Hướng dẫn kỹ thuật dọn ao, gây màu nước cho ao nuôi tôm

10/18/2019 3:29:00 PM
Để đảm bảo tôm phát triển khỏe mạnh việc tạo môi trường phát triển ổn định, thoải mái là việc rất cần thiết. Vậy trước khi thả giống người nuôi tôm cần tạo môi trường phát triển ổn định và thoải mái cho tôm.

 

Những năm gần đây việc nuôi tôm đem lại rất nhiều lợi ích cho người nuôi tôm. Nhưng cùng với sự phát triển mở rộng quy mô, mật độ nuôi không ngừng tăng, ô nhiễm môi trường khiến tôm gặp nhiều các loại bệnh hơn. Để đảm bảo tôm phát triển khỏe mạnh việc tạo môi trường phát triển ổn định, thoải mái là việc rất cần thiết. Vậy trước khi thả giống người nuôi tôm cần tạo môi trường phát triển ổn định và thoải mái cho tôm.

Hướng dẫn kỹ thuật dọn ao nuôi tôm

Để đảm bảo cho tôm vụ sau phát triển khỏe mạnh, ít nhiễm bệnh tật người nuôi tôm cần dọn ao nuôi tôm.

Sau khi thu hoạch tôm người nuôi cần vét sạch lớp bùn lắng trong ao và xối nước hoặc dùng máy móc hút bùn ra ngoài ao, càng xa ao tôm càng tốt. Nếu người nuôi chỉ vét bùn lên phía trên nền ao khi mưa xuống bùn trên bờ trôi xuống ao làm ô nhiễm ao nuôi lần nữa, tôm dễ mắc các bệnh gây thiệt hại kinh tế cho người nuôi.

Sau khi dọn bùn ao trong ao nuôi cần tháo nước hết nước đi, phơi đáy ao khoảng 15-20 ngày. Khi xử lý như vậy ánh nắng mặt trời sẽ tiêu diệt các tác nhân gây bệnh trong ao.

Sau khoảng 15-20 ngày cho nước vào khử trùng, nên sử dụng thuốc khử trùng loại Iodine khi khử trùng như: Brom (BKA- 300g/1000m3) hoặc Poviodone-iodine, loại bỏ triệt để virus Taura (TSV) và virus đốm trắng (WSSV)

Hiện khá nhiều người thường lựa chọn vôi để dọn ao nuôi tôm. Nhưng theo các chuyên gia cho biết không nên sử dụng vôi để dọn ao. Bởi những ao tôm được tạo thành từ các ao muối sau khi phơi nắng, độ pH cao, sau khi sử dụng vôi để dọn ao thì pH sẽ càng cao (có ao cao đến 9.2-9.5), loại nước như vậy cũng không tốt cho việc nuôi cấy tảo, không thích hợp để thả giống.

Những phương pháp dọn ao nuôi tôm sai lầm nhiều người mắc phải

+Sau khi thu hoạch tôm, không dọn bùn đã trực tiếp khử trùng và gây màu.

+ Thời gian phơi đáy không đủ;

+ Sử dụng quá liều CLO, cho rằng dùng càng nhiều thì hiệu quả sẽ càng rõ rệt, có thể tiêu diệt được tất cả các tác nhân gây bệnh;

+ Không nắm được lượng dùng vôi hợp lý, đa số là sử dụng quá liều;

+ Sử dụng thuốc trừ sâu kịch độc để tiêu diệt các sinh vật địch hại tồn lại trong ao, ví dụ như dạng Fenvalerate, Ditrex,…

Hướng dẫn kỹ thuật gây màu nước ao nuôi tôm

Trong quá trình sinh trưởng sinh trưởng của tôm màu nước là một yếu tố vô cùng quan trọng. Bởi màu nước tạo diều kiện cho sinh vật phát triển tạo nguồn thức ăn tự nhiên cho tôm và che bớt ánh sáng làm cho tảo độc dưới đáy ao chậm phát triển. Đặc biệt còn giúp tạo nguồn thức ăn có lợi cho tôm, giảm lượng thức ăn hữu cơ, giảm được mầm bệnh phát triển trong quá trình nuôi, giảm các chất độc hại, giảm stress cho tôm, ổn định môi tường ao nuôi

Để gây màu nước cho ao nuôi tôm người nuôi có thể áp dụng những cách dưới đây:

Cách 1: Gây màu nước bằng cám gạo, phân xanh và bột đậu nành

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng các loại phân hữu cơ như phân xanh, bột đậu nành và cám gạo có khả năng thúc đẩy sự phát triển của các loại tảo có lợi. Bà con tiến hành rải khắp ao với liều lượng 25 – 50 kg/ha/ngày sẽ kích thích tảo phát triển sau 4 – 5 ngày.

