Chuyên gia thủy sản hướng dẫn cách quản lý nhiệt độ trong ao nuôi tôm

11/21/2019 10:56:00 AM
Do điều kiện thời tiết diễn biến thất thường nên nhiệt độ trong ao nuôi cũng biến động gây ảnh hưởng đến sự phát triển của tôm. Do đó, nếu không quản lý tốt nhiệt độ ao nuôi tôm sẽ chậm phát triển, dễ bị nhiễm một số bệnh nguy hại.

 

Nhiệt độ ao nuôi ảnh hưởng nhiều đến sự sinh trưởng và phát triển, khả năng miễn dịch của tôm đối với các mầm bệnh. Nhiệt độ tối ưu cho tôm phát triển nhất khi nuôi tôm sú là 28-30oC, tôm thẻ 25-30oC. Nhưng trong quá trình nuôi nếu nhiệt độ trong ao biến động mạnh thì người nuôi cần phải làm gì?

Do điều kiện thời tiết diễn biến thất thường nên nhiệt độ trong ao nuôi cũng biến động gây ảnh hưởng đến sự phát triển của tôm. Do đó, nếu không quản lý tốt nhiệt độ ao nuôi tôm sẽ chậm phát triển, dễ bị nhiễm một số bệnh nguy hại.

Cách quản lý nhiệt độ trong ao nuôi tôm vào mùa mưa

Vào mùa mưa, nước mưa khiến nước trong ao nuôi bị lạnh, giảm oxy, gây biến động pH, kiềm ở tầng mặt, do đó cần chạy quạt, oxy liên tục để tránh hiện tượng phân tầng nhiệt độ, oxy…

+ Người nuôi nên lắp hệ thông ống rút nước tầng mặt khi mưa lớn để giảm hiện tượng phân tầng và biến động các yếu tố môi trường do nước mưa.

+ Ngoài ra khi mưa lớn nên việc ngưng cho ăn do lúc này tôm ăn ít hoặc không ăn, nếu cho ăn sẽ làm dư thức ăn, gây ô nhiễm nước.

+ Cần bón vôi xung quanh bờ đối với ao đất và ủ vôi đánh trong mưa đối với ao bạt để hạn chế sự biến động pH do nước mưa.

+ Hạn chế thay nước cho ao nuôi thủy sản trong thời điểm nước dâng đầu mùa và nước rút cuối mùa

+ Hạn chế hiện tượng giảm độ mặt đột ngột trong ao nuôi tôm người nuôi lên lập kế hoạch điều tiết nước như trước khi mưa to cần phải lấy nước có độ mặn thích hợp vào ao và để mực nước trong ao cao nhất.

+ Chuẩn bị dự phòng máy phát điện, máy sục khí phòng trừ trường hợp mất điện khi có mưa bão

Cách quản lý nhiệt độ trong ao nuôi tôm vào mùa nắng

Vào ngày nắng nóng để hạn chế nhiệt độ trong ao quá cao làm ảnh hưởng đến tôm người nuôi cần màu nước ở dạng màu trà giữ độ trong không quá 35 cm.

+ Liên tục chạy quạt và oxy đáy để hạn chế sự phân tầng nhiệt độ, có thể sử dụng hệ thống lưới che để hạn chế ánh nắng mặt trời chiếu xuống ao nuôi tôm.

+ Vào các buổi trưa ngày nắng nóng nếu thấy nhiệt độ cao trên 30oC thời điểm này tôm sẽ ăn rất mạnh và đi phân nhanh nên không thể hấp thụ hết dinh dưỡng gây lãng phí. Do đó người nuôi cần hạn chế tăng nhanh lượng thức ăn vào lúc này.

+ Tăng cường xi phon sau khi cho ăn khoảng 15 – 20 phút ở các cử ăn.

Cách quản lý nhiệt độ trong ao nuôi tôm vào mùa lạnh

+ Nhiệt độ nước ao thường ở mức thấp, tôm nuôi ở mùa này thường ăn ít, chậm lớn, khi nuôi phải luôn chạy quạt, oxy đáy để tránh sự phân tầng nhiệt độ.

+ Đặc biệt là khi có mưa, cần kiểm soát chặt thức ăn do tôm dễ ăn ít hoặc bỏ ăn để tránh ô nhiễm môi trường.

+ Có thể bổ sung vôi nóng để tăng nhiệt độ nước, chú ý đến pH và độ kiềm khi bổ sung.

 Trong quá trình nuôi cần phải thương xuyên theo dõi, cho tôm ăn lượng thức ăn phù hợp, tránh dư thừa. Khi nhiệt độ xuống thấp, tùy vào khả năng bắt mồi mà điều chỉnh lượng thức ăn cho hợp lý.

+ Sử dụng bút đo nhiệt độ/ pH Horiba D.71G hàng ngày cho ao nuôi.

+ Đối với ao nuôi tôm ở khu vực đón gió mùa đông bắc liên tục người nuôi có thể xây dựng phần đáy ao phía Đông Bắc sâu hơn và cần che bạt tránh gió trên bờ ao. Trên mặt nước có thể thả một ít bèo dâu để làm giảm mặt tiếp xúc với không khí, từ đó hạn chế được sự chênh lệch nhiệt độ.

+ Người nuôi nên tạo nơi trú ẩn cho tôm trong những ngày lạnh bằng cách dùng chà cây ở một vùng nhỏ nào đó trong ao. Tuy nhiên phải đảm bảo rằng cây, chà làm nhà cho tôm cá phải được sát trùng và phơi thật kỹ

+ Mùa lạnh tôm sẽ di chuyển xuống đáy ao nên tăng cường sục khí để cung cấp đầy đủ oxy cho các tầng nước, hạn chế tình trạng stress cho tôm hoặc có thể bơm nước từ đáy ao lắng qua để có thể cung cấp thêm nước sạch có nhiệt độ ổn định.

+ Định kỳ dùng vôi bột hay thuốc sát trùng như đồng sulfat, ; thuốc tím, muối, BKC,…để ngăn chặn sự xâm nhập của các mầm bệnh.

Lưu ý:

Cũng cần lưu ý nhiệt độ nhiệt độ trong ao nuôi giữa ban đêm và ban ngày. Ban đêm nhiệt độ ao nuôi thường thấp hơn ban ngày nên nếu nhiệt độ giảm tôm sẽ rúc vào bùn tiếp xúc với khí độc H2S, vi khuẩn gây bệnh và hoạt động ít hơn. Khi nhiệt độ giảm 10oC trao đổi chất của tôm sẽ giảm khoảng 10%. Để giảm thiểu ảnh hưởng của thay đổi nhiệt độ, người nuôi phải chạy sục khí để ngăn sự phân tầng nhiệt trong ao và giữ đáy ao sạch có ít chất hữu cơ bằng chế độ cho ăn hợp lý.

Quản lý nhiệt độ trong ao nuôi tôm vấn đề hết sức quan trọng, ảnh hưởng đến tính ăn của tôm. Do đó người nuôi cần thường xuyên kiểm tra nhiệt độ trong ao để điều chỉnh cho hợp lý nhất.

Suckhoecuocsong.vn/TH

Các tin liên quan

Các tin khác