Chăm sóc cá La Hán con những điều cần biết
Chăm sóc cá Lá Hán con khỏe mạnh, đạt tỷ lệ cao đòi hỏi người nuôi phải chuẩn bị môi trường sống tốt, thức ăn chứa đầy đủ dinh dưỡng, nguồn nước nuôi đảm bảo,…Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách chăm sóc cá La Hán giống khỏe mạnh, ít nhiễm bệnh, đạt tỷ lệ thành công cao.
Bể nuôi cá La Hán con
Tạo điều kiện thuận lợi cho cá La Hán con phát triển, di chuyển vận động thoải mái người nuôi nên chuẩn bị bể nuôi cá La Hán có kích thước tối thiếu là 0,6 x 0,3 x 0,4m. Nếu điều kiện kinh tế cho phép bạn có thể lựa chọn bể có kích thước lớn hơn một chút để tạo không gian rộng rãi, thoải mái cho các La Hán con phát triển trong những năm đầu đời.
Bên trong bể nuôi sử dụng các tấm ngăn cách thủy tinh chia thành 6 khu vực hai bên đầu lớn hơn 1 chút do đặt ống nước và máy lọc, phân thành 20cm và 15cm rộng, những khu vực khác rộng khoảng 12-13cm, mỗi khu vực nuôi 1 con cá La Hán con.
Để cố định tấm thủy tinh người nuôi có thể dùng giác mút hút vào thành bể, dưới đáy dùng miếng thủy tinh 3mm lót bên dưới, chất cặn bã sẽ được lọc sạch qua khe hở bên dưới tấm thủy tinh
Nhiệt độ nước bể nuôi cá La Hán con
Nhiệt độ thích hợp đối với cá La Hán con nên từ24 – 30 độ C, tốt nhất vào khoảng 26 – 28 độ C trong bể nuôi cá. Nhiệt độ này được coi là thích hợp nhất cho sự phát triển của cá La Hán con. Bên cạnh đó, để kiểm soát nhiệt độ người nuôi nên lắp đặt máy đo nhiệt độ tại bể nuôi cá La Hán con để kịp thời điều chỉnh nhất là tại các tỉnh miền Bắc nơi có nhiệt độ vào mùa hông xuống thấp.
Nước trong bể nuôi cá La Hán con
Người nuôi sử dụng nguồn nước sạch không nhiễm hóa chất, có mùi lạ, có mùi hóa chất hay chất tẩy rửa, có thể sử dụng nước máy để nuôi cá La Hán. Nhưng khi sử dụng nước máy để lắng 1 ngày để bay hết khi Clo trong nước rồi mới cho vào bể nuôi. Khi thay nước trong bể nuôi nên để lại 1/3 nước cũ để tránh làm cho môi trường sống bị thay đổi nhiều, cá bị stress vì phải luôn thích nghi với môi trường mới.
Lắp đặt hệ thống lọc nước trong bể nuôi cá La Hán con
Để đàn cá La Hán con phát triển khỏe mạnh bạn cần chuẩn bị một hệ thống lọc nước giúp nguồn nước trong bể sạch hơn. Hệ thống lọc nước giúp nguồn nước trong bể sạch hơn
Để tăng dòng chảy mạnh và lọc sạch nên dùng máy lọc công suất lớn, mực nước trong bể là 34 cm (khoảng 1200 lít), máy lọc nên dùng có công suất 1000 lít/h hằm giúp vệ sinh dễ dàng và lọc tránh bị nghẽn khi bẩn. Mỗi giờ nước trong bể phải tuần hoàn ít nhất 7 lần.
Ánh sáng nuôi cá La Hán con
Hãy đảm bảo cá La Hán nhận đủ ánh sáng để da và vảy của cá hấp thụ được các sắc tố phát ra từ đèn làm cho thân cá trở nên đậm màu và rực rỡ hơn. Hãy nhớ một ngày cá La Hán con phải được chiếu sáng từ 8h-12h, giúp cá lên màu đẹp hơn và dạn dĩ hơn.
Độ pH trong bể nuôi
Khi nuôi cá La Hán con người nuôi nên duy trì độ pH từ 6.5 đến 7.2. Việc thay nước hồ đều đặn 1 lần/tuần là để giữ cho độ pH ổn định. Nếu không thay nước trong bể nuôi thường xuyên người nuôi có thể thả san hô, sỏi vào trong hồ giúp hạn chế sự thay đổi quá lớn của độ pH trong nước. Ngoài ra, nên lắp đặt thiết bị đo độ pH trong nước sẽ giúp kiểm tra được độ pH được thường xuyên hơn. Thiết bị đo độ pH có thể mua tại các cửa hàng phụ kiện cá cảnh hoặc các cửa hàng cá cảnh, trang thương mại điện tử.
Thức ăn cho cá La Hán con
Cá La Hán là loài ăn tạo nên khi chọn thức ăn cho chúng khá dễ dàng không tốn nhiều chi phí. Thức ăn chính của cá La Hán con là tôm biển, thịt cá, Artemia, trùn chỉ, bo bo. Để cá phát triển nhanh chóng người nuôi cho cá ăn một ngày 3 bữa gồm sáng-trưa-chiều.