Cách 2: Gây màu nước bằng chất vô cơ

+ Bón phân hóa học cho ao nuôi như phân urê phosphate (N-P-K = 16: 2:0); urê (N2H4CO); N-P-K (46:0:0) hay super phosphate (N-P-K = 16:16:16). Trong đó, urê phosphate được bà con sử dụng nhiều nhất với lượng bón từ 40 – 50 kg/ha (bón trong 20 – 25 ngày).

+ Cách bón phân: Hòa tan phân với nước theo liều lượng quy định của nhà sản xuất rồi tạt đều quanh ao.

+ Khi gây màu nước thành công, tảo phát triển tốt, độ trong đạt mức từ 30 – 40 cm thì có thể tiến hành thả giống được.

Cách 3: Gây màu nước bằng chế phẩm sinh học

Sử dụng Bac – Pro để ổn định màu nước trong ao nuôi, cải thiện điều kiện môi trường ao nuôi hấp thụ NH3 và NO2.

Lưu ý:

+ Không nên sử dụng phân chuồng, phân gà để gây màu nước, vì các loại phân này rất dễ mang theo những mầm bệnh nguy hiểm.

+ Bón phân hóa học không nên sử dụngthời gian dài vì khiến đáy ao trơ, mọc rêu, khi chết đi tạo thành lớp bùn đen, sinh ra nhiều khí NH3,H2S,…

Nguyên nhân nào không gây được màu và giải pháp xử lý hiệu quả

Khá nhiều người nuôi tôm cho biết ao nuôi tôm của họ sau khi thực hiện các phương pháp gây màu nước nhưng vẫn không được màu. Vậy nguyên nhân do đâu và các xử lý như thế nào?

+ Hàm lượng NH3, NO2 trong ao quá cao, hoặc phối hợp thành phần dinh dưỡng trong môi trường nuôi cấy tảo không hợp lí, dinh dưỡng không cân bằng. Do đó, người nuôi có thể sử dụng chế phẩm EM, Vi sinh Lasachu, chế phẩm vườn sinh thái để điều chỉnh nước ao nuôi.

+ Sử dụng Clo với liều lượng nhiều, Clo dư đọng dưới đáy ao sẽ dẫn đến các loại tảo trong ao bị tiêu diệt toàn bộ là nguyên nhân không gây được màu nước cho ao nuôi tôm. Người nuôi tôm khi sử dụng Clo phải tuân theo hướng dẫn của các cán bộ, chuyên gia chỉ định

+  Độ pH trong nước ao cũng là nguyên nhân không gây được màu nước. Người nuôi tiến hành thay nước hoặc sử dụng Chế phẩm EM, Vi sinh Lasachu để điều tiết chất lượng nước.

+ Không gây màu nước được do trong nước ao nuôi nước có nhiều luân trùng, trùng phát sáng,… tảo bị chúng ăn hết. Người nuôi sử dụng “Luo he tong” (BTK) để tiêu diệt trùng phát sáng, sau đó dùng Chế phẩm EM, Vi sinh Lasachu để ổn định nước ao nuôi.

+ Ao nuôi mọc nhiều rêu xanh, dinh dưỡng trong ao bị rêu xanh hút hết khiến không gây màu nước được. Người nuôi sử dụng Qing tai qing” để loại bỏ rêu xanh, sau đó dùng Chế phẩm EM, Vi sinh Lasachu, chế phẩm vườn sinh thái để điều tiết màu nước ao.

Suckhoecuocsong.vn (Trích lược theo DrTom)

 

Các tin liên quan

Các tin khác