Chăm sóc cá bảy màu đúng cách, ít nhiễm bệnh
Cá bảy màu là một trong những loại cá cảnh được nhiều người yêu thích và nuôi làm cảnh nhiều do đặc tính khá dễ nuôi, dễ cho ăn, sinh đẻ nhiều. Nhưng do chưa nắm rõ được những yêu cầu trong quá trình nuôi và chăm sóc cá bảy màu khiến cá bảy màu chậm lớn, mắc một số bệnh thậm chí bị chết.
Bể nuôi cá bảy màu
Bể nuôi cá bảy màu không cần quá rộng, người nuôi cá bảy màu chỉ cần chuẩn bị bể nuôi chứa khoảng 10 lít nước. Nhưng phải cần có nhiều bể nuôi để chứa bởi cá bảy màu sinh sản nhanh và nhiều.
Nếu người nuôi cá bảy màu muốn nuôi trong bể cá cảnh mini hãy nhớ thay nước thường xuyên để đảm bảo nguồn nước trong, sạch. Khi thay nước tại các bể mini nên giữ lại 1 phần nước cũ của bể cá hoặc nước bơm lên và để lắng khoảng 3- 4 ngày mới thay vào bể cá.
Bên trong bể bạn có thể trang trí tiểu cảnh, rong rêu, cây nhựa hoặc đá sỏi, cây thủy sinh vừa tạo không gian sinh sống gần với tự nhiên, làm sạch nước và tạo không gian vui chơi cho cá bảy màu sinh sống, phát triển.
+ Nếu bạn muốn nuôi cá bảy màu tại các bể cá cảnh rộng dù không phải thay nước quá thường xuyên nhưng bạn cũng nên chú trọng việc kiểm tra môi trường nước nuôi trong bể để đảm bảo đó là điều kiện thuận lợi nhất cho cá sinh trưởng. Khi thay nước hãy giữ lại 1 phần nước cũ khi thai nước cho cá hoặc cho nước cũ vào bể khi thay nước để tránh tình trạng cá bị sốc môi trường và chết. Nước thay mới vào bể nuôi nên để lắng khoảng 3- 4 ngày mới thay vào bể cá.
Ánh sáng bể nuôi cá bảy màu
Đừng quên lắp đặp đèn cho bể cá bảy màu, người nuôi cá bảy màu có thể sử dụng 4 bóng đèn huỳnh quang để lắp đặt cho bể cá. Ánh sán của đèn trong bể nuôi nên được giữ 10 - 14 tiếng/ngày. Người nuôi cá bảy màu nên mở đèn 1 giờ trước lần ăn đầu tiên và tắt đèn 1 giờ sau lần ăn cuối cùng là được.
Nước nuôi cá bảy màu
Nước nuôi phải sạch sẽ, không bị ô nhiễm hay bị lẫn tạp chất, chất tẩy rửa,…Nếu bạn sử dụng nước máy nên phơi ngoài nắng 1 ngày trước khi dùng để khí clo trong nước thoát ra hết. Hoặc có thể cho sủi bọt trong hồ để khí clo thoát lên nhanh hơn để đảm bảo an toàn cho sự phát triển của cá bảy màu.
Cách lựa chọn thức ăn cho cá bảy màu
Cá bảy màu sinh sống ở môi trường tự nhiên thức ăn chính của chúng là các loại rong, rêu, tảo hoặc những loại ký sinh trùng trong nước, sinh vật nhỏ. Nhưng khi nuôi trong môi trường nhân tạo người nuôi cá bảy màu có thể cho cá bảy màu ăn hai loại thức ăn là thức ăn tươi sống, thức ăn khô.
+ Thức ăn khô: Loại thức ăn này khá phổ biến được bày bán tại các cửa hàng cá cảnh, cửa hàng phụ kiện nuôi cá cảnh. Bạn có thể lựa chọn thức ăn cá bảy màu loại cám Nhật B2. Loại thức ăn này có mùi thơm, kích thích cá chịu ăn và hạn chế gây bẩn nước. Hoặc một loại thức ăn khô khác là Artemia dạng bột cũng được nhiều bạn có kinh nghiệm sử dụng. Loại này khi trộn cùng bột tảo giúp cung cấp chất xơ, khoáng chất và vitamin cho cá bảy màu. Nếu muốn cá bảy màu lên màu đẹp như các cửa hàng cá cảnh hãy cho cá ăn bột tảo spirulina và artemia.
