Làm thế nào để nước bể cá trong vắt, không có mùi hôi tanh
Trong quá trình nuôi dưỡng chăm sóc cá cảnh bể cá luôn tồn tại chất thải gây bẩn, đục cho bể nuôi dù bạn đã thường xuyên thay nước, vệ sinh bể nuôi. Bể nuôi cá luôn bị đục bởi một vài nguyên nhân như: chất nhờn của cá tiết ra hàng ngày, thức ăn thừa của cá, chất thải của cá cảnh, xác động vật phân hủy,…Bên cạnh việc bị đục nước còn có mùi hôi tanh khó chịu. Nếu để tình trạng bể nuôi như vậy trong thời gian dài cá cảnh rất dễ bị nhiễm bệnh và chết nếu không được xử lý và điều trị kịp thời.
Thông thường để cải thiện độ trong của nước nuôi trong bể người nuôi thường sử dụng hệ thống máy lọc nước. Nếu lắp đặt máy lọc nước bạn sẽ phải bỏ ra một số tiền để mua các máy lọc nước. Nhưng nếu bể nuôi cá không thể lắp đặt máy lọc nước cầu kỳ, phức tạp thì còn cách nào khác không? Câu trả lời là có. Người nuôi cá cảnh có thể sử dụng vi sinh để làm sạch nước, nước nuôi trong vắt không lẫn tạp chất hay mùi tanh khó chịu, ổn định nước.
Vi sinh là những con sinh vật có kích thước nhỏ xíu không thể nhìn rõ bằng mắt thường. Chúng là tập hợp của các loại vi khuẩn, nấm lên men và các sinh vật đơn bào khác. Thức ăn của những con vi sinh chính là những chất hưu cơ dư thừa trong bể như: phân cá, thức ăn thừa, cây mục, các chất thải khác,…Các vi sinh vật sẽ hấp thụ, phân hủy hủy các chất hữu cơ dư thừa này hàng ngày ngày qua ngày trả lại cho bể cá sự trong sạch, không có mùi hôi tanh khó chịu.
Vậy thì làm thế nào để bể cá càng có nhiều vi sinh?
Để giúp cho bể cá phát triển nhiều chúng ta cần làm nhà cho chúng sinh sống và sinh sản. Cách làm cực kỳ đơn giản, chỉ cần bỏ ra chút ít thời gian.
Tạo môi trường trú ngụ cho vi sinh:
Vật liệu lọc bạn có thể sử dụng đá nham thạch, sứ, sứ Matrix
để cho vi sinh trú ẩn, phát triển và sinh sản.
Đá nham thạch sở hữu bề ngoài xốp, sần sùi, nhiều góc cạnh là ngôi nhà lý tưởng của các loại vi sinh trú ẩn sinh sản và phát triển. Bởi các vi sinh vật có kích thước cực kỳ nhỏ bé chúng không thể bám trên các bề mặt như quá trơn hoặc quá nhẵn nhụi. Sứ lọc có nhiều lỗ li ti và nhỏ, sần sùi có tác dụng giữ được vi sinh. Sứ matrix dù có giá thành cao nhưng có những lỗ nhỏ vô cùng bé, kích thước nhỏ hơn so với đá nham thạch, sứ lọc.
Sau khi chuẩn bị môi trường trú ngụ cho vi sinh điều tiếp theo chính là cho vi sinh phát triển trong bể nuôi. Nhưng để cho vi sinh phát triển số lượng nhiều mà không tốn quá nhiều thời gian bạn có thể sử dụng vi sinh dạng bột, vi sinh dạng nước.
Vi sinh dang bột: Vi sinh dạng bột bạn chỉ cần chờ khoảng 2-3 ngầy là hồ cá của bạn sẽ hình thành những chú vi sinh đầu tiên. Sau một tuần bể cá sẽ ổn định nhiều vi sinh phát triển sinh sôi, trú ngụ.
