Chăm sóc cá La Hán sinh sản đạt tỷ lệ con giống cao
Cá La Hán sở hữu vẻ ngoài độc đáo, màu sắc rực rỡ nên được khá nhiều người nuôi cá cảnh chọn mua về làm cảnh. Nhu cầu nuôi cá La Hán nhiều lên ngày nay một số người nuôi cá La Hán sinh sản để kiếm thêm thu nhập. Dù cá La Hán rất dễ cho đẻ nhưng để duy trì một đàn cá đẹp, đẻ nhiều thì người nuôi cần quan tâm đến những vấn đề nào? Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây.
Cách chọn cá La Hán bố mẹ sinh sản
Để được cá La Hán giống khỏe mạnh, phát triển tốt việc đầu tiên cần quan tâm chính là làm sao chọn được cá La Hán bố mẹ khỏe mạnh.
Nên chọn cá La Hán bố mẹ có mắt tròn, mi mắt lanh lợi dễ nhận thấy. Phần vạy hải trai có màu xanh đôi khi màu đen giúp cá con tăng thêm vẻ đẹp kiêu hùng của cá. Đuôi ở vị trí thẳng đứng, duôi càng dài càng xòe to, thân hình oval, bụng đầy đặn không có nếp gấp. Cá bố mẹ bơi khỏe mạnh, ăn khỏe, di chuyển linh hoạt, trên người không mắc bệnh hoặc các bệnh dị tật bẩm sinh,..
Ngoài ra vì trong quá trình cá mái sinh sản rất hung dữ nên bạn cần lựa cá trống có kích thước to hơn cá cái. Tránh tình trạng cá mái ăn con trống và để con trống có thể khống chế được con mái.
Vào khoảng 10 tháng tuổi, cá phát dục trong tầm khoản 30 đến 90 ngày, giai đoạn này bạn nên tiến hành cho cá La Hán sinh sản để đạt được kết quả tốt nhất.
Sau khi đã tuyển được cá trống mái đạt tiêu chuẩn thì bạn bắt đầu tiền hành nhân giống và chuẩn bị môi trường nuôi dưỡng thích hợp cho cá La Hán sinh sản.
Bể nuôi cá La Hán sinh sản
Nên chọn bể nuôi có kích thước từ 50 x40 x 40 cm để thuận lợi cho việc sinh sống, ghép cặp và tạo môi trường sống thoải mái nhất cho cá bố mẹ.
Nước nuôi cá La Hán sinh sản
Nước nuôi cá La Hán sinh sản phải đáp ứng đủ điều kiện như khi nuôi cá La Hán cảnh. Nước nuôi phải sạch, không lẫn tạp chất, có mùi lạ hay có màu sắc khác thường. Nếu sử dụng nước máy nên để nước sang bể khác để Clo bay hơi hết mới đổ nước mới vào bể cá La Hán sinh sản.
Vị trí đặt bể cá La Hán sinh sản
Nên đặt bể cá những nơi yên tĩnh, ít người qua lại, không có tiếng ồn hoặc gần nơi đường nhiều xe cộ qua lại sẽ ảnh hưởng đến quá trình bắt cặp của cá La Hán bố mẹ.
Vệ sinh bể cá La Hán sinh sản
Vệ sinh bể sạch sẽ cả bên trong lẫn bên ngoài để dễ dàng quan sát hoạt động sinh sản của cá La Hán, ngoài ra còn có thiết bị che chắn một góc bể nơi đặt giá thể để cá sinh sản mà không bị tác động, đặt bể nơi yên tĩnh.
Đặt giá thể bể cá La Hán sinh sản
Chọn giá thể cứng, có thể dùng một miếng gạch diện tích 10 – 20 cm, vệ sinh giá thể bằng cách sát trùng với nước muối 5 %, sau đó đặt ở góc bể nơi được che kín.
Quá trình sinh sản của cá La Hán
Giai đoạn 1: Giai đoạn bắt cặp cá bố mẹ La Hán
Để cá La Hán bắt cặp với nhau người nuôi đưa cá trống và cá mái vào chung bể nhưng hai con cá sẽ được năn cách nhau bằng miếng kính trong. Tiến hành theo dõi cho đến khi hai con bơi lại gần tấm kiếng, quẫy đuôi với nhau lúc này chúng đã chịu nhau nên bạn chỉ cần lấy tấm kính ra để bắt đầu thức hiện cho cá La Hán bắt cặp với nhau chuẩn bị quá trình sinh sản
Giai đoạn 2: Cá La Hán mẹ đẻ trứng
Sau khi cá La Hán bố mẹ bắt cặp với nhau thành công. Sau một thời gian cá mái xuất hiện sọc đen trên mình, nó sẽ bắt đầu dời những viên sỏi và làm sạch vi trí mà nó muốn đẻ trứng.
