Kỹ thuật nuôi và chăm sóc cá dĩa con nhanh lớn
Sau khi cá dĩa bột được tách ra khỏi cá dĩa bố mẹ người nuôi cần đặc biệt quan tâm đến việc chăm sóc cá dĩa bột ở giai đoạn phát triển này của cá. Bởi giai đoạn này chính là yếu tố quyết định đến số lượng và chất lượng của đàn cá dĩa con. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách chăm sóc cá dĩa bột nhanh lớn, khỏe mạnh, đạt tỷ lệ thành công cao.
Cá dĩa bột sau khi nở chúng sẽ bám quanh cá dĩa bố mẹ và sống nhờ vào ăn chất nhờn tiết ra từ cơ thể của các dĩa bố mẹ trong vòng 12-15 ngày. Sau 15 ngày cá dĩa bột có thể bắt đầu ăn được các sinh vật nhỏ trong nước.
Sau khoảng 18 ngày cá dĩa bột có thể tạm gọi là cá con và có thể ăn được các thức ăn nhân tạo. Sau 21 ngày chúng có thể tự tìm thức ăn và bắt đầu sống độc lập tách khỏi sự phụ thuộc vào cá bố mẹ. Người nuôi tiến hành tách cá dĩa bột con ra khỏi bố mẹ bằng cách dùng ống nhựa trong mềm đường kính khoảng 14-16 gắn thêm ở đầu ống nhựa cứng khoảng 30cm, tổng độ dài dụng cụ tự chế này khoảng 2- 3m. Cho đầu có gắn ống nhựa cứng vào hồ hút cá hương ra xô, chậu. Dùng đầu có gắn ống nhựa cứng rà theo mình cá bố mẹ, chúng sẽ phản ứng quyết liệt. Mang xô chậu có chứa cá bột đến hồ nuôi, không đổ trực tiếp mà vẫn cách cũ hút từ xô chậu vào hồ nuôi.
Khi tách cá dĩa bột ra khỏi cá dĩa bột bố mẹ người nuôi phải chuẩn bị nước nuôi cá dĩa bột trước 2-3 ngày.
Nhiệt độ nước nuôi cá dĩa con
Cá dĩa con phát triển khỏe mạnh, không nhiễm bệnh tật nên được nuôi trong nhiệt độ từ 28-30 độ C, độ pH trong nước nuôi từ 6,5-7, độ Dh từ 8-10. Mực nước trong bể nuôi khoảng 30cm là phù hợp nhất. Muối ăn 1 gram/lít. Mực nước 30 cm.
Nước nuôi cá dĩa con
Nước nuôi cá dĩa con phải đảm bảo yêu cầu sạch, không chứa ammonia, nitrite, kim loại nặng hay bị ô nhiễm lẫn tạp chất. Bởi nồng độ nitrite cao cũng làm cá dĩa tăng trưởng chậm.
Chlorine hay chloramine rất độc với sức khỏe của cá. Do vậy, để kiểm tra nước còn chlorine hay không, dùng orthotolidin (hoặc thiosalfat sodium) 1%: nhỏ 1-2 giọt orthotolidin vào 10-20 lít nước, nếu nước có màu vàng là còn chlorine và ngược lại.
Mật độ thả cá dĩa con trong bể nuôi
Mật độ thả cá dĩa con trong bể nuôi từ 150-200 con/hồ 0,5x1,2x0,45m (khoảng 200-220 lít nước) là phù hợp nhất.
Lắp đặt hệ thống sục khí trong bể nuôi cá dĩa con
Sau khi tách thành công cá dĩa con hãy cho vào bể nuôi và sục khí vừa phải. Việc trao đổi khí diễn ra chủ yếu ở bề mặt hồ nên chúng ta cần bố trí cục sủi ở một độ sâu vừa phải sao cho xáo động trên mặt nước là mạnh nhất.
Cách cho cá dĩa con ăn
Trong ngày đầu tiên sau khi tách khỏi cá dĩa bố mẹ chúng ta không cho cá dĩa con ăn. Từ ngày thứ hai hãy cho cá dĩa con ăn trùn chỉ, một ngày cho ăn 2-3 lần.
Khá nhiều người nuôi cho rằng cho ăn cá dĩa con ăn càng nhiều thì chúng càng mau lớn nhưng theo các chuyên gia cho biết điều này không đúng. Cá chỉ có thể hấp thu một lượng dinh dưỡng nhất định, phần còn lại chúng sẽ thải ra ngoài cơ thể. Do vậy việc cho chúng ăn quá nhiều không có tác dụng hãy cho chúng ăn với số lượng thức ăn vừa phải, làm nhiều lần trong ngày.
