Cách xử trí khi bị dị ứng tôm hiệu quả
Dị ứng tôm là một trong những dạng dị ứng thực phẩm dễ gặp nhất khiến ngứa ngáy, đau bụng, buồn nôn, phát ban,… Vậy cần làm gì khi bị dị ứng tôm, dấu hiệu nhận biết chuẩn xác nhất.
Dị ứng tôm là tình trạng dị ứng xuất hiện khi hệ thống miễn dịch của cơ thể phản ứng với một loại protein có trong cơ của tôm. Loại protein này được gọi là tropomyos, tropomyosin thường có ở cơ bụng và cơ đuôi là chính. Khi cơ thể chúng ta bị dị ứng với tôm, các kháng thể sẽ kích hoạt giải phóng histamine để tấn công tropomyosin. Sự giải phóng histamine dẫn đến một số triệu chứng gây khó chịu từ nhẹ đến nặng, thậm chí là có thể đe dọa tính mạng nếu không được xử trí kịp thời.
Dị ứng tôm có thể xảy ra theo 2 con đường chính gồm: đường ăn uống và dị ứng tôm khi hít phải không khí, hơi nước có mùi tôm.
Dấu hiệu nhận biết cơ thể bị dị ứng tôm chuẩn xác
Sau khi ăn tôm trong vòng vài phút đến 1 giờ sau khi ăn uống hoặc hít phải cơ thể có thể xuất hiện các triệu chứng dị ứng bao gồm
+ Xuất hiện tình trạng ngứa ran trong miệng
+ Đau bụng
+ Buồn nôn, nôn mửa
+ Tiêu chảy
+ Nghẹt mũi, khó thở, thở khò khè
+ Ngứa, phát ban hoặc chàm
+ Sưng mặt, môi, lưỡi, cổ họng, tai, ngón tay hoặc bàn tay
+ Choáng váng, chóng mặt thậm chí ngất xỉu
+ Mạch nhanh
+ Cực kỳ chóng mặt hoặc mất ý thức
+ Sốc, tụt huyết áp nghiêm trọng.
Cách xử lý khi bị dị ứng tôm
Trường hợp nhẹ:
Nếu sau khi ăn cơ thể xuất hiện các triệu chứng đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy, ngứa da,… ở mức độ nhẹ chúng ta có thể áp dụng các biện pháp như:
Mật ong:
Khi bị dị ứng tôm hãy dùng nước ấm pha thêm 2-3 thìa mật ong để cải thiện các triệu chứng dị ứng. Mật ong có tác dụng khử trùng, tiêu diệt các vi khuẩn có hại, giảm bớt tình trạng ngứa, nóng râm ran khó chịu sau khi ăn tôm nhờ chứa nhiều chất kháng viêm tự nhiên.
Nước chanh tươi
Nước chanh tươi có tác dụng giảm bớt các triệu chứng khó chịu khi bị dị ứng tôm. Nhờ chứa nhiều vitamin C, axit ascorbic giúp vết thương nhanh lành hơn, duy trì các mô liên kết cũng như phục hồi các tổn thương xảy ra trên cơ thể hiệu quả.
Gừng tươi
Dùng 3 lát ngừng đem pha với nước ấm có tác dụng giảm đau bụng, buồn nôn khi bị dị ứng tôm. Có thể dùng trà gừng pha sẵn hoặc kết hợp gừng tươi cùng với đậu xanh và lá tía tô đun lên lấy nước uống.
Trường hợp nặng
Nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám, điều trị các bác sĩ có thể khuyến nghị dùng thuốc kháng histamine, chẳng hạn như Benadryl giúp giảm các triệu chứng dị ứng nhanh chóng tránh nguy hiểm cho sức khỏe.
Phòng ngừa dị ứng tôm
+ Loại bỏ tôm khỏi chế độ ăn uống
+ Người bị dị ứng tôm nên luôn mang theo thuốc chống dị ứng Epinephrine và sử dụng kịp thời trong trường hợp không may ăn phải tôm mà bị sốc phản vệ
+ Thận trọng khi ăn uống ở quán ăn, nhà hàng hoặc trên máy bay, tránh xa các món ăn có tôm; không nên dùng cả các món ăn chỉ chứa một ít thịt tôm hoặc những loại nước chấm, muối chấm có chứa tôm, hoặc các thực phẩm ăn liền, chế biến sẵn có thể chứa tôm
+ Luôn đọc kỹ nhãn sản phẩm trước khi dùng và luôn thận trọng với những sản phẩm chứa hải sản.
