Bệnh phân trắng trên tôm: Nguyên nhân, cách phòng trị hiệu quả nhất

2/6/2020 4:45:00 PM
Bệnh phân trắng trên tôm là một loại bệnh phổ biến thường gặp trong khi nuôi tôm. Tôm mắc bệnh phân trắng ở thời điểm tôm nuôi được 50 ngày trở đi.

 

Bệnh phân trắng trên tôm là một loại bệnh phổ biến thường gặp trong khi nuôi tôm. Tôm mắc bệnh phân trắng ở thời điểm tôm nuôi được 50 ngày trở đi. Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách phòng trị hiệu quả nhất là gì? Hãy nghe ý kiến từ chuyên gia để hiểu rõ nhất vấn đề này.

Dấu hiệu nhận biết tôm bị bệnh phân trắng

+ Phân tôm nổi trên mặt nước ao nuôi và tập trung nhiều ở cuối hướng gió thổi.

+ Tôm có dấu hiệu giảm ăn, màu sắc vỏ chuyển sang màu sậm hơn

+ Khi quan sát đường ruột tôm thấy trống thức ăn hoặc thức ăn bị đứt quãng.

+ Thịt tôm không chứa đầy vỏ, khi sờ thấy vỏ tôm mềm.

+ Kiểm tra bằng phương pháp mô học của tôm bị bệnh phân trắng sẽ thấy gan của tôm bệnh bị tổn thương, tế bào gan bị chết từng điểm bong ra. Ruột và phân chuyển sang màu vàng hoặc trắng

Ngoài ra, khi tôm bị phân trắc những con tôm có kích thước lớn thường chết trước những con tôm có kích thước nhỏ hơn sẽ chết dần sau vài hôm sau gây thiệt hại rất lớn cho người nuôi.

Nguyên nhân gây bệnh phân trắng trên tôm

Tôm mắc bệnh phân trắng do tảo lam trong ao nuôi, nồng độ NH3, H2S trong ao nuôi cao.

+ Do nhóm các vi khuẩn Vibrio (Vibrio vulnificus, Vibrio fluvialis, Vibrio parahaemolyticus, Vibrio alginolyticus, Vibrio damsels, Vibrio minicus, Vibrio cholera)

+ Ao nuôi có nồng độ các chất hữu cơ cao > 100 ppm, độ kiềm < 80 ppm và > 200 ppm, nồng độ oxy trong nước nuôi < 3 ppm trong thời gian dài, nhiệt độ > 32độC

+ Do thức ăn cho tôm chưa được bảo quản tốt nhất là trong mùa mưa khi nước mưa vào khiến thức ăn nuôi tôm bị hư hại, nấm mốc tiết độc tố.

+ Một nguyên nhân khác cũng gây bệnh phân trắng trên tôm chính là do vi bào tử trùng Enterocytozoon hepatopenaei.

+ Do kí sinh trùng Gregarine. Loại ký sinh trùng này xâm nhập vào tôm khi tôm ăn phải những vật chủ trung gian, chúng sẽ bám vào thành ruột của tôm, gây tổn thương ruột dẫn đến hiện tượng phân trắng.

Hướng dẫn cách phòng và điều trị bệnh tôm phân trắng

Điều trị bệnh phân trắng trên tôm

Ngày đầu tiên:

+ Xử lý môi trường nước nuôi trong ao nuôi khi phát hiện tôm bị bệnh phân trắng bằng cách:

+ Bỏ ngay các thức ăn bị nhiễm nấm mốc, thức ăn kém chất lượng

+ Kiểm soát tảo độc trong ao bằng TS B52 hoặc TS 777 liều 2 kg/1000m3 nước, chiều tối dùng men vi sinh TS 01 để phân hủy xác tảo.

+ Dừng cho tôm ăn, mở máy chạy quạt nước 24/24h. Diệt khuẩn nước nuôi bằng SDK liều 2 lít/1000 m3 nước. Diệt khuẩn xong 2 giờ sau đánh TS 999 liều 2 lít/1000 m3 nước, cắt cữ 1 ngày.

