị say cà phê
Các triệu chứng khi bị say cà phê có thể giảm dần theo thời gian khi cơ thể của chúng ta tiêu thụ được lượng caffeine nạp vào. Nhưng quá trình tiêu hóa caffeine diễn da khá lâu, cần nhiều thời gian, cơ thể khó chịu. Do đó, khi bị say cà phê có thể áp dụng các biện pháp sau đây:
Uống nhiều nước lọc
Cà phê dễ hòa tan với nước do đó khi bị say cà phê chúng ta có thể uống nhiều nước lọc sẽ khiến hòa tan chất cafein trong cafe hiệu quả
Nên uống từ 0,5 – 1 lít nước trong vòng 10 phút để nhanh chóng giảm thiểu các triệu chứng say cafe. Sau đó, mức độ say cà phê sẽ nhanh chóng giảm dần, các triệu chứng mệt mỏi, khó chịu nhanh chóng biến mất trong khoảng 1-2 giờ.
Hít thở sâu
Việc hít thở đều đặn sau khi bị say cà phê giúp lấy lại tinh thần tốt nhất, giảm đi sự căng thẳng, bồn chồn.
Bước 1: Hít một hơi thật sâu bằng mũi, giữ hơi ở trong lồng ngực khoảng 7 giây
Bước 2: Hãy thở ra từ từ bằng miệng, kéo dài trong khoảng 8 giây. Nên lặp đi lặp lại các hoạt động này nhiều lần giúp giảm tình trạng say cà phê vô cùng hiệu quả
Bổ sung kẽm và magie
Việc bổ sung kẽm và magie giúp làm ức chế sự tác động của caffeine đến cơ thể, giảm bớt triệu chứng say cà phê. Khi say cà phê nên bổ sung thêm những thực phẩm như: trái cây, các loại đậu, ngũ cốc, rau xanh, chuối, bơ,…
Nước trà gừng ấm
Trà gừng không chỉ có tác dụng làm ấm cơ thể mà nó còn làm giảm đáng kể lượng cafein có trong cơ thể. Khi bạn bị say cà phê, uống 1 ly trà gừng ấm, sau khoảng 20 phút các triệu chứng dần được giảm bớt.
Vận động nhẹ nhàng
Cafein là chất được bổ sung vào cơ thể nhằm nâng cao sức bền cũng như nâng cao khả năng tập trung. Do đó, nếu gặp phải tình trạng dư thừa cafein chỉ cần đi bộ trong khoảng 15 phút để đào thải bớt lượng cafein ra ngoài. Việc hoạt động, vận động nhẹ nhàng sẽ giúp cafein bị loại bỏ bớt giúp bạn giải say cà phê.
Xông hơi bằng nước nóng
Khi bị say cà phê có thể thực hiện xông hơi bằng nước để nhanh chóng giải quyết các triệu chứng khó chịu
Uống nước cam ép
Nước cam có chứa nhiều các loại vitamin, khoáng chất đặc biệt là vitamin C giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể. Nước cam có tác dụng giải các cơn say như: say cà phê, say bia, say rượu,… giảm bớt triệu chứng đau đầu, buồn nôn.
Uống nước chanh pha mật ong
Nước chanh pha mật ong có tác dụng rất tốt để chữa say cà phê. Hãy dùng ½ quả chanh với 200 – 300ml nước ấm sau đó hòa thêm một thìa mật ong giúp trị say cà phê.
Bổ sung thêm tinh bột
Khi bị say cà phê ở mức độ nhẹ chúng ta có thể bổ sung tinh bột từ bánh mì, cơm, ngũ cốc, bánh quy để giảm các triệu chứng hồi hộp, phấn khích, bồn chồn,…
Suckhoecuocsong.vn
Các tin khác
-
Hướng dẫn cách sơ cứu nhanh khi bị bỏng mắt
Bỏng mắt là một trong những tai nạn khá nhiều người gặp phải do nhiệt độ nóng hay các chất hóa học từ mỹ phẩm, nước tẩy rửa tiếp xúc với mắt. Nếu không biết cách sơ cứu đúng cách sẽ gây ảnh hưởng đến mắt. -
Cách xử lý khi trẻ bị kẹt ngón tay vào cửa
Khi vui chơi nhiều trẻ sơ ý nên thường bị kẹp ngón tay, ngón chân vào cửa khiến trẻ bị chấn thương ngoài da. Nếu cha mẹ không biết cách xử lý có thể trẻ bị chấn thương nặng hơn, tâm lý trẻ bị ảnh hưởng. -
Kỹ năng thoát hiểm khi bị mắc kẹt ở vùng cát lún
Cát lún thường xuất hiện ở bờ biển, đầm lầy, bờ sông hồ nếu không biết cách thoát hiểm có thể gây nguy hiểm cho tính mạng. -
Kỹ năng xử lý khi trẻ bị kẹp chân vào xe đạp chuẩn xác
Trẻ nhỏ bị kẹp chân vào xe đạp là tình trạng khá nhiều trẻ gặp phải, để giúp trẻ nhanh chóng thoát khỏi sự cố, tránh ảnh hưởng tới bàn chân hãy nhanh chóng thực hiện các bước như sau. -
Kỹ năng xử lý khi bị bỏng bô xe máy tránh để lại sẹo
Bỏng bô xe máy là một trong sự cố khá thường gặp khi đi xe máy, nếu không được sơ cứu, xử lý kịp thời vết bỏng rất dễ bị nhiễm trùng, để lại sẹo trên da. -
Hướng dẫn cách sơ cứu khi bị bỏng lạnh
Bỏng lạnh là một dạng vết thương trên da xảy ra khi da tiếp xúc trực tiếp với những đồ vật hoặc nước đá quá lạnh, di chuyển trên băng tuyết gây tổn thương các mô da, đau đớn, tế cứng. -
Kỹ năng đảm bảo an toàn khi chèo SUP
SUP là môn thể thao dưới nước nổi tiếng được nhiều người yêu thích, nhưng để đảm bảo an toàn, tránh bị tai nạn khi tham gia môn thể thao chèo SUP cần trang bị những kỹ năng dưới đây. -
Kỹ năng sơ cứu khi bị thú hoang cắn khi đi rừng
Những vết cắn từ thú hoang trong rừng tiềm ẩn nhiều nguy hại cho sức khỏe. Để đảm bảo an toàn, tránh bị truyền nhiễm bệnh nguy hiểm cần sơ cứu như thế nào khi bị thú hoang cắn. -
Hướng dẫn cách sơ cứu khi bị bỏng lưỡi tránh nhiễm trùng
Bỏng lưỡi không gây nguy hiểm nhưng nếu sơ cứu, chăm sóc không đúng cách có thể gây đau đớn, khó chịu thậm chí nhiễm trùng. Để giúp giảm nhẹ cảm giác đau đớn, khó chịu khi bị phỏng lưỡi cần thực hiện các bước sơ cứu sau. -
Hướng dẫn sơ cứu nhanh khi bị bỏng axit
Phòng ngừa da bị tổn thương nghiêm trọng khi bị bỏng axit cần nhanh chóng thực hiện các bước sơ cứu như sau