Kinh nghiệm chăm sóc tôm mùa nắng nóng khỏe mạnh

11/15/2019 8:34:00 AM
Vì tôm là loài động vật bậc thấp, biến nhiệt lại có sức đề kháng kém nên chúng rất nhạy cảm với sự thay đổi của môi trường. Vậy làm thế nào để chăm sóc tôm mùa nắng nóng khỏe mạnh, ít nhiễm bệnh, đạt năng suất và chất lượng cao?

 

Thời điểm nắng nóng kéo dài khiến người nuôi tôm gặp nhiều khó khăn trong việc quản lý các yếu tố môi trường ao nuôi. Vì tôm là loài động vật bậc thấp, biến nhiệt lại có sức đề kháng kém nên chúng rất nhạy cảm với sự thay đổi của môi trường. Vậy làm thế nào để chăm sóc tôm mùa nắng nóng khỏe mạnh, ít nhiễm bệnh, đạt năng suất và chất lượng cao? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây.

Vào mùa nắng nóng, nhiệt độ môi trường tăng cao khiến cho mực nước ở sông, hồ, ao bị cạn kiệt kéo theo các chỉ số của môi trường ao nuôi tăng cao, gây ảnh hưởng đến sức khỏe con tôm, có thể dẫn đến thiệt hại kinh tế cho người nuôi tôm.

Các chỉ số môi trường ao nuôi như pH, độ kiềm, độ mặn, nhiệt độ nước,… luôn biến động và tăng cao sẽ khiến cho các loại thực vật thuỷ sinh trong ao tôm bị chết và phân huỷ nhanh. Tạo điều kiện thuận lợi cho các loài tảo gây hại trong ao nuôi phát triển với tốc độ nhanh chóng, dày đặc như: tảo lam (cyanophyta), tảo giáp (dinophyta). Những loại tảo gây hại này sẽ tiết ra độc tố cyanotoxin gây hại cho tôm nuôi khiến tôm bị nhiễm bệnh.

Bên cạnh đó, khi tảo tàn làm thiếu oxy hòa tan trong nước, gây biến động pH, làm độ trong của nước trong ao sụt giảm nghiêm trọng và lượng khí độc tăng cao khiến tôm có thể bị chết hàng loạt.

Mùa nắng nóng nhiệt độ nước tăng trên 32 độ C, tôm ít hoạt động, ngừng ăn và vùi mình xuống bùn, do đó tôm rất dễ hít phải các loại khí độc hại và bị bệnh đóng rong, đen mang.

Ngoài ra, những yếu tô môi tường ao tôm càng thay đổi đột ngột hơn khi xuất hiện những cơn mua trái vụ vào đầu mùa mưa. Lượng nước mưa sẽ cuốn trôi các chất thải, phèn trên bờ xuống dưới ao gây hiện tượng tầng nước, pH sụt giảm, tảo tàn, khí độc tăng…Khi mưa xuống làm cho quá trình phân hủy mùn bã hữu cơ tăng nhanh sinh ra nhiều chất dinh dưỡng là điều kiện cho vi khuẩn gây hại phát triển như EMS. Khi vi khuẩn này xâm nhập qua đường tiêu hóa, phá hủy các mô tế bào, gây rối loạn chức năng tiêu hóa và gan tụy tôm làm tôm chết hàng loạt.

Kỹ thuật chăm sóc tôm mùa nắng nóng đạt hiệu quả cao

Phòng trừ các yếu tố môi trường ao nuôi thay đổi đột ngột do những cơn mưa trái vụ hay đầu mùa vụ người nuôi tăng cường các loại dinh dưỡng giúp tôm bổ gan, tăng sức đề kháng, phòng trừ bệnh gan tụy, đốm trắng như: peptivit, phosphocal, oceanic gold, help-g, hexanic, spirocy hoặc proboost.    

Để đề phòng tôm ăn các loại tảo gây hại người nuôi hãy sử dụng loại supercharge và hybactzyme tạt xuống ao nhằm tăng lượng oxy hòa tan, giảm lượng khí độc hại, duy trì màu nước đẹp, kích thích tôm lột xác và phòng bệnh đỏ thân do thiết oxy.

Khi nhiệt độ tăng trên mức 32 độ C để đề phòng tôm hít phải các khí độc hại và bị bệnh đóng rong, đem mang người nuôi hãy tạt glutarax v8 xuống thẳng ao nuôi, đồng thời diệt được một số vi khuẩn trong đường máu và vỏ tôm, virus Taura, đốm trắng.

Bên  cạnh đó, để giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước ao nuôi tôm người nuôi sử dụng new prawbac 9999 để khử độc, phân hủy bã hữu cơ,bổ sung vi sinh giúp làm sạch bùn bã đáy ao định kỳ, tăng cường quạt khí và sau đó bón chế phẩm vi sinh để phục hồi hệ vi sinh vật trong ao như: O2 sw, supercharge

Khi độ pH trong ngày lớn hơn 0,5 mà người nuôi lại tắt quạt khí đột ngột hoặc kiểm tra tôm bằng vó, chài khiến tôm búng lên mặt nước nhiều, dẫn đến bệnh cong thân và đục cơ trên tôm. Do vậy để đề phòng người nuôi cần hạn chế chài bắt tôm nhiều và bổ sung betterr v8 trong thức ăn để phòng trị bệnh cho tôm.

Xử lý nước ở ao lắng trước khi dẫn vào ao nuôi tôm bằng các sản phẩm diệt khuẩn, diệt tảo và sau khi khử trùng nên tiến hành cấy lại vi sinh bằng các chế phẩm sinh học.

Những ngày nắng nóng cố gắng duy trì mực nước trong ao nuôi tối thiểu là 1m, tốt nhất nên giữ mực nước từ 1,2 - 1,5 m kết hợp chạy quạt để đảm bảo độ ổn định của nhiệt độ nước trong ao.

Nên nuôi tôm ở mật độ thưa (30 - 40 con/m2), hay dự trữ ao nuôi sang thưa khi tôm đạt trọng lượng 80 - 100 con/kg trong những ngày nắng.

Suckhoecuocsong.vn/TH

Các tin liên quan

Các tin khác