Hướng dẫn cách thay nước trong bể nuôi cá dĩa con
Theo các chuyên gia khuyến cáo khi thay nước cho cá dĩa con không làm ảnh hưởng đến sự phát triển của cá người nuôi hãy dùng xiphông rút 0,05 cm, châm vào 0,01 cm. Trong vòng 1 tuần, chúng ta sẽ nâng nước lên gần 40 cm. Cá con được 15 ngày ở hồ, ta bắt đấu cho chạy máy lọc từ 10 giờ sáng đến giờ thay nước chiều.
Vào các buổi tối khoảng 19h dùng tiếp sưởi để điều chỉnh nhiệt độ khoảng 28-30 độ C. Cá nuôi được 4 tuần sẽ đạt 1,5-2 cm.
Cá dĩa con được 4 tuần sẽ đạt kích thước 3-4cm, chuyển sang giai đoạn cá hương. Lúc này người nuôi sẽ tiến hành di chuyển chúng sang hồ nuôi khác, mật độ thả sẽ thưa hơn. với mật độ 70-90 con/hồ cùng quy cách.
Khi cá dĩa con đạt kích thước 6-8cm tiếp tục sang hồ mới với mật độ 40–60 con/hồ cùng quy cách.
Chế độ thay nước ngày 1-2 lần (sáng từ 8- 9 giờ, chiều khoảng 16-17 giờ). Có thể thay từ 25%- 90% tùy chất lượng nguồn nước.
Từ giai đoạn cá dĩa con chuyển sang giai đoạn cá hương người nuôi chăm sóc như cá dĩa trưởng thành.
Hi vọng bài viết này sẽ cung cấp cho người nuôi cá những thông tin hữu ích để áp dụng cho việc chăm sóc cá dĩa con.
Suckhoecuocsong.vn/TH
Các tin liên quan
Các tin khác
-
Chó mèo nhịn ăn trước khi phẫu thuật, các vấn đề cần lưu ý
Nhịn ăn trước khi phẫu thuật giúp phòng tránh các biến chứng có thể xảy ra trong và sau khi phẫu thuật. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ một số vấn đề các chủ nuôi cần lưu ý. -
Tại sao chó, mèo cần nhịn ăn trước khi phẫu thuật điều trị bệnh
Vì sao trước khi phẫu thuật điều trị bệnh chó, mèo được các bác sĩ thú y chỉ định cho nhịn ăn. Nếu cho chó, mèo ăn trước khi phẫu thuật sẽ gây ảnh hưởng cho sức khỏe của chó, mèo như thế nào? -
Bệnh viêm dạ dày, ruột ở mèo: những điều cần biết
Viêm dạ dày có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của mèo nếu không được phát hiện sớm, điều trị kịp thời. Dưới đây là những điều cần biết về bệnh viêm dạ dày, ruột ở mèo người nuôi mèo nên biết. -
Viêm dạ dày, ruột ở mèo nguyên nhân do đâu?
Mèo bị viêm dạ dày ruột gây ảnh hưởng đến dạ dày và đường ruột ở mèo. Khi mèo bị mắc bệnh khiến mèo xuất hiện các dấu hiệu: nôn, tiêu chảy, đau bụng. -
Bật mí cách chẩn đoán, điều trị mèo bị viêm dạ dày ruột
Viêm dạ dày ruột có thể không gây nghiêm trọng cho mèo trong trường hợp nhẹ, mèo có thể tự khỏi nhanh chóng. Nhưng nếu viêm dạ dày ruột gây tắc nghẽn đường tiêu hóa, ngộ độc sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe của mèo. -
Hướng dẫn cách chăm sóc mèo bị viêm dạ dày ruột
Sau quá trình điều trị giúp cho mèo nhanh chóng hồi phục cũng như ngăn ngừa nguy cơ viêm dạ dày ruột tái phát nên chăm sóc mèo như thế nào. -
Mèo mắc hội chứng ruột kích thích (IBS) nên chọn thức ăn như nào
Hội chứng ruột kích thích (IBS) ở mèo là tình trạng rối loạn xảy ra ở đường ruột gây đau đớn, khó chịu cho mèo. Vậy để cải thiện tình trạng IBS ở mèo các chủ nuôi khi lựa chọn thức ăn cho mèo cần ghi nhớ điều gì? -
Những thực phẩm mèo bị hội chứng ruột kích thích (IBS) không nên ăn
Mèo mắc hội chứng ruột kích thích (IBS) bên cạnh xây dựng chế độ ăn uống riêng biệt, kiểm soát căng thẳng, chúng ta không nên cho mèo ăn những loại thực phẩm dưới đây tránh các triệu chứng IBS trở nên nghiêm trọng hơn. -
Phân biệt hội chứng ruột kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) ở mèo chuẩn xác
Hội chứng kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) ở mèo dễ bị nhầm lẫn với nhau. Để phân biệt chuẩn xác hội chứng kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) hãy tham khảo bài viết dưới đây.