Hướng dẫn kỹ thuật làm lồng nuôi, bể nuôi tôm hùm
Hướng dẫn cách nuôi tôm hùm trong bể
Để tôm hùm phát triển khỏe mạnh, ít nhiễm bệnh trong bể người nuôi cần đặc biệt chú ý những điều sau đây:
Địa điểm nuôi tôm hùm trong bể
Địa điểm xây dựng bể nuôi tôm hùm cần thuận tiện về giao thông, nơi có cấu tạo địa chất ổn định, không bị sạt lở, địa hình bằng phẳng, gần nguồn nước biển sạch để thuận tiện cho việc tiêu nước, bơm nước biển dễ dàng.
Nước nuôi tôm hùm trong bể
Nước nuôi phải đảm bảo có độ mặn ổn định quanh năm từ 30 – 35%, nước không bị nhiễm bẩn, nhiễm chất thải công nghiệp, thuốc trừ sâu hay hóa chất độc hại khác.
Xử lý nước trước khi thả tôm hùm: Người nuôi bơm trực tiếp nước biển có độ mặn từ 30 - 35‰ vào bể chứa nước ngoài trời. Sau khi nước biển được bơm trực tiếp vào bể lắng, ở mỗi bể chứa 5m3 nước, bỏ vào bể 50ml dung dịch PH Stabilize, 24 giờ sau bỏ thêm 50ml dung dịch Conditioner để xử lý nước được trong, sạch khuẩn. Và mỗi lần thay nước, cho thêm 2cc dung dịch Mangrove để xử lý phòng bệnh nấm trên tôm. Bơm nước đã xử lý vào hệ thống bể nuôi tôm hùm (bể nuôi, bể chứa và bể lọc sinh học) ở trong nhà, mức nước cấp 1,4 m.
Thiết kế bể nuôi tôm hùm
Để tôm hùm phát triển khỏe mạnh, tăng cân nhanh chóng, ít nhiễm bệnh tật người nuôi nên xây dựng bể nuôi có diện tích đáy 100m2. Bể nuôi thiết kế có dạng hình tròn đường kính 5,7 m, sâu 1,6 m hoặc dạng hình vuông có mỗi cạnh 10 m; mặt đáy nghiêng 5% về phía lỗ thoát nước, ống thoát nước có kích thước 114 mm nằm giữa bể.
Bên cạnh đó thiết kế bể lọc sinh học tuần hoàn và bể ly tâm. Bể lọc sinh học tuần hoàn có 4 ngăn dạng hình chữ nhật, kích thước ngăn thứ nhất: 1,5m x 5 m x 1,6 m; 3 ngăn còn lại có kích thước 1,5 m x 5 m x 0,8 m. Bể ly tâm có đường kính 2 m; cao 1,6 m. Xây dựng bể chứa nước lọc qua hệ thống lọc sinh học tuần hoàn có thể tích từ 4 đến 30 m3.
Mật độ thả tôm hùm trong bể nuôi
Mật độ thả tôm hùm trong bể nuôi tốt nhất nên thả 10 con/m2.
Hướng dẫn cách lựa chọn thức ăn cho tôm hùm nuôi trong bể
Thức ăn của tôm hùm nuôi trong bể hiện nay chủ yếu là cá tươi, ghẹ, sò tươi sống, không có mùi ôi thiu. Đối với thức ăn công nghiệp hiện nay trên thị trường thức ăn cho tôm hùm chưa có thức ăn viên nên người nuôi sử dụng cá tạp để làm thức ăn nuôi tôm hùm.
Sơ chế cá: Cá mua về rửa sạch với nước biển và cắt cá thành từng miếng nhỏ từ 1-2cm. Rửa lại cá 2-3 lần bằng nước ngọt sau đó cấp đông dùng cho tôm ăn nhiều ngày, tiết kiệm chi phí, công chế biến cho người nuôi.
Sơ chế ghẹ: Ghẹ lựa chọn những con khỏe mạnh, mình chắc đem về cắt bỏ mang và phần bụng. Tiếp đến dùng kéo cắt ghẹ nhỏ thành 2 hoặc 4 phần tùy thuộc vào kích thước của ghẹ. Rửa sạch lại ghẹ với nước ngọt nhiều lần và đem cấp đông.