Vi sinh dạng nước: Vi sinh dạng nước tốt, nhanh hơn rất nhiều so với vi sinh dạng bột được nhiều người nuôi cá cảnh yêu thích dùng để khắc phục tình trạng nước đục ở bể cá. Đối với vi sinh dạng nước chỉ cần trong vài giờ đồng hồ là bể của bạn đã được bổ sung vi sinh đầy đủ. Chỉ sau một ngày bể cá sẽ trong hơn, mùi hôi tanh cũng sẽ giảm đi rất nhiều.
Khi các vi sinh được bổ sung trong bể nuôi chúng sẽ ăn toàn bộ các chất hữu cơ dư thừa, chất thải của cá, thức ăn thừa, xử lý mùi hôi tnh trả lại cho bể nnuooi màu trong xanh sạch đẹp. Ngoài ra các vi sinh còn có lợi cho hệ tiêu hóa của cá, giúp cá hấp thụ thức ăn tốt hơn rất là nhiều
Nhưng chúng có nhược điểm hơi hôi một chút nhưng không ảnh hưởng tới cá. Mùi hôi sẽ tan đi nhanh chóng khi xịt lên các bể cá, không có tác dụng phụ, rất an toàn.
Biện pháp khác giữ cho bể cá luôn sạch, không đục
Bên cạnh việc bổ sung vi sinh cho bể cá người nuôi cần làm những việc sau:
+ Thả sỏi, đá, gỗ lũa, hoặc bộ lọc nước từ một bể cá đã ổn định vào bể cá của bạn
+ Trồng cây thủy sinh phù hợp cho bể nuôi cá. Bởi cây thủy sinh mang nhiều loại vi khuẩn có lợi, đồng thời còn có tác dụng lọc nước.
+ Kiểm tra hệ thống lọc có phù hợp với bể nuôi hay không
+ Đừng hả quá nhiều cá cảnh vào trong bể nuôi vì có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe cho cá và khiến bể cá khó làm sạch hơn.
+ Thay nước bể cá thường xuyên, mỗi tuần thay 20% lượng nước trong bể. Nếu sử dụng nước máy cần để nước bên ngoài trong 2 ngày để Clo trong nước được khử hết, cá sẽ không bị sốc khi bạn cho nước vào bể
+ Cần đảm bảo bộ lọc được thay mới và hoạt động tốt
+ Cá chỉ nên được cho ăn lượng thức ăn vừa đủ. Mỗi ngày bạn có thể cho cá ăn một lần với lượng nhỏ thức ăn và cho cá nhịn đói một hoặc hai ngày mỗi tuần.
+ Hãy rửa sạch tất cả các món đồ trang trí trước khi cho vào bể nuôi. Kiểm tra mọi thứ để chắn chắn rằng chúng được thiết kế để dùng trong bể cá và mua tại cửa hàng bán đồ dùng cho cá cảnh.
Suckhoecuocsong.vn/TH
Các tin liên quan
- Câu trắc nghiệm Công nghệ lớp 7 Bài 45 có đáp án: Nuôi dưỡng và chăm sóc các loại vật nuôi
- Chăm sóc cá phượng hoàng sinh sản đạt tỷ lệ thành công cao
- Nuôi và chăm sóc cá rồng cần nhớ điều gì?
- Kinh nghiệm chăm sóc cá hề sinh sản đạt tỷ lệ thành công cao
- Nuôi và chăm sóc cá hề có khó không?
- Kinh nghiệm chăm sóc cá phượng hoàng chuẩn nhất
- Chăm sóc cá koi vào mùa mưa cần nhớ điều gì?
