Hướng dẫn cách chăm sóc cá koi bướm chuẩn
Cá koi bướm sở hữu ngoại hình đẹp với chiếc vây dài thướt tha. Dù mang thân hình là một chú cá nhưng dáng vẻ bơi của cá koi bướm không khác gì một chú bướm đang tung mình vẫy cánh bay trên bầu trời. Chăm sóc cá koi bướm có khó không, thức ăn chủ yếu của cá koi bướm là gì?
Cá koi bướm có tên khoa học là Assorted Butterfly Koi- Cyprinus carpio chúng là một trong những loài cá cảnh được dân chơi cá cảnh cực kỳ ưa thích. Cá koi bướm được thiên nhiên ưu ái khi sở hữu bộ vây dài thướt tha, uyển chuyển, tuyệt đẹp lúc bơi trong làn nước trong xanh dáng vẻ bơi của chúng như những cánh bướm chập chờn bay lượn trên bầu trời tỏa nắng.
Cá koi bướm sở hữu nhiều màu sắc độ đáo, sự pha trộn các màu sắc trên cơ thể tương đối hài hòa giữa vàng, trắng, đen, da cam,…Trong tự nhiên trung bình cá koi bướm có thể sống được 25-35 năm nhưng trong điều kiện chăm sóc và nuôi dưỡng tốt cá koi bướm có thể sống tới 200 năm.
Hướng dẫn cách nuôi và chăm sóc cá koi bướm chuẩn
Bể nuôi cá koi bướm
Để tạo điều kiện tốt nhất cho cá koi bướm phát triển khỏe mạnh, ít nhiễm bệnh tật người nuôi phải chuẩn bị bể nuôi thích hợp. Không nên chọn bể nuôi có kích thước nhỏ như vậy sẽ khiến cá không được thoải mái tung tăng bơi lội. Bể nuôi cá koi bướm phải rộng chứa lượng nước khoảng 1000 gallons nước (tương đương 3800 lít nước) để cá phát triển khỏe mạnh.
Trang trí bể cá koi bướm
Trong bể cá koi bướm bạn có thể để thêm đá, sỏi tròn hoặc các cây thủy sinh, hòn non bộ hoặc các ngôi nhà bằng gốm, đều được. Tuyệt đối không trang trí những vật dụng có góc cạnh, sắc nhọn dễ khiến vây của cá koi bị rách khi vướng phải những vật dụng sắc nhọn. Tính tình cá koi bướm là loài thích tìm tòi và khám phá, chúng thường xuyên đào bới khắp nơi để tìm kiếm thức ăn như một bản năng sẳn có nên không nên để các viên sỏi có kích thước quá nhỏ.
Vị trí đặt bể nuôi cá koi bướm
Nên đặt bể nuôi nơi thoáng đãng sạch sẽ, tránh đặt nơi khu vực gây tiếng ồn lớn như: ti vi, loa, đài hay thiết bị âm thanh khác với mục đích trang trí.
Ánh sáng bể nuôi cá koi bướm
Tạo môi trường thuận lợi cho cá koi bướm phát triển hãy lắp đặt hệ thống chiếu sáng trong bể nuôi cá. Ánh sáng là yếu tố vô cùng quan trọng để duy trì và hoàn thiện màu sắc ở cá koi bướm. Bạn có thể mua đèn chiếu sáng tại các cửa hàng bán đồ dùng nuôi cá cảnh đều bán.
Nước nuôi cá koi bướm
Nước nuôi cá koi bướm phải là nước sạch, không bị ô nhiễm, lẫn tạp chất hay có mùi hóa chất lạ. Nước nuôi phải được khử Clo, không chứa ammonia, nitrite, kim loại nặng,…Tạo điều kiện cho cá koi bướm phát triển, hạn chế bệnh do nước nuôi không đảm bảo hãy thay nước hàng tuần thay nước hãy để lại 30% nước cũ và châm thêm nước mới vào không thay toàn bộ nước mới bằng nước cũ. Tuyệt đối không được để hồ cá tiếp xúc với xà phòng và các chất tẩy rửa nào khác. Để nước nuôi sạch trong không có mùi tanh bạn có thể sử dụng vi sinh dạng nước hoặc dạng khô, nham thạch, sứ Matrix.
