Chuyên gia hướng dẫn giải pháp kiểm soát EMS trong ao nuôi tôm

1/22/2020 3:53:00 PM
Hội chứng chết sớm hay còn được gọi với tên khác là EMS, bệnh hoại tử gan cấp tính AHPNS/AHPND. Trong quá trinh nuôi  nếu tôm bị mắc bệnh này khiến chết hàng loạt, gây thiệt hại về kinh tế rất lớn cho người chăm sóc.

 

Hội chứng chết sớm hay còn được gọi với tên khác là EMS, bệnh hoại tử gan cấp tính AHPNS/AHPND. Trong quá trinh nuôi  nếu tôm bị mắc bệnh này khiến chết hàng loạt, gây thiệt hại về kinh tế rất lớn cho người chăm sóc. Vậy làm thế nào để kiểm soát được EMS trong ao nuôi tôm.

EMS hay hội chứng chết sớm ở tôm là một dịch bệnh nghiêm trọng đối với người nuôi tôm.  Bệnh này thường xảy ra trên tôm sú và tôm chân trắng cho dù nuôi thâm canh hay bán thâm canh.

Nguyên nhân gây bệnh EMS/ bệnh hoại tử gan tụy cấp tính AHPNS / AHPND

Nguyên nhân gây bệnh EMS/ bệnh hoại tử gan tụy cấp tính AHPNS / AHPND ở tôm chính là vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus tạo ra một độc tố mạnh làm phá hủy nhanh mô và làm rối loạn chức năng gan tụy trong hệ thống tiêu hóa của tôm. Đây cũng là nguyên nhân chính làm tôm chết sớm trong vòng 30 ngày đầu tiên sau khi thả, tỷ lệ tôm nhiễm bệnh và bị chết có thể lên tới 70% trong ao nuôi tôm.

Nguyên nhân khác cũng gây bệnh cho tôm như: do khí độc trong ao nhiều, tảo độc ở trong ao nuôi hiện diện và phát triển nhiều, thời tiết thay đổi đột ngột, độ pH trong ao thấp, hiện tượng phát sáng trong ao nuôi, ao ít được diệt khuẩn hoặc sử dụng hóa chất, kháng sinh nhiều trong quá trinh nuôi và chăm sóc.

Triệu chứng bệnh EMS/ bệnh hoại tử gan tụy cấp tính AHPNS / AHPND

Triệu chứng của bệnh EMS không rõ ràng, tôm chậm lớn, bỏ ăn, di chuyển lờ đờ, thường di chuyển đến tấp mé và rớt đáy. Sau một thời gian tôm bị mềm vỏ, màu sắc tôm thay đổi, gan tụy mềm nhĩn teo lại hoặc sưng to.

Tôm có thể chết rất nhanh sau khi phát hiện bệnh 2-3 ngày.

Kiểm soát bệnh EMS/ bệnh hoại tử gan tụy cấp tính AHPNS / AHPND

+ Phòng ngừa bệnh xâm nhập vào trong ao nuôi khi tôm nên chọn giống đã được sàn lọc bệnh tôm chết sớm (EMS), đốm trắng (WSSV) và hoại tử cơ (IMNV).

+ Không khuyến khích người tham quan vào ao nuôi, ngâm chân và rửa tay bằng cồn ở mỗi cầu cho ăn. Các phương tiện giao thông thông không được phép vào khu vực nuôi để ngăn ngừa những mầm bệnh bám trên lốp xe lan ra ao nuô

+ Chọn tôm giống bố mẹ sạch bệnh để ngăn ngừa quá trình lây nhiễm từ tôm giống bố mẹ sang tôm giống con.

+ Đảm bảo lượng thức ăn trong khay thức ăn không bị cuốn đi bởi dòng nước mạnh hoặc giảm tốc đa tốc độ của cánh quạt nước gần khay thức ăn. Bên cạnh đó, kiểm soát lượng thức ăn giúp giám sát lượng thức ăn thừa trên khay.

+ Đảm bảo tôm bảo tôm và môi trường, nguồn nước, dụng cụ, thiết bị trong trại giống phải sạch khuẩn.

+ Sên vét đáy ao, phơi nắng đáy ap và sử dụng các thuốc sát trùng đáy ao để diệt các vi khuẩn có hại cho tôm.

+ Trước khi mang tôm giống về thả hãy sốc Formol 100 - 200ppm, trong 30 giây đến 1 phút, để chọn post khỏe, không nhiễm bệnh, loại bỏ bớt những con mang mầm bệnh.

+ Không thả tôm ở mật độ quá cao

+ Người nuôi sử dụng thức ăn đảm bảo chất lượng, thức ăn không nhiễm nấm, cho ăn bổ sung vitamin C, A, E, và glucan.

+ Sử dụng các men vi sinh trong quá trình nuôi: Lactiobacillys sp, Pediococcus sp, Enterococcus sp và Bacillus sp.

+ Nuôi tôm có kích thước nhằm hạn chế được ảnh hưởng của bệnh trên tôm. Bởi tôm trưởng thành hơn ít bị phơi nhiễm bệnh EMS/AHPND hơn.

+ Khi xảy ra bệnh, đối với tôm nhỏ, trước khi xả bỏ, phải dùng thuốc diệt khuẩn (chlorine, formol) để khử trùng, hạn chế lây nhiễm.

+ Nuôi ghép không chỉ giúp phòng tránh virus gây bệnh đốm trắng, phương pháp nuôi ghép cá rô phi với tôm cũng giúp tránh EMS/AHPND

+ Tận dụng các vi sinh vật có ích để cải thiện môi trường và kiểm soát số lượng vi khuẩn Vibrio.

+ Trong quá trình thu tôm, phải xử lý nước bằng thuốc diệt khuẩn NH-RAMOS, IODINE 99 trước khi xả ra ngoài, hạn chế lây nhiễm.

+ Xác định các chất phụ gia thức ăn làm giảm tỷ lệ mắc EMS như: chất ức chế thụ cảm, phytogenic, chất kích thích miễn dịch.

Suckhoecuocsong.vn/TH

 

Các tin khác