Kinh nghiệm chăm sóc cá phượng hoàng chuẩn nhất
Cá phượng hoàng là loài cá nhỏ có kích thước khoảng 7cm nhưng lại sở hữu màu sắc rực rỡ và hấp dẫn nên được rất nhiều người nuôi chọn mua về nuôi làm cảnh. Khi nuôi cá phượng hoàng cần chuẩn bị những gì để cá phượng hoàng khỏe mạnh, ít nhiễm bệnh tật và phát triển tốt.
Hướng dẫn cách chăm sóc cá phượng hoàng khỏe mạnh
Bể nuôi cá phượng hoàng
Để cá phượng hoàng phát triển khỏe mạnh bể nuôi nên lớn hơn 70 lít. Bể nuôi càng rộng thì càng có lợi cho cá phượng hoàng phát triển và thuận tiện cho việc bài trí, trồng các cây thủy sinh trong bể nuôi.
Khi trang trí bể nuôi cá phượng hoàng cần chừa nhiều không gian mở để cá bơi lội thoải mái. Bên cạnh đó, tạo hang ẩn nấp nhân tạo cho cá phượng hoàng. Nếu nuôi cá phượng hoàng sinh sản nên đặt đá phẳng vào bể nuôi để cá cái đẻ trứng trên đó.
Nếu sử dụng bể nuôi cá mới hãy đổ nước đầy bể để kiểm tra sức chịu đựng của bể nuôi, rịn nước của bể. Để vệ sinh loại bỏ những vi khuẩn, bụi bẩn, keo hãy dùng chuối xiêm chín đập dập thả vào hồ và ngâm nước khoảng 3 ngày đối với những bể cá cỡ trung và cỡ lớn. Với cách làm này sẽ sẽ tấy bay hết mùi keo và làm cho hồ sạch bề mặt
Nếu sử dụng bể nuôi cũ hãy vệ sinh sạch sẽ bể nuôi trước khi thả cá phượng hoàng vào nuôi. Tiến hành sử dụng máy lọc nước liên tục trong 3 ngày, sau đó cho vào đó 1 – 2kg muối và ngâm hồ 2 ngày.
Hãy thực hiện quy trình lọc nước giống như hồ mới sau khi súc nước lại và lần cho sạch, thay nước mới vào. Cách làm này giúp tiêu diệt những vi khuẩn, mầm bệnh, ký sinh trùng, nấm bệnh trong bể nuôi cá cũ tránh làm ảnh hưởng tới sức khỏe của cá phượng hoàng.
Dưới đáy bể nuôi nên rải nền bằng sỏi nhỏ để cá sục sạo và đào bới hoặc rải nền bằng cát mịn và trồng thêm một số cây thủy sinh có bụi dày để tạo nên môi trường sống giống với tự nhiên cho cá.
Nước nuôi cá phượng hoàng
Nước nuôi cá phượng hoàng phải là nước sạch, không bị ô nhiễm hay bị lẫn tạp chất để nuôi cá phượng hoàng. Nước nuôi phải được khử Clo, không chứa ammonia, nitrite, kim loại nặng,…
Bên cạnh đó, việc thay nước hàng ngày và làm sạch đáy bể rất quan trọng khi nuôi cá phượng hoàng. Bởi cá thường bơi và kiếm ăn ở tầng đáy do đó lượng amoniac và nitrat lắng đọng dưới đáy bể sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của cá phượng hoàng. Sử dụng các thiết bị lọc nước chuyên dụng để đảm bảo lọc sạch được những tạp chất, chất bẩn trong bể cá.
Ánh sáng
Do cá phượng hoàng không thích ánh sáng quá mạnh nên bể nuôi không nên đặt tại nơi chiếu ánh nắng trực tiếp của mặt trời. Bạn nên thả nên thả một số thực vật nổi trên bề mặt bể nuôi (như bèo).
Nhiệt độ bể nuôi cá phượng hoàng
Nhiệt độ lý tưởng cho cá phượng hoàng phát triển là trong khoảng 25-28 độ C, độ pH nên nằm trong khoảng 6.5 đến 7.5. Vào những ngày mùa đông nhiệt độ thường giảm xuống người nuôi cần đặc biệt chú ý nếu không cá dễ sinh bệnh hoặc bỏ ăn.
