Hướng dẫn cách chăm sóc tôm hùm giống
Tôm hùm mang lại nhiều hiệu quả kinh tế cao cho người nuôi, nhưng hiện nay chúng ta đang phải đối mặt với tình trạng khan hiếm con giống do nước ta chưa sản xuất được trong môi trường nhân tạo mà hoàn toàn phụ thuộc vào tự nhiên. Do đó con giống được nhập chủ yếu từ nhiều quốc gia như Nhật Bản, Australia, New Zealand, Indonesia, Philippines,…mới đáp ứng đủ nhu cầu nuôi tôm hùm hiện nay.
Cách chọn con giống khỏe mạnh, ít nhiễm bệnh
Để chọn lựa được những con giống khỏe mạnh tốt nhất nên chọn mua tại địa phương nhằm tránh sự khác biệt về điều kiện, môi trường sống, thời gian vận chuyển xa làm ảnh hưởng đến sức khỏe của tôm hùm.
Khi lựa chọn tôm hùm giống phải chọn những con tôm hùm con có hình dáng cân đối, không bị dị tật, đầy đủ các phần phụ, không bị trầy xước, màu mắt tươi sáng tự nhiên, di chuyển linh hoạt.
Nên chọn giống có kích cỡ đồng đều để có thể xuất bán tôm hùm thương phẩm cùng một lúc, tránh thả tôm có nhiều kích cỡ vào một lồng nuôi gây khó khăn cho việc chăm sóc, nuôi dưỡng.
Nếu có thể hãy chọn những con giống đánh bắt theo phương pháp lặn hoặc bẫy.
Hướng dẫn cách vận chuyển tôm giống đến khu vực thả nuôi
Để đảm bảo tỷ lệ tôm hùm giống sống cao người nuôi nên sử dụng phương pháp vận chuyển bằng thùng xốp có sục khí bằng máy thổi oxy là tốt nhất.
Tại các lồng nuôi người nuôi tiến hành thuần nhiệt độ cho đến khi gần bằng với nhiệt độ môi trường nuôi băng các cho từ từ nước từ môi trường nuôi vào dụng cụ chứa tôm sau 30 - 60 phút cho tôm hồi phục sức khỏe hoàn toàn ta mới thả tôm ra.
Chăm sóc tôm hùm giống:
Tại giai đoạn 1-2 tháng đầu tôm giống có kích thước nhỏ nên sử dụng lồng có kích thước nhỏ từ ,5 1,0 m2 sau đó san ra lồng nuôi có kích thước lớn hơn.
Lồng nuôi có kích thước (3 x 3 x2) m; (3 x 2 x2) m, chiều cao cọc lồng phụ thuộc vào độ sâu tại nơi đặt lồng, tốt nhất nên đặt tại nơi có độ sâu 1,5 2 m đối với kiểu lồng hở. Trang bị xung quanh là nưới mắt dày để tôm giống không bơi ra khỏi lồng nuôi
Đối với kiểu lồng kín kích thước lồng có thể (0,7x0,8x1,2)m; (1x1x1,2)m; (1,5x1,5x1,2)m; (2 x2x1,2m);
Nên xây dựng lồng nuôi tại nơi kín gió, có độ sâu phù hợp, nguồn nước nuôi không bị ô nhiễm bởi các hóa chất độc hại.
Tôm hùm giống rất nhạy cảm với sự biến động của môi trương và thích nghi nhiệt độ không cao nên người nuôi nên ươm tôm hùm trong mùa gió bấc nhằm tránh gây sốc nhiệt cho tôm và đạt tỷ lệ sống cao. Thời điểm tốt nhất nên thả từ tháng 1-3 hàng năm.
Tôm hùm là loại tạp ăn, thức ăn chủ yếu là cá tạp, cua, ghẹ, cầu gai, ruốc, hàu,…nên băm nhỏ lượng thức ăn để cho phù hợp với khả năng bắt mồi của tôm. Do thức ăn chủ yếu là thức ăn tươi nên cho tôm ăn 2 lần/ngày sáng và chiều tối là tốt nhất. Số lượng thức ăn hàng ngày từ 15 - 20% trong lượng đàn tôm (khoảng 5 - 7 g/ 100 con tôm mới thả nuôi.
Bên cạnh đó, hàng ngày kiểm tra tình trạng của tôm, lồng nuôi, lượng thức ăn thừa để có hướng giải quyết kịp thời. Ðịnh kỳ 7 - 10 ngày vệ sinh lồng nuôi một lần đảm bảo môi trường sạch sẽ thông thoáng.
Sau thời gian nuôi từ 5 - 7 tháng ta có thể di chuyển tôm giống đến nơi thả nuôi rộng hơn để tôm có điều kiện phát triển.
Hướng dẫn cách phân biệt tôm hùm đực và tôm hùm cái
Rất đơn giản để phân biệt tôm hùm đực và tôm hùm cái chỉ cần bạn chú ý quan sát một chút. Bạn chỉ cần lật ngửa và quan sát phía dưới bụng tôm chúng ta sẽ thấy được sự khác biệt rõ rệt trên đôi vi hay tấm bơi đầu tiên nằm ngay nơi giáp nối bụng và thân.
Tôm hùm cái: Khi lật ngửa bụng của con tôm lên quan sát đôi vi đầu tiên trên bụng tôm, nếu đôi vi nhỏ, mềm mại thì đó là tôm hùm cái.