Nên cho cá bảy màu ăn ít nhất 2 lần trên một ngày, vào buổi sáng và chiều, mỗi lần không cho cá ăn quá nhiều. Tránh tình trạng dư thừa thức ăn, ô nhiễm nguồn nước nuôi trong bể nuôi.
+ Thức ăn tươi sống: Thức ăn khô bạn có thể cho cá bảy màu ăn trùn chỉ. Đây được coi là thức ăn ưa thích nhất của chúng. Bạn có thể mua tại các cửa hàng cá cảnh với giá dao động từ 5.000-10.000, có thể cho chúng ăn trong vòng 5 ngày đối với 10 cặp cá.
Người nuôi cá bảy màu có thể sử dụng artemia ấp nở cho cá bảy màu ăn, mỗi lần ăn một ít một, giúp bể sạch sẽ và không gây ra bội thực cho cá.
Bên cạnh đó, nếu bạn đã cho rong rêu hoặc thủy sinh vào hồ thì lượng thức ăn cũng cần giảm đi tránh cá bị bội thực hoặc ăn quá no.
Suckhoecuocsong.vn/TH
Các tin liên quan
Các tin khác
-
Chó mèo nhịn ăn trước khi phẫu thuật, các vấn đề cần lưu ý
Nhịn ăn trước khi phẫu thuật giúp phòng tránh các biến chứng có thể xảy ra trong và sau khi phẫu thuật. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ một số vấn đề các chủ nuôi cần lưu ý. -
Tại sao chó, mèo cần nhịn ăn trước khi phẫu thuật điều trị bệnh
Vì sao trước khi phẫu thuật điều trị bệnh chó, mèo được các bác sĩ thú y chỉ định cho nhịn ăn. Nếu cho chó, mèo ăn trước khi phẫu thuật sẽ gây ảnh hưởng cho sức khỏe của chó, mèo như thế nào? -
Bệnh viêm dạ dày, ruột ở mèo: những điều cần biết
Viêm dạ dày có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của mèo nếu không được phát hiện sớm, điều trị kịp thời. Dưới đây là những điều cần biết về bệnh viêm dạ dày, ruột ở mèo người nuôi mèo nên biết. -
Viêm dạ dày, ruột ở mèo nguyên nhân do đâu?
Mèo bị viêm dạ dày ruột gây ảnh hưởng đến dạ dày và đường ruột ở mèo. Khi mèo bị mắc bệnh khiến mèo xuất hiện các dấu hiệu: nôn, tiêu chảy, đau bụng. -
Bật mí cách chẩn đoán, điều trị mèo bị viêm dạ dày ruột
Viêm dạ dày ruột có thể không gây nghiêm trọng cho mèo trong trường hợp nhẹ, mèo có thể tự khỏi nhanh chóng. Nhưng nếu viêm dạ dày ruột gây tắc nghẽn đường tiêu hóa, ngộ độc sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe của mèo. -
Hướng dẫn cách chăm sóc mèo bị viêm dạ dày ruột
Sau quá trình điều trị giúp cho mèo nhanh chóng hồi phục cũng như ngăn ngừa nguy cơ viêm dạ dày ruột tái phát nên chăm sóc mèo như thế nào. -
Mèo mắc hội chứng ruột kích thích (IBS) nên chọn thức ăn như nào
Hội chứng ruột kích thích (IBS) ở mèo là tình trạng rối loạn xảy ra ở đường ruột gây đau đớn, khó chịu cho mèo. Vậy để cải thiện tình trạng IBS ở mèo các chủ nuôi khi lựa chọn thức ăn cho mèo cần ghi nhớ điều gì? -
Những thực phẩm mèo bị hội chứng ruột kích thích (IBS) không nên ăn
Mèo mắc hội chứng ruột kích thích (IBS) bên cạnh xây dựng chế độ ăn uống riêng biệt, kiểm soát căng thẳng, chúng ta không nên cho mèo ăn những loại thực phẩm dưới đây tránh các triệu chứng IBS trở nên nghiêm trọng hơn. -
Phân biệt hội chứng ruột kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) ở mèo chuẩn xác
Hội chứng kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) ở mèo dễ bị nhầm lẫn với nhau. Để phân biệt chuẩn xác hội chứng kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) hãy tham khảo bài viết dưới đây.