Lắp đặt hệ thống lọc nước
Bên cạnh việc sử dụng vi sinh dạng nước hoặc dạng khô, nham thạch, sứ Matrix để lọc nước trong bể nuôi cá koi bướm người nuôi cá cảnh nên lắp đặt hệ thống lọc chất lượng. Thiết bị lọc nước người nuôi có thể mua tại các cửa hàng bán cá cảnh hoặc của hàng bán vật dụng nuôi cá cảnh đều sẵn có hoặc mua tại các trang thương mại điện tử. Hệ thống lọc nên dùng loại lọc tràn tương ứng với kích thước của hồ để hỗ trợ tốt nhất.
Nhiệt độ, độ pH trong bể nuôi cá koi bướm
Nhiệt độ thích hợp nhất trong bể nuôi cá koi bướm nên ở mức 26-28oC, độ pH từ 6,8 – 7,2.
Thức ăn của cá koi bướm
Trên thị trường thức ăn cho cá cảnh có khá nhiều các loại thức ăn dành riêng cho cá koi bướm khác nhau với mẫu mã, giá cả khác nhau tùy vào điều kiện kinh tế bạn có thể lựa chọn thức ăn cho cá koi. Bạn có thể sử dụng thức ăn chuyên dụng như cám aqua master, sakura koi, cám stella cho cá koi bướm ăn để đảm bảo chúng phát triển tốt nhất.
Suckhoecuocsong.vn/TH
Các tin liên quan
Các tin khác
-
Phương pháp điều trị bệnh nấm miệng ở mèo
Nấm ở mèo là một trong những căn bệnh thường gặp khi mèo bị vi khuẩn tấn công. Trong các loại nấm, nấm miệng thường gặp gây đau đớn, ảnh hưởng đến sức khỏe thậm chí đe dọa đến tính mạng của mèo -
Nguyên nhân gây bệnh bọ chét ở mèo và giải pháp
Bọ chét là một loại ký sinh trùng sống trên da các loại thú cưng đặc biệt là chó và mèo khiến cho vật nuôi ngứa ngáy, khó chịu ăn không ngon, ngủ không yên. -
Phân biệt bệnh nấm và ghẻ ở mèo
Các vật nuôi trong nhà như chó, mèo có tác dụng trông nhà, bắt chuột, côn trùng... bảo vệ cho gia chủ. Trong các loại thú cưng, mèo thường được trẻ em nâng niu, ôm ấp, thậm chí có những bé phải ôm em mèo mới chịu đi ngủ…Tuy nhiên vật nuôi này thường bị mắc bệnh nấm còn gọi là nấm mèo hoặc ghẻ nếu không cẩn thận sẽ lây nhiễm sang người. -
Bệnh dại ở mèo và những dấu hiệu nhận biết
Vật nuôi như chó, mèo...không chỉ bảo vệ gia đình mà còn là “người bạn thân thiết” của trẻ em, người cao tuổi, người sống độc thân…Tuy nhiên những vật nuôi này đều có thể mắc bệnh, điển hình là bệnh dại nếu không phát hiện kịp thời khả năng tử vong là rất cao. -
-
Chó mèo nhịn ăn trước khi phẫu thuật, các vấn đề cần lưu ý
Nhịn ăn trước khi phẫu thuật giúp phòng tránh các biến chứng có thể xảy ra trong và sau khi phẫu thuật. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ một số vấn đề các chủ nuôi cần lưu ý. -
Tại sao chó, mèo cần nhịn ăn trước khi phẫu thuật điều trị bệnh
Vì sao trước khi phẫu thuật điều trị bệnh chó, mèo được các bác sĩ thú y chỉ định cho nhịn ăn. Nếu cho chó, mèo ăn trước khi phẫu thuật sẽ gây ảnh hưởng cho sức khỏe của chó, mèo như thế nào? -
Bệnh viêm dạ dày, ruột ở mèo: những điều cần biết
Viêm dạ dày có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của mèo nếu không được phát hiện sớm, điều trị kịp thời. Dưới đây là những điều cần biết về bệnh viêm dạ dày, ruột ở mèo người nuôi mèo nên biết. -
Viêm dạ dày, ruột ở mèo nguyên nhân do đâu?
Mèo bị viêm dạ dày ruột gây ảnh hưởng đến dạ dày và đường ruột ở mèo. Khi mèo bị mắc bệnh khiến mèo xuất hiện các dấu hiệu: nôn, tiêu chảy, đau bụng. -
Bật mí cách chẩn đoán, điều trị mèo bị viêm dạ dày ruột
Viêm dạ dày ruột có thể không gây nghiêm trọng cho mèo trong trường hợp nhẹ, mèo có thể tự khỏi nhanh chóng. Nhưng nếu viêm dạ dày ruột gây tắc nghẽn đường tiêu hóa, ngộ độc sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe của mèo.