Ở phần dưới bụng quan sát sẽ thấy hai buồng trứng chạy dài theo bụng của tôm hùm, khi cắt đuôi theo chiều dài của con tôm, bạn sẽ thấy một lằn dài khá to màu đỏ, đó là buồng trứng lúc chưa thụ tinh, vẫn có thể ăn được.
Tôm hùm đực: Nếu thấy đôi vi to và cứng, nhọn không mềm mại thì đó là tôm hùm đực. Khi quan sát nếu thấy phần dưới tim của chúng có chứa dịch hoàn là hai lằn trắng
Suckhoecuocsong.vn/TH
Các tin liên quan
- Cách xử trí khi bị dị ứng tôm hiệu quả
- Câu trắc nghiệm Sinh học lớp 7 Bài 22 có đáp án: Tôm sông
- Hướng dẫn cách chọn tôm, bảo quản tôm tươi ngon
- Nuôi tôm cảnh những điều cần biết để tôm cảnh lên màu đẹp
- Những sai lầm cực kỳ nguy hiểm khi ăn tôm nhiều người mắc phải
- Tôm nuôi chậm lớn: Nguyên nhân, cách phòng trị
- Bệnh phân trắng trên tôm: Nguyên nhân, cách phòng trị hiệu quả nhất
- Bệnh vểnh mang trên tôm: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng trị
- Làm thế nào kiểm soát các loại tảo gây hại trong ao nuôi tôm
- Chuyên gia hướng dẫn giải pháp kiểm soát EMS trong ao nuôi tôm
- Hướng dẫn biện pháp khắc phục khí độc trong ao nuôi tôm
- Bảo vệ lồng nuôi, bè nuôi tôm hùm ngày bão lũ
- Hướng dẫn cách phân biệt một số loại tôm hùm phổ biến
- Cách chế biến những món ăn siêu ngon từ tôm hùm
- Bệnh thường gặp ở tôm hùm: Dấu hiệu, nguyên nhân, phòng và điều trị bệnh
- Hướng dẫn kỹ thuật làm lồng nuôi, bể nuôi tôm hùm
- Vì sao tôm hùm giá trị?
- Chuyên gia thủy sản hướng dẫn cách quản lý nhiệt độ trong ao nuôi tôm
- Hướng dẫn kỹ thuật dọn ao, gây màu nước cho ao nuôi tôm
Các tin khác
-
Tại sao phải dùng phân bón cho cây trồng?
Trong quá trình phát triển của cây, nhu cầu dinh dưỡng ở mỗi giai đoạn đều khác nhau. Phân bón đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc phát triển và quyết định năng suất của cây trồng. -
Giải pháp thay thế phân bón hữu cơ chứa than bùn đã khởi động
Nghiên cứu để tìm ra chất thay thế than bùn trong phân bón khởi đầu vào những năm 1970, khi hậu quả của việc phá hủy các vùng đất than bùn thu hút sự quan tâm của các nhà môi trường ở Anh. -
Trồng bắp cải tím tại nhà cần nhớ những điều gì
Bắp cải tím được nhiều người ưa chuộng bởi chứa nhiều vitamin C, vitamin K rất tốt cho sức khoe, làn da. Trồng bắp cải tím có khó không? Cần chuẩn bị những gì trước khi bắt đầu trồng bắp cải tím. -
Tự trồng su hào tím tại nhà đơn giản mà lại đẹp mắt
Su hào tím không chỉ mang màu xanh đơn thuần như những loại su hào bình thường mà chúng sở hữu màu tím lạ mắt từ vỏ, gân lá, cọng lá. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách trồng loại rau lạ mắt này ngay tại nhà. -
Cách trồng cà rốt tím cho củ to, ít nhiễm sâu bệnh
Cà rốt tím chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, giá thành cũng cao hơn so với cà rốt thông thường. Nên nhiều bà nội trợ đã tự trồng cà rốt tím tại nhà và cho nhiều củ to, mập. -
Bí quyết trồng cà chua cherry ra sai quả, ít nhiễm sâu bệnh
Cà chua cherry sở hữu hình dáng nhỏ, màu đỏ thẫm, có vị ngọt, mùi thơm, thịt dày giống như quả chery nên được rất nhiều người yêu thích. -
Những điều lưu ý khi trồng rau trên sân thượng
Sân thượng thường có khí hậu khắc nghiệt hơn so với ở dưới đây nên sẽ rất khó cho một số loại rau có thể sống và sinh trưởng phát triển tốt. -
Nghiên cứu liên kết nuôi trồng thủy sản, sự nóng lên toàn cầu và kháng kháng sinh
Sự phát triển của vi khuẩn kháng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản, đang ảnh hưởng đến sản xuất cá và sức khỏe con người trên toàn thế giới, đã được một nhóm các nhà nghiên cứu nhấn mạnh. -
Những loại rau nào thích hợp trồng băng phương pháp giâm cành
Bên cạnh phương pháp thủy canh các gia đình có thể trồng các loại rau này bằng phương pháp giâm cành. Phương pháp này được rất nhiều các bà nội trợ tại các khu vực thành thị ưa thích -
Trồng rau trên ban công: Kinh nghiệm chọn hạt giống, đất và thu hoạch
Khá nhiều người tận dụng ban công, sân thượng, khoảnh sân trước nhà để trồng rau sạch cho gia đình. Trồng rau sạch không chỉ giúp gia đình tiết kiệm chi phí, có nguồn rau sạch đảm bảo chất lượng mà còn giúp thư giãn, giảm stress sau một ngày làm việc vất vả.