 Ngày thứ 2:

+ Trộn TS 999 liều 50 ml/kg thức ăn, giảm lượng thức ăn xuống 1/3 so với bình thường, cho ăn ngày 3 – 4 cữ liên tục trong 3 ngày.

Lưu ý: Nếu thấy tôm bị đi phân đứt khúc, dính đít thì trộn thêm TS1001 liều 50 ml/kg thức ăn vào 1 cữ trưa cho tôm ăn

+ Nếu thấy tôm đi phân loãng thì cho ăn thêm 1 cữ trưa LENMETESONRE liều dùng 50ml/1kg thức ăn.

+ Sau khi đường ruột ổn định cho tôm ăn Men tiêu hóa Trường Sinh liều cao 5 – 6g/kg thức  ăn.

Phòng bệnh tôm phân trắng:

+ Người nuôi lựa chọn các loại thức ăn chuyên dùng tại các cơ sở ut tín, thức ăn phải đảm bảo đủ dinh dưỡng, chất lượng.

+ Thả giống với tỷ lệ hợp với quy trình ao nuôi, không thả tôm với mật độ quá dày nhiều.

+ Bảo quản thức ăn cho tôm thật tốt, đặt tại nơi khô ráo, thoáng mát. Vào mùa mưa không để thức ăn cho tôm nơi ẩm ướt, nước mưa bắn vào thức ăn, không để dưới nền sàn

+ Thức ăn cho tôm ăn với liều lượng phù hợp, tránh tình trạng dư thừa.

+ Cho tôm ăn thức ăn đúng kích cỡ với từng giai đoạn phát triển của tôm

+ Bổ sung các loại men tiêu hóa có lợi cho đường ruột của tôm trong quá trình nuôi. VD: bà con có thể sử dụng men tiêu hóa Gut - Well liều lượng 1 gói cho 100kg thức ăn 1 lần/ ngày.

+ Bổ sung thêm EMS - Proof và Germ - Out vào thức ăn của tôm giúp ức chế chủng vi khuẩn có hại trong ao nuôi và hệ tiêu hóa của tôm.

+ Trước khi nuôi thả tôm cần cải tạo ao nuôi thật kỹ nước, lắp đặt đầy đủ hệ thống quạt nước, ao lắng, lấy nước từ các nguồn nước sạch, tránh lấy nước từ nguồn nước bị ô nhiễm.

+ Nhằm tiêu diệt các vi khuẩn trong ao nuôi bà con có thể sử dụng các sản phẩm như Bac – Pro 1 gói/2000 mét khối và sử dụng từ 1- 2 lần/ tuần

+ Định kỳ thay nước ao nuôi nhằm ngăn chặn sự phát triển của tảo độc trong ao nuôi nhất là tảo lam.

+Sử dụng men vi sinh Bottom - Pro nhằm xử lý nền đáy ao ổn định NH3/ NO2, phân hủy lượng thức ăn dư thừa, chất thải trong ao nuôi, cải thienj hệ vi sinh, hạn chế sự phát triển của kí sinh có hại trong ao nuôi.

+ Nếu nhiệt độ nước tăng cao >32 độ C không tăng lượng thức ăn theo cách tra nhá thông thường. Bởi nhiệt độ tăng tôm ăn nhiều hơn, thời gian thức ăn đi qua hệ tiêu hóa ngắn khiến tăng lượng chất thải trong ao nuôi.

+ Bổ sung đầy đủ các chất tăng cường sức khỏe cho tôm: vitamin, khoáng chất chuyên dùng cho tôm

+ Nếu thấy đường ruột tôm không tốt, phân đứt khúc đi lỏng bà con tăng cường cho tôm ăn thuốc thảo dược TS 999 với liều dùng 7 - 10ml/1kg thức ăn trộn đều để khoảng 30 phút rồi cho ăn hàng ngày.

Suckhoecuocsong.vn/TH

Các tin liên quan

Các tin khác