+ Artemia (một chi động vật giáp xác thủy sinh gọi là tôm ngâm nước mặn). Loại thức ăn này có kích thước nhỏ, chứa hàm lượng đạm cực cao, không mang mầm bệnh vì loại này được sinh ra trong môi trường nước mặn nên rất tốt cho hệ tiêu hóa và sự phát tiển của cá La Hán con. Bạn có thể mua Artemia sinh khôi đông lạnh tại các cửa hàng cá cảnh hoặc mua lại từ các người chơi tự ấp trứng
+ Trùn chỉ là thức ăn khoái khẩu của cá La Hán và nhiều loại cá cảnh khác. Bạn có thể mua trùn chỉ ở các cửa hàng cá cảnh, hoặc mua trùn chỉ đông lạnh được bán đóng gói sẵn thuận tiện, dễ dàng.
+ Bo bo hay còn được biết với tên gọi khác là trứng nước, đây là con đỏ thuộc một loài giáp xác nước ngọt, có kích thước nhỏ. Bo bo chứa nhiều dinh dưỡng thích hợp cho cá La Hán con ăn nên bạn có thể mua bo bo tại các tiệm cá cảnh.
+ Người nuôi có thể cho cá La Hán con ăn thêm thịt cá, tôm biển sau khi được băm nát trộn đều và để đông lạnh, mỗi lần cho ăn lấy một lượng vừa đủ với sức ăn của cá La Hán con.
Những điều lưu ý khi cho cá La Hán con ăn
+ Không tùy tiện cho cá con ăn thức ăn sống chưa qua đông lạnh, tránh lây nhiễm kí sinh trùng ảnh hưởng đến sức khỏe của cá.
+ Khi cho ăn vo thức ăn thành từng miếng nhỏ, cho ăn đến khi cá không muốn ăn nữa thì dừng không nên cố cho cá ăn thêm.
+ Khi cá La Hán ăn xong mới mở máy lọc
+ Không được để chất thải quá nhiều trong bể nuôi, nếu máy lọc lọc không sạch phải dùng các biện pháp thủ công để tránh ảnh hưởng đến chất nước trong bể nuôi.
+ Cá La Hán còn nhỏ nên cho cá ăn ba hoặc bốn lần trong ngày.
+ Không nên cho cá ăn quá no dẫn đến tình trạng cá không tiêu gây sình bụng về sau.
Chỉ sau một tháng nuôi dưỡng cá La Hán con sẽ phát triển đạt kích thước khoảng 5-8 cm (gồm cả đuôi), phần đầu tròn đầy, mọc lên 1 cái bướu nhỏ, bên trong trong suốt, phát sáng. Sau khi cá phát triển đạt kích thước 12-13 cm thì là có thể bán cá La Hán con.
Suckhoecuocsong.vn/TH
Các tin liên quan
Các tin khác
-
Chó mèo nhịn ăn trước khi phẫu thuật, các vấn đề cần lưu ý
Nhịn ăn trước khi phẫu thuật giúp phòng tránh các biến chứng có thể xảy ra trong và sau khi phẫu thuật. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ một số vấn đề các chủ nuôi cần lưu ý. -
Tại sao chó, mèo cần nhịn ăn trước khi phẫu thuật điều trị bệnh
Vì sao trước khi phẫu thuật điều trị bệnh chó, mèo được các bác sĩ thú y chỉ định cho nhịn ăn. Nếu cho chó, mèo ăn trước khi phẫu thuật sẽ gây ảnh hưởng cho sức khỏe của chó, mèo như thế nào? -
Bệnh viêm dạ dày, ruột ở mèo: những điều cần biết
Viêm dạ dày có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của mèo nếu không được phát hiện sớm, điều trị kịp thời. Dưới đây là những điều cần biết về bệnh viêm dạ dày, ruột ở mèo người nuôi mèo nên biết. -
Viêm dạ dày, ruột ở mèo nguyên nhân do đâu?
Mèo bị viêm dạ dày ruột gây ảnh hưởng đến dạ dày và đường ruột ở mèo. Khi mèo bị mắc bệnh khiến mèo xuất hiện các dấu hiệu: nôn, tiêu chảy, đau bụng. -
Bật mí cách chẩn đoán, điều trị mèo bị viêm dạ dày ruột
Viêm dạ dày ruột có thể không gây nghiêm trọng cho mèo trong trường hợp nhẹ, mèo có thể tự khỏi nhanh chóng. Nhưng nếu viêm dạ dày ruột gây tắc nghẽn đường tiêu hóa, ngộ độc sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe của mèo. -
Hướng dẫn cách chăm sóc mèo bị viêm dạ dày ruột
Sau quá trình điều trị giúp cho mèo nhanh chóng hồi phục cũng như ngăn ngừa nguy cơ viêm dạ dày ruột tái phát nên chăm sóc mèo như thế nào. -
Mèo mắc hội chứng ruột kích thích (IBS) nên chọn thức ăn như nào
Hội chứng ruột kích thích (IBS) ở mèo là tình trạng rối loạn xảy ra ở đường ruột gây đau đớn, khó chịu cho mèo. Vậy để cải thiện tình trạng IBS ở mèo các chủ nuôi khi lựa chọn thức ăn cho mèo cần ghi nhớ điều gì? -
Những thực phẩm mèo bị hội chứng ruột kích thích (IBS) không nên ăn
Mèo mắc hội chứng ruột kích thích (IBS) bên cạnh xây dựng chế độ ăn uống riêng biệt, kiểm soát căng thẳng, chúng ta không nên cho mèo ăn những loại thực phẩm dưới đây tránh các triệu chứng IBS trở nên nghiêm trọng hơn. -
Phân biệt hội chứng ruột kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) ở mèo chuẩn xác
Hội chứng kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) ở mèo dễ bị nhầm lẫn với nhau. Để phân biệt chuẩn xác hội chứng kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) hãy tham khảo bài viết dưới đây.