Chuyên gia hướng dẫn cách xây dựng ao nuôi tôm sú đúng chuẩn
Chọn địa điểm xây dựng ao nuôi tôm sú
Khi lựa chọn địa điểm xây dựng ao nuôi tôm sú bà con nên chọn vùng trung triều để thuận tiện cho việc tháo cạn, phơi đáy khi cải tạo ao nuôi tôm. Vùng hạ triều sẽ gây khó khăn cho việc thay và quản lý chất lượng ao nuôi tôm.
Đất xây dựng ao nuôi tôm sú tốt nhất là đất thịt, đất thịt pha cát, ít mùn bã hữu cơ.
Lựa chọn nguồn nước nuôi tôm sú
Nước nuôi tôm đảm bảo sạch sẽ, an toàn không nhiễm chất độc hại công nghiệp. Độ pH trong nước từ 7.5 - 8.5, S%: 15 - 35%, NH3: <0.1 mg/l, H2S: < 0.03 mg/l
Kỹ thuật xây dựng ao nuôi tôm sú đạt chuẩn
Khi xây dựng ao nuôi đúng chuẩn người nuôi cần chú ý một số nguyên tắc và kỹ thuật sau đây được các chuyên gia đầu ngành khuyến cáo.
Ao lắng:
Ao lắng là ao xử lý chất lược nước trước khi nước được đưa vào ao nuôi.
Ao nuôi:
Nếu xây dựng diện tích ao nuôi quá lớn sẽ khó cho việc chăm sóc, quản lý tôm. Ngược lại nếu diện tích ao nuôi quá nhỏ khiến ao kém phát triển, nước ao nuôi dễ bị biến đổi theo điều kiện nuôi, dễ phát sinh bệnh làm ảnh hưởng đến sức khỏe của tôm trong ao. Do đó diện tích xây dựng ao tốt nhất từ 0.5 - 1ha, ao có dạng hình chữ nhật, đáy ao bằng phẳng và độ dốc từ cống tưới lên đáy cuối ao là 2%. Ao nuôi có độ sâu 1 - 1.5 m, trung bình 0.8 - 1.2 m.
Đáy ao phải được gia cố đầm đáy, chống thấm, nền phẳng, độ dốc nghiêng về phía cống thoát 8º– 10º để thuận tiện cho việc thay nước, thau rửa ao nuôi sau mỗi mùa vụ nuôi tôm kết thúc.
Những ao có hệ thống ống Siphon, đáy ao hình lòng chảo có độ dốc khoảng 1% nghiêng vào rốn ao, nơi đầu ống Siphon ở giữa aoKhi đào ao chú ý cấu trúc địa chất của vùng đất, nếu có tầng phèn tiềm tàng nông, độ sâu ao nên nằm trên tầng phèn
Xây dựng bờ nuôi tôm sú
Đắp bờ ao chắc chắn để đảm bảo giữ được nước và chịu được sóng gió, mưa gió to.
Chiều cao của bờ ao từ 2,0m – 2.7m để giữ được nước trong ao nuôi từ 1,5m – 2,2m. Nếu bờ ao thấp, mực nước trong ao thấp, gặp những ngày nắng nóng tôm sẽ bị sốc nhiệt, đồng thời phèn và kim loại nặng được giải phóng gây chết hàng loạt tôm trong ao
Do cấu trúc phổ biến vùng nuôi tôm thâm canh chủ yếu là đất bị phèn, đất chứa nhiều vật chất hữu cơ, đất cát có độ thẩm lậu cao và bị chất thải xâm nhập vào nhiều nên cần phải gia cố bờ cao cho chắc chắn.
Hiện nay vật liệu thường dùng để gia cố bờ ao gồm có đầm nén bằng đất sét, kè đá, đổ bê tông , trải bạt nhựa tổng hợp PE, nhựa cấp cao HDPE, vải chống thấm có phủ nhựa đường.
Xây dựng cống ao nuôi tôm sú
Cống thoát nước hay cống điều tiết trong ao nuôi tôm nên đặt ở sát đáy áo để thuận tiện cho việc thau rửa đáy ao sau mỗi vụ nuôi tôm. Miệng cống luôn gắn một tấm lưới để ngăn tôm thoát ra ngoài. Hai đầu cống nhô ra khỏi bờ ao 30 – 50cm để tránh xói lở bờ.
Những ao có diện tích lớn nên sử dụng ống bê tông đúc sẵn, có bệ đỡ vững chắc và cửa cống có thiết bị đóng mở.
Xây dựng ao xử lý
Nước thải của ao nuôi sẽ được xử lý bằng vi sinh xử lý nước ao nuôi tôm trước khi thải ra ngoài để đảm bảo môi trường tự nhiên, nguồn nước. Với hình thức nuôi khép kín có thể sang ao lắng để tiếp tục bơm phục vụ cho ao nuôi.
Ao ươm tôm bột:
Ao ươm có thể là ao đất, hoặc có thể là hình thức quây lưới mắt nhỏ, diện tích tùy thuộc vào lượng giống cần trong ao nuôi để thiết kế cho phù hợp. Ao ươm có độ sâu bằng độ sâu ao nuôi, hình chữ nhật dài gấp 2 - 3 lần chiều rộng. Có cống từ ao ươm sang ao nuôi thuận tiện cho việc thu tôm giống sau khi ươm và nên lắp thêm cánh quạt nuôi tôm để cung cấp oxy cho tôm khi xuống giống.
Hướng dẫn cách cải tạo ao nuôi tôm sú
Đây là khâu quan trọng trong quy trình kỹ thuật nuôi tôm sú, ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và sản lượng tôm nuôi.