- Chăm sóc cá koi vào mùa đông những điều cần nhớ
- Chăm sóc cá koi mùa hè: Những điều lưu ý
- Hướng dẫn quy trình chăm sóc cá koi sinh sản đạt tỷ lệ cao
- Nuôi và chăm sóc cá koi: Những điều cần lưu ý
- Chuyên gia bật mí cách chăm sóc cá koi khỏe mạnh, lên màu đẹp
- Hướng dẫn cách chăm sóc cá koi bướm chuẩn
- Chăm sóc cá La Hán con những điều cần biết
- Chăm sóc cá La Hán sinh sản đạt tỷ lệ con giống cao
- Chăm sóc cá bảy màu đúng cách, ít nhiễm bệnh
- Chăm sóc cá vàng sinh sản: Những điều cần nhớ
- Hướng dẫn cách nuôi và chăm sóc cá vàng khỏe mạnh
- Kỹ thuật nuôi và chăm sóc cá dĩa con nhanh lớn
- Những câu hỏi thường gặp khi nuôi và chăm sóc cá dĩa
Các tin khác
-
Chó mèo nhịn ăn trước khi phẫu thuật, các vấn đề cần lưu ý
Nhịn ăn trước khi phẫu thuật giúp phòng tránh các biến chứng có thể xảy ra trong và sau khi phẫu thuật. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ một số vấn đề các chủ nuôi cần lưu ý. -
Tại sao chó, mèo cần nhịn ăn trước khi phẫu thuật điều trị bệnh
Vì sao trước khi phẫu thuật điều trị bệnh chó, mèo được các bác sĩ thú y chỉ định cho nhịn ăn. Nếu cho chó, mèo ăn trước khi phẫu thuật sẽ gây ảnh hưởng cho sức khỏe của chó, mèo như thế nào? -
Bệnh viêm dạ dày, ruột ở mèo: những điều cần biết
Viêm dạ dày có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của mèo nếu không được phát hiện sớm, điều trị kịp thời. Dưới đây là những điều cần biết về bệnh viêm dạ dày, ruột ở mèo người nuôi mèo nên biết. -
Viêm dạ dày, ruột ở mèo nguyên nhân do đâu?
Mèo bị viêm dạ dày ruột gây ảnh hưởng đến dạ dày và đường ruột ở mèo. Khi mèo bị mắc bệnh khiến mèo xuất hiện các dấu hiệu: nôn, tiêu chảy, đau bụng. -
Bật mí cách chẩn đoán, điều trị mèo bị viêm dạ dày ruột
Viêm dạ dày ruột có thể không gây nghiêm trọng cho mèo trong trường hợp nhẹ, mèo có thể tự khỏi nhanh chóng. Nhưng nếu viêm dạ dày ruột gây tắc nghẽn đường tiêu hóa, ngộ độc sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe của mèo. -
Hướng dẫn cách chăm sóc mèo bị viêm dạ dày ruột
Sau quá trình điều trị giúp cho mèo nhanh chóng hồi phục cũng như ngăn ngừa nguy cơ viêm dạ dày ruột tái phát nên chăm sóc mèo như thế nào. -
Mèo mắc hội chứng ruột kích thích (IBS) nên chọn thức ăn như nào
Hội chứng ruột kích thích (IBS) ở mèo là tình trạng rối loạn xảy ra ở đường ruột gây đau đớn, khó chịu cho mèo. Vậy để cải thiện tình trạng IBS ở mèo các chủ nuôi khi lựa chọn thức ăn cho mèo cần ghi nhớ điều gì? -
Những thực phẩm mèo bị hội chứng ruột kích thích (IBS) không nên ăn
Mèo mắc hội chứng ruột kích thích (IBS) bên cạnh xây dựng chế độ ăn uống riêng biệt, kiểm soát căng thẳng, chúng ta không nên cho mèo ăn những loại thực phẩm dưới đây tránh các triệu chứng IBS trở nên nghiêm trọng hơn. -
Phân biệt hội chứng ruột kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) ở mèo chuẩn xác
Hội chứng kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) ở mèo dễ bị nhầm lẫn với nhau. Để phân biệt chuẩn xác hội chứng kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) hãy tham khảo bài viết dưới đây.