+ Hạn chế nấu, chế biến các món ăn với tôm nếu cơ địa bị dị ứng tôm
+ Tránh đến những nơi có xuất hiện mùi tôm như các khu chợ buôn bán hải sản.
Suckhoecuocsong.vn
Các tin liên quan
Các tin khác
-
Hướng dẫn cách sơ cứu nhanh khi bị bỏng mắt
Bỏng mắt là một trong những tai nạn khá nhiều người gặp phải do nhiệt độ nóng hay các chất hóa học từ mỹ phẩm, nước tẩy rửa tiếp xúc với mắt. Nếu không biết cách sơ cứu đúng cách sẽ gây ảnh hưởng đến mắt. -
Cách xử lý khi trẻ bị kẹt ngón tay vào cửa
Khi vui chơi nhiều trẻ sơ ý nên thường bị kẹp ngón tay, ngón chân vào cửa khiến trẻ bị chấn thương ngoài da. Nếu cha mẹ không biết cách xử lý có thể trẻ bị chấn thương nặng hơn, tâm lý trẻ bị ảnh hưởng. -
Kỹ năng thoát hiểm khi bị mắc kẹt ở vùng cát lún
Cát lún thường xuất hiện ở bờ biển, đầm lầy, bờ sông hồ nếu không biết cách thoát hiểm có thể gây nguy hiểm cho tính mạng. -
Kỹ năng xử lý khi trẻ bị kẹp chân vào xe đạp chuẩn xác
Trẻ nhỏ bị kẹp chân vào xe đạp là tình trạng khá nhiều trẻ gặp phải, để giúp trẻ nhanh chóng thoát khỏi sự cố, tránh ảnh hưởng tới bàn chân hãy nhanh chóng thực hiện các bước như sau. -
Kỹ năng xử lý khi bị bỏng bô xe máy tránh để lại sẹo
Bỏng bô xe máy là một trong sự cố khá thường gặp khi đi xe máy, nếu không được sơ cứu, xử lý kịp thời vết bỏng rất dễ bị nhiễm trùng, để lại sẹo trên da. -
Hướng dẫn cách sơ cứu khi bị bỏng lạnh
Bỏng lạnh là một dạng vết thương trên da xảy ra khi da tiếp xúc trực tiếp với những đồ vật hoặc nước đá quá lạnh, di chuyển trên băng tuyết gây tổn thương các mô da, đau đớn, tế cứng. -
Kỹ năng đảm bảo an toàn khi chèo SUP
SUP là môn thể thao dưới nước nổi tiếng được nhiều người yêu thích, nhưng để đảm bảo an toàn, tránh bị tai nạn khi tham gia môn thể thao chèo SUP cần trang bị những kỹ năng dưới đây. -
Kỹ năng sơ cứu khi bị thú hoang cắn khi đi rừng
Những vết cắn từ thú hoang trong rừng tiềm ẩn nhiều nguy hại cho sức khỏe. Để đảm bảo an toàn, tránh bị truyền nhiễm bệnh nguy hiểm cần sơ cứu như thế nào khi bị thú hoang cắn. -
Hướng dẫn cách sơ cứu khi bị bỏng lưỡi tránh nhiễm trùng
Bỏng lưỡi không gây nguy hiểm nhưng nếu sơ cứu, chăm sóc không đúng cách có thể gây đau đớn, khó chịu thậm chí nhiễm trùng. Để giúp giảm nhẹ cảm giác đau đớn, khó chịu khi bị phỏng lưỡi cần thực hiện các bước sơ cứu sau. -
Hướng dẫn sơ cứu nhanh khi bị bỏng axit
Phòng ngừa da bị tổn thương nghiêm trọng khi bị bỏng axit cần nhanh chóng thực hiện các bước sơ cứu như sau