Những câu hỏi thường gặp khi nuôi và chăm sóc cá dĩa
Người mới chơi cá dĩa nên nuôi cá dĩa to hay cá dĩa nhỏ
Những người mới bắt đầu nuôi cá dĩa thường chưa có kinh nghiệm chăm sóc cá dĩa nhiều do vậy nên nuôi cá dĩa to thay vì nuôi cá dĩa nhỏ. Bởi cá dĩa sống theo đàn và chúng tìm an toàn từ việc là một phần của bầy đàn. Ngoài ra một số người chỉ muốn mua một cặp cá dĩa để nuôi thử rồi mới quyết định mua nhiều cá dĩa sau nhưng đây thực sự là cách nuôi sai lầm.
Cá đĩa đẻ được vài ngày thì ăn hết trứng, nên xử lý thế nào?
Một số người nuôi cá dĩa sinh sản cho biết cá dĩa khi đẻ được vài ngày ăn hết trứng. Nguyên nhân bởi cá dĩa bố mẹ bị thiếu chất và bị stress.
Khi phát hiện tình trạng này hãy xử lý nước trong bể nuôi bằng md napoli (5ml/200 lít nước), md lovita (5ml/200 lít nước). Trộn thức ăn cho ăn liên tục trong quá trình mang thai và nuôi con, trong 100g thức ăn: md selen e ws (1g), md topmin (1ml), md analgin td (1ml), md mix 30 (2g).
Cá dĩa mới mua về có thể thả luôn vào bể cá được không?
Theo những chia sẻ của những người nuôi cá dĩa lâu năm cho biết không nên thả ngay cá dĩa mới mua về vào bể cá.
Khi nuôi cá cảnh nhiều người nuôi thường mua thêm những chú cá mới đa màu sắc để giúp bể nuôi cá thêm phần sinh động, đẹp mắt. Nhưng khi mua cá dĩa ở ngoài cửa hàng bán cá cảnh về chúng ta thả chúng luôn xuống bể nuôi cá cảnh. Nhưng sau 2 ngày sau khi thả sẽ có vấn đề xảy ra. Cá dĩa ở hai nguồn khác nhau, khi chúng ta thả chung sẽ xảy ra tình trạng lây nhiễm chéo. Do vậy, trước khi thả cá dĩa mới mua về chúng ta cần chuẩn bị các bước thuần dưỡng ban đầu như sau:
Cách ly cá dĩa mới: Chuẩn bị nước để thả cá bằng cách sử dụng nước giếng, cần sục khí 24h và mua dụng cụ tăng pH tại các cửa hàng. Tiếp đến, cho cá vào bể dưỡng kích thước phù hợp một cá thể cá dĩa cần 8-10 lít nước, kiểm tra nhiệt độ nước nuôi trong bể từ 28-30 độ C là phù hợp nhất. Muối hột 200g muối cho 100 lít nước.
Do thay đổi môi trường sống của cá khiến chúng dễ bị các vi khuẩn tấn công, gây bệnh vì vậy sử dụng thuốc kháng sinh cefalixin hoặc ciprolixin (500mg/viên cho 50 lít nước) để tăng sức đề kháng.
Quy trình dưỡng cá dĩa: Thay 50% nước trong bể dưỡng rồi áp dụng dưỡng thuốc như quy trình thả cá nhưng liều lượng muối và kháng sinh sẽ điều chỉnh giảm 50%. Sau 3-5 ngày dưỡng cá chúng ta có thể cho cá dĩa mới mua vào bể chính cũng với những con cá cũ trong bể nuôi.
Vì sao cần để đáy bể nuôi trống khi nuôi cá dĩa
Bởi trong quá trình chăm sóc khi chúng ăn những thức ăn này thường vương vãi xuống dưới đáy bể nuôi tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển khiến cá dĩa dễ bị bệnh. Việc để đáy bể nuôi trống giúp cho người nuôi dễ dàng dọn dẹp, vệ sinh loại bỏ chất thải, dễ lau sạch thành bể nuôi hơn. Quan trọng nhất chính là giữ cho vi khuẩn, các mầm bệnh gây hại cho sức khỏe, sự phát triển của cá ở mức tối thiểu. Nhưng thay vì trang trí các tiểu cảnh đặt ở trong bể nuôi cá dĩa người nuôi có thể sử dụng các viên sỏi to hoặc cát to để trang trí bể cá dĩa thêm sinh động, đẹp mắt.
Có nên cho cá dĩa ăn tìm bò hay không?
Những thức ăn chủ yếu của cá dĩa bao gồm: cá lóc con, cá nhỏ, trùng huyết, trùn quế, thức ăn khô, trùng chỉ, artemina,…Những người nuôi cá dĩa lâu năm đều cho cá dĩa ăn tim bò trong khẩu phần ăn của cá dĩa. Ngoài việc sử dụng tim bò bươi các nhà nuôi cá dĩa lâu năm đã trộn thêm một số hỗn hợp bổ sung dinh dưỡng cho cá dĩa đẹp hơn.
Công thức: Tim bò xay, rau luộc xay (cải bó xôi, củ cải, cải bông, cà rốt), phụ gia (can-xi, vitamin, tỏi, tảo spirulina) và chất kết dính. Tất cả được xay nhuyễn, bỏ vào túi nylon, cán dẹp, để trong ngăn đá tủ lạnh và cho ăn dần. Có thể bảo quản được 1 – 2 tháng.
Cá dĩa chỉ ăn những thức ăn có sắc tố màu đỏ?
Những loại thức ăn của cá dĩa có sắc tổ màu đỏ phải kể đến như trùn quế, trùng chỉ, trùng huyết, tim bòm cá lóc con,…Nhưng bên cạnh những thức ăn có sắc tố màu đỏ này cá dĩa vẫn ăn những loại thức ăn có màu khác như: artemina, tim hết hợp rau xanh, thức ăn khô.
Ngoài ra, những con cá dĩa khỏe mạnh sẽ chấp nhận đủ loại thức ăn không cứ gì chỉ ăn mỗi loại thức ăn có sắc tố màu đỏ. Điều quan trọng là người nuôi cá cần cho chúng ăn đầy đủ, thường xuyên, đúng giờ.
Suckhoecuocsong.vn/TH
Các tin liên quan
Các tin khác
-
Hướng dẫn kỹ thuật tập bay cho chim yến con
Khác với chim yến con khi sinh sống trong môi trường tự nhiên được chim yến bố mẹ chăm sóc nên chúng sẽ sở hữu khả năng tập bay tốt hơn. -
Nuôi chim yến mang lại lợi ích, tác hại gì?
Nuôi chim yến không chỉ mang lại giá trị kinh tế cao cho người nuôi, hạn chế các loài sâu bệnh hại cây trồng đồng thời nuôi chim yến cũng đem lại nhiều tác hại không mong muốn. -
Vì sao chim yến con bị rơi khỏi tổ, giải pháp khắc phục hiệu quả nhất
Tình trạng chim yến con bị rơi khỏi tổ yến không hiếm gặp ở những nhà nuôi chim yến, giảm khả năng nhân đàn, ảnh hưởng đến chim yến bố mẹ. Nguyên nhân nào gây tình trạng chim yến con bị rơi khỏi tổ yến, cách khắc phục như thế nào? -
Kinh nghiệm nuôi chim yến con khỏe mạnh, đạt tỷ lệ cao
Nhiều nơi để tăng số lượng đàn chim yến thường sử dụng phương pháp ấp trứng chim yến bằng máy thay vì để chim yến bố mẹ nuôi dưỡng. -
Vệ sinh nhà nuôi yến những lưu ý quan trọng cần nhớ
Dọn dẹp vệ sinh nhà nuôi yến không chỉ giúp tạo môi trường sống sạch sẽ cho chim yến mà còn ngăn ngừa hiệu quả vi khuẩn, nấm mốc phát triển. -
Cách xử lý nấm mốc trên ván gỗ nhà nuôi yến cực hiệu quả
Những thanh ván gỗ nhà nuôi chim yến bị nấm mốc phát triển gây thiệt hại nặng nề cho người nuôi chim yến. Bởi trong quá trình xử lý nấm mốc người nguôi không biết cách xử lý đúng sẽ khiến thay đổi môi trường sống, chim yến bỏ đi. -
Bí quyết phòng trừ tắc kè, thằn lằn gây hại cho nhà nuôi chim yến
Thằn lằn, tắc kè khi bò vào trong nhà nuôi chim yến chúng sẽ ăn cắp trứng, cắn chết chim yến con gây thiệt hại lớn cho người nuôi chim yến. Làm thế nào để phòng trừ tắc kè, thằn lằn cho nhà nuôi chim yến hiệu quả -
Bí quyết đuổi chuột khi nuôi chim yến hiệu quả nhất
Chuột là một trong những loài động vật gây hại cho chim yến, chúng không chỉ phá hoại tổ yến mà còn khiến chim yến bỏ đi nơi khác an toàn hơn để sinh sống gây thiệt hại cho người nuôi yến. -
Thời điểm thu hoạch tổ yến, cách lấy tổ yến đúng chuẩn
Tổ chim yến chứa nhiều dưỡng chất quý giá tốt cho sức khỏe. Nhưng trong quá trình khai thác tổ yến nhiều người nuôi yến chưa biết cách thu hoạch tổ yến đúng khiến chất lượng tổ yến bị ảnh hưởng, năng suất không cao. -
Cách lắp đặt hệ thống loa cho nhà nuôi yến đúng chuẩn
Lắp đặt hệ thống loa cho nhà nuôi yến là một trong những yếu tố cực kỳ quan trọng quyết định việc yến có vào sinh sống lâu dài hay không?