Khi quan sinh dục của con cái có dấu hiệu lòi ra, và nó bắt đầu đẻ trứng trong khoảng 5 đến 7 tiếng. Mỗi lần cá mái đẻ xong thì cá trống sẽ theo sau thụ tinh lên trứng.
Giai đoạn 3: Cá La Hán ấp trứng
Bạn có thể chọn 2 cách ấp trứng là để cá trống mái tự ấp (cách này ít người chọn bởi cá bố mẹ thường ăn trứng khi chúng cảm thấy bất an) hoặc lấy trứng ra ấp riêng. Nhưng thông thường những người kinh nghiệm nuôi cá La Hán sinh sản lâu năm cho biết nên lấy ra ấp riêng vì cá cái rất dễ ăn hết trứng nếu chúng thấy bất an.
Nếu bạn đem đĩa trứng ra ấp riêng thì cần lưu ý để giá thể này ở góc nghiêng 75 độ so với thành hồ. Lưu ý tắt máy lọc nước hoặc để máy sủi không khí với cường độ thấp nhất và ra xa khoảng 6 cm hoặc vớt cá bố mẹ ra cho nước chảy nhẹ liên tục để ấp trứng để bảo đảm nguồn oxy cần thiết cho sự phát triển của phôi. Sau 48 giờ cá nở, tỷ lệ nở khoảng 65% tỷ lệ sống của cá 3 ngày tuổi khoảng 90%. Sau khoảng thời gian 2 đến 4 ngày sau khi nở không cần cho cá bột ăn. Sau giai đoạn này bạn tập cho cá con ăn bo bo hoặc lòng đỏ trứng gà đã luộc. Sau 7 ngày thì đã có thể cho ăn các thức ăn sống như trùng chỉ.
Suckhoecuocsong.vn/TH
Các tin liên quan
Các tin khác
-
Chó mèo nhịn ăn trước khi phẫu thuật, các vấn đề cần lưu ý
Nhịn ăn trước khi phẫu thuật giúp phòng tránh các biến chứng có thể xảy ra trong và sau khi phẫu thuật. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ một số vấn đề các chủ nuôi cần lưu ý. -
Tại sao chó, mèo cần nhịn ăn trước khi phẫu thuật điều trị bệnh
Vì sao trước khi phẫu thuật điều trị bệnh chó, mèo được các bác sĩ thú y chỉ định cho nhịn ăn. Nếu cho chó, mèo ăn trước khi phẫu thuật sẽ gây ảnh hưởng cho sức khỏe của chó, mèo như thế nào? -
Bệnh viêm dạ dày, ruột ở mèo: những điều cần biết
Viêm dạ dày có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của mèo nếu không được phát hiện sớm, điều trị kịp thời. Dưới đây là những điều cần biết về bệnh viêm dạ dày, ruột ở mèo người nuôi mèo nên biết. -
Viêm dạ dày, ruột ở mèo nguyên nhân do đâu?
Mèo bị viêm dạ dày ruột gây ảnh hưởng đến dạ dày và đường ruột ở mèo. Khi mèo bị mắc bệnh khiến mèo xuất hiện các dấu hiệu: nôn, tiêu chảy, đau bụng. -
Bật mí cách chẩn đoán, điều trị mèo bị viêm dạ dày ruột
Viêm dạ dày ruột có thể không gây nghiêm trọng cho mèo trong trường hợp nhẹ, mèo có thể tự khỏi nhanh chóng. Nhưng nếu viêm dạ dày ruột gây tắc nghẽn đường tiêu hóa, ngộ độc sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe của mèo. -
Hướng dẫn cách chăm sóc mèo bị viêm dạ dày ruột
Sau quá trình điều trị giúp cho mèo nhanh chóng hồi phục cũng như ngăn ngừa nguy cơ viêm dạ dày ruột tái phát nên chăm sóc mèo như thế nào. -
Mèo mắc hội chứng ruột kích thích (IBS) nên chọn thức ăn như nào
Hội chứng ruột kích thích (IBS) ở mèo là tình trạng rối loạn xảy ra ở đường ruột gây đau đớn, khó chịu cho mèo. Vậy để cải thiện tình trạng IBS ở mèo các chủ nuôi khi lựa chọn thức ăn cho mèo cần ghi nhớ điều gì? -
Những thực phẩm mèo bị hội chứng ruột kích thích (IBS) không nên ăn
Mèo mắc hội chứng ruột kích thích (IBS) bên cạnh xây dựng chế độ ăn uống riêng biệt, kiểm soát căng thẳng, chúng ta không nên cho mèo ăn những loại thực phẩm dưới đây tránh các triệu chứng IBS trở nên nghiêm trọng hơn. -
Phân biệt hội chứng ruột kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) ở mèo chuẩn xác
Hội chứng kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) ở mèo dễ bị nhầm lẫn với nhau. Để phân biệt chuẩn xác hội chứng kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) hãy tham khảo bài viết dưới đây.