Ao xây dựng mới
+ Ao sau khi xây dựng, cho nước vào ao ngâm 2 - 3 ngày sau đó xả hết để rửa ao, tốt nhất nên thực hiện thau rửa từ 2 - 3 lần.
+ Bón vôi (CaCO3, Ca(OH)2) để cải tạo đáy, tùy theo độ pH của đất mà bón lượng vôi thích hợp:
Nếu pH 6 - 7: dùng 300 - 600kg/ha (10 - 20kg/sào)
Nếu pH 4.5 - 6: dùng 600 – 1.000kg/ha (20 - 35kg/sào)
+ Sau khi rải vôi phơi ao 7 - 10 ngày thì bắt đầu cấp nước vào ao qua lưới lọc hoặc có thể cày lật úp mặt đáy sau khi rải vôi để vôi có điều kiện tiếp xúc nhiều hơn với đất đáy ao tăng tác dụng khử chua.
Ao nuôi cũ
+ Sau khi thu hoạch tôm, xả hết nước cũ.
+ Với những ao tháo được nước thì tiến hành nạo vét đưa hết chất lắng đọng hữu cơ ở đáy ra khỏi ao.
+ Tiến hành bón vôi, cày lật phơi đáy 10 - 15 ngày cho phân hủy hết chất hữu cơ, chất độc và những sinh vật gây bệnh cho tôm.
Với những ao tháo kiệt được nước phơi đáy thì dùng bơm sục đáy ao và tháo rửa chất thải, sau đó bón vôi. Sau khi cải tạo ao đưa nước vào để gây màu.
Bón phân gây màu
Ao nuôi cần được bón phân gây màu nước để động, thực vật phù du phát triển là nguồn thức ăn tự nhiên của tôm, hạn chế sự phát triển của tảo đáy, tạo oxy, hấp thụ các chất độc sinh ra từ thức ăn dư thừa, chất thải của tôm trong quá trình nuôi.
Người nuôi có thể sử dụng phân hữu cơ, phân vô cơ để gây màu cho ao nuôi
+ Phân hữu cơ gồm: phân chuồng, gà, trâu, bò, khi bón phân phải được ủ mục.
+ Phân vô cơ: NPK 0,2kg/100m2 + urê 0,2kg/100m2. Nên bón phân 9 – 10h sáng. Lượng phân bón trên có thể chia ra 2 – 3 ngày bón
Sau khi bón phân 2 – 3 ngày, sinh vật phù du phát triển, độ trong đạt 40 – 50cm nước có màu xanh nõn chuối hoặc vàng nâu là tốt nhất cho việc thả tôm.
Suckhoecuocsong.vn/TH
Các tin khác
-
Tại sao phải dùng phân bón cho cây trồng?
Trong quá trình phát triển của cây, nhu cầu dinh dưỡng ở mỗi giai đoạn đều khác nhau. Phân bón đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc phát triển và quyết định năng suất của cây trồng. -
Giải pháp thay thế phân bón hữu cơ chứa than bùn đã khởi động
Nghiên cứu để tìm ra chất thay thế than bùn trong phân bón khởi đầu vào những năm 1970, khi hậu quả của việc phá hủy các vùng đất than bùn thu hút sự quan tâm của các nhà môi trường ở Anh. -
Trồng bắp cải tím tại nhà cần nhớ những điều gì
Bắp cải tím được nhiều người ưa chuộng bởi chứa nhiều vitamin C, vitamin K rất tốt cho sức khoe, làn da. Trồng bắp cải tím có khó không? Cần chuẩn bị những gì trước khi bắt đầu trồng bắp cải tím. -
Tự trồng su hào tím tại nhà đơn giản mà lại đẹp mắt
Su hào tím không chỉ mang màu xanh đơn thuần như những loại su hào bình thường mà chúng sở hữu màu tím lạ mắt từ vỏ, gân lá, cọng lá. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách trồng loại rau lạ mắt này ngay tại nhà. -
Cách trồng cà rốt tím cho củ to, ít nhiễm sâu bệnh
Cà rốt tím chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, giá thành cũng cao hơn so với cà rốt thông thường. Nên nhiều bà nội trợ đã tự trồng cà rốt tím tại nhà và cho nhiều củ to, mập. -
Bí quyết trồng cà chua cherry ra sai quả, ít nhiễm sâu bệnh
Cà chua cherry sở hữu hình dáng nhỏ, màu đỏ thẫm, có vị ngọt, mùi thơm, thịt dày giống như quả chery nên được rất nhiều người yêu thích. -
Những điều lưu ý khi trồng rau trên sân thượng
Sân thượng thường có khí hậu khắc nghiệt hơn so với ở dưới đây nên sẽ rất khó cho một số loại rau có thể sống và sinh trưởng phát triển tốt. -
Nghiên cứu liên kết nuôi trồng thủy sản, sự nóng lên toàn cầu và kháng kháng sinh
Sự phát triển của vi khuẩn kháng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản, đang ảnh hưởng đến sản xuất cá và sức khỏe con người trên toàn thế giới, đã được một nhóm các nhà nghiên cứu nhấn mạnh. -
Những loại rau nào thích hợp trồng băng phương pháp giâm cành
Bên cạnh phương pháp thủy canh các gia đình có thể trồng các loại rau này bằng phương pháp giâm cành. Phương pháp này được rất nhiều các bà nội trợ tại các khu vực thành thị ưa thích -
Trồng rau trên ban công: Kinh nghiệm chọn hạt giống, đất và thu hoạch
Khá nhiều người tận dụng ban công, sân thượng, khoảnh sân trước nhà để trồng rau sạch cho gia đình. Trồng rau sạch không chỉ giúp gia đình tiết kiệm chi phí, có nguồn rau sạch đảm bảo chất lượng mà còn giúp thư giãn, giảm stress sau một ngày làm việc vất vả.