Cá phượng hoàng ăn thức ăn gì?
Thức ăn cho cá phượng hoàng khá dễ tìm, chúng ăn tạp thiên về động vật, thức ăn bao gồm trùng chỉ, cung quăng, giáp xác, côn trùng nhỏ và thức ăn viên.
Cá phải được cho ăn 2 đến 3 bữa mỗi ngày, mỗi bữa một phần ăn nhỏ tránh thừa thức ăn gây ảnh hưởng đến môi trường nước.
Ngoài ra, cá phượng hoàng có thể ăn tép nhỏ nên một số loài tép cảnh không nên nuôi chung với cá phượng hoàng.
Cá phượng hoàng có thể nuôi chung với những loài cá cảnh nào?
Cá phượng hoàng rất thích được hoạt động, bơi lội, hiền và đặc biệt có tập tính sống theo cặp và rất thích hợp để nuôi chung với các loài cá khác nhau.
Các loài cá thích hợp nuôi chung với cá phượng hoàng trong bể nuôi như cá neon, cá thần tiên, cá mún, cá kiếm, cá chuột, cá dĩa….
Suckhoecuocsong.vn/TH
Các tin liên quan
Các tin khác
-
Chó mèo nhịn ăn trước khi phẫu thuật, các vấn đề cần lưu ý
Nhịn ăn trước khi phẫu thuật giúp phòng tránh các biến chứng có thể xảy ra trong và sau khi phẫu thuật. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ một số vấn đề các chủ nuôi cần lưu ý. -
Tại sao chó, mèo cần nhịn ăn trước khi phẫu thuật điều trị bệnh
Vì sao trước khi phẫu thuật điều trị bệnh chó, mèo được các bác sĩ thú y chỉ định cho nhịn ăn. Nếu cho chó, mèo ăn trước khi phẫu thuật sẽ gây ảnh hưởng cho sức khỏe của chó, mèo như thế nào? -
Bệnh viêm dạ dày, ruột ở mèo: những điều cần biết
Viêm dạ dày có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của mèo nếu không được phát hiện sớm, điều trị kịp thời. Dưới đây là những điều cần biết về bệnh viêm dạ dày, ruột ở mèo người nuôi mèo nên biết. -
Viêm dạ dày, ruột ở mèo nguyên nhân do đâu?
Mèo bị viêm dạ dày ruột gây ảnh hưởng đến dạ dày và đường ruột ở mèo. Khi mèo bị mắc bệnh khiến mèo xuất hiện các dấu hiệu: nôn, tiêu chảy, đau bụng. -
Bật mí cách chẩn đoán, điều trị mèo bị viêm dạ dày ruột
Viêm dạ dày ruột có thể không gây nghiêm trọng cho mèo trong trường hợp nhẹ, mèo có thể tự khỏi nhanh chóng. Nhưng nếu viêm dạ dày ruột gây tắc nghẽn đường tiêu hóa, ngộ độc sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe của mèo. -
Hướng dẫn cách chăm sóc mèo bị viêm dạ dày ruột
Sau quá trình điều trị giúp cho mèo nhanh chóng hồi phục cũng như ngăn ngừa nguy cơ viêm dạ dày ruột tái phát nên chăm sóc mèo như thế nào. -
Mèo mắc hội chứng ruột kích thích (IBS) nên chọn thức ăn như nào
Hội chứng ruột kích thích (IBS) ở mèo là tình trạng rối loạn xảy ra ở đường ruột gây đau đớn, khó chịu cho mèo. Vậy để cải thiện tình trạng IBS ở mèo các chủ nuôi khi lựa chọn thức ăn cho mèo cần ghi nhớ điều gì? -
Những thực phẩm mèo bị hội chứng ruột kích thích (IBS) không nên ăn
Mèo mắc hội chứng ruột kích thích (IBS) bên cạnh xây dựng chế độ ăn uống riêng biệt, kiểm soát căng thẳng, chúng ta không nên cho mèo ăn những loại thực phẩm dưới đây tránh các triệu chứng IBS trở nên nghiêm trọng hơn. -
Phân biệt hội chứng ruột kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) ở mèo chuẩn xác
Hội chứng kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) ở mèo dễ bị nhầm lẫn với nhau. Để phân biệt chuẩn xác hội chứng kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) hãy tham khảo bài viết dưới đây.