Sơ chế sò: Sò sau khi mua về rửa sạch với nước dùng dao tách đôi vỏ sò lấy ruột rửa sạch với nước ngọt và đem cấp đông dùng cho tôm ăn nhiều ngày.
Hàng ngày, cho tôm hùm ăn 3 lần/ngày, lượng thức ăn cho tôm trong 2 tháng đầu từ 20 đến 30% trọng lượng thân. Những tháng nuôi sau giảm còn 15 - 20% trọng lượng thân. Sau khi cho ăn 1 - 2 giờ thì vớt thức ăn thừa để tránh thức ăn thừa làm ô nhiễm bể nuôi, tạo điều kiện vi khuẩn gây bệnh cho tôm hùm.
Hướng dẫn cách nuôi tôm hùm lồng
Địa điểm đặt lồng nuôi tôm hùm cần đảm bảo được các yếu tô như:
+ Nơi đặt lồng nuôi có độ mặn nằm trong khoảng từ 30 - 36 phần ngàn, ít bị ảnh bỡi lũ, lụt, những vùng biển có nhiệt độ từ 24 -32 độ C tốt nhất là từ 26-30 độ C.
+ Nơi kín gió có độ sâu phù hợp cho việc xây dựng và quản lí lồng nuôi
+ Mức nước tối thiểu khi triều xuống thấp nhất phải đạt 2m, chất đáy là cát; cát bùn; hoặc chất đáy cát, cát bùn có lẫn đá san hô nhỏ, vỏ động vật thân mềm.
+ Có nguồn nước trong sạch, ít bị ảnh hưởng bởi chất thải công nghiệp, nông nghiệp và đô thị.
Hướng dẫn thiết kế xây dựng lồng nuôi tôm hùm
Tùy vào điều kiện của từng hộ nuôi, từng vùng biển nên có thể thiết kế các kiểu lồng nuôi khác nhau. Nhưng hiện nay ở nước ta có 2 kiểu lồng nuôi tôm hùm chính là kiểu lồng hở và kiểu lồng kín
Thiết kế lồng kín
Loại lồng kín này thích hợp ở những vùng nhiều sóng gió, độ sâu cao, thuận tiện cho việc di chuyển.
Kích thước lồng kín nên có kích thước từ 3 x2x2 (m) hoặc 3 x3 x2 (m). Thiết kế giống như một hình hộp chữ nhật được tạo bỡi các khung sắt hình chữ nhật, trên phần nắp lồng được đặt một cái ống nhựa f = 10 -15 cm để thuận tiện trong việc cho ăn.
Vật liệu sắt, cách làm khung, vật liệu lưới và cách bệnh lưới vào khung sắt tương tự như lồng hở. Loại lồng này không cố định bằng cọc gỗ giống như lồng hở chỉ cần các lồng kín được cố dịnh với nhau bằng các dây leo chắc chắn là đủ.
Thiết kế lồng hở:
Loại lồng hở này được cố định bỏi các cọc gỗ đóng chặt xuống đất
Kích thước lồng hở nên được để kích thước là 4 x 4(m); 3 x 4(m) và 4 x 5(m), chiều cao cọc làm lồng phụ thuộc vào độ sâu tại nơi đặt lồng. Địa điểm tốt nhất nên đặt lồng nuôi tại nơi có độ sâu khoảng 2-5m lúc thủy triều thấp nhất.
Có thể dùng gỗ tròn hoặc gỗ xẻ một đầu được vọt nhọn để cắm được xuống dưới đất, khoảng cách cách cọc gỗ từ 1,5 - 2m, chiều dài của cọc gỗ phù thuộc vào độ sâu nơi đặt lồng. Tuy nhiê, người nuôi lưu ý cọc gỗ phải có chiều dài cao hơn độ sâu cao nhất khi triều cường tại nơi đặt lồng khoảng 0,5m). Các thanh nẹp ngang có thể sử dụng gỗ tròn hoặc gỗ xẻ, nẹp cách nẹp 1,5 đến 2m.
Để khung lồng được sử dụng nhiều và tiết kiệm chi phí làm lồng nuôi mới người nuôi tôm hùm nên dùng sắt để làm khung lồng. Lựa chọn sắt tròn có đường kính từ 18 -20 mm, làm thành các khung hình chữ nhất, khoảng cách 2 thanh sắt từ 1 -1,2 m, chiều cao của khung sắt làm thân lồng cao từ 1 -2m, lưới lồng được bệnh trực tiếp vào các khung sắt sau đó lắp ghép lại và được cố định bỡi khung cọc gỗ.
Sau khi làm xong khung sắt người nuôi có thể làm lồng theo theo kiểu lồng 1 lớp hoặc 2 lớp lưới lồng ghép sát vào nhau. Đối với tấm lưới đáy người nuôi nên làm thêm một lớp lưới ruồi để đảm bảo lượng thức ăn không bị lọt ra ngoài cho cho ăn gây hao hụt thức ăn.
Mặt trên của lồng người nuôi nên gia cố thêm bằng lưới để tránh tôm bị thất thoát do bắt trộm, thủy triều lên cao làm ngập lồng nuôi, sóng mạnh.
Hướng dẫn cách lựa chọn thức ăn cho tôm hùm nuôi trong lồng nuôi
Do lồng nuôi tôm hùm chủ yếu là khu vực ngoài biển nên hiện nay đa số bà con đều áp dụng thức ăn của tôm là các loài cá tươi, ghẹ, tôm, sò lông, sò đá, ốc bươu vàng... Nhưng để có nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho tôm hùm đó là nên kết hợp ba loại thức ăn tươi là cá, giáp xác và thân mềm theo một tỷ lệ nhất định ở từng thời kỳ phát triển của tôm.
Thức ăn cho tôm có thể là nguyên con hoặc cắt nhỏ. Tùy loại thức ăn mà xác định lượng cho ăn hợp lý, khẩu phần ăn hàng ngày bằng khoảng 15 - 17% khối lượng của tôm hùm.
Suckhoecuocsong.vn/TH
Các tin liên quan
- Cách xử trí khi bị dị ứng tôm hiệu quả
- Câu trắc nghiệm Sinh học lớp 7 Bài 22 có đáp án: Tôm sông
- Hướng dẫn cách chọn tôm, bảo quản tôm tươi ngon
- Nuôi tôm cảnh những điều cần biết để tôm cảnh lên màu đẹp
- Những sai lầm cực kỳ nguy hiểm khi ăn tôm nhiều người mắc phải
- Tôm nuôi chậm lớn: Nguyên nhân, cách phòng trị
- Bệnh phân trắng trên tôm: Nguyên nhân, cách phòng trị hiệu quả nhất
- Bệnh vểnh mang trên tôm: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng trị
- Làm thế nào kiểm soát các loại tảo gây hại trong ao nuôi tôm
- Chuyên gia hướng dẫn giải pháp kiểm soát EMS trong ao nuôi tôm
- Hướng dẫn biện pháp khắc phục khí độc trong ao nuôi tôm
- Bảo vệ lồng nuôi, bè nuôi tôm hùm ngày bão lũ
- Hướng dẫn cách chăm sóc tôm hùm giống
- Hướng dẫn cách phân biệt một số loại tôm hùm phổ biến
- Cách chế biến những món ăn siêu ngon từ tôm hùm
- Bệnh thường gặp ở tôm hùm: Dấu hiệu, nguyên nhân, phòng và điều trị bệnh
- Vì sao tôm hùm giá trị?
- Chuyên gia thủy sản hướng dẫn cách quản lý nhiệt độ trong ao nuôi tôm
- Hướng dẫn kỹ thuật dọn ao, gây màu nước cho ao nuôi tôm
Các tin khác
-
Tại sao phải dùng phân bón cho cây trồng?
Trong quá trình phát triển của cây, nhu cầu dinh dưỡng ở mỗi giai đoạn đều khác nhau. Phân bón đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc phát triển và quyết định năng suất của cây trồng. -
Giải pháp thay thế phân bón hữu cơ chứa than bùn đã khởi động
Nghiên cứu để tìm ra chất thay thế than bùn trong phân bón khởi đầu vào những năm 1970, khi hậu quả của việc phá hủy các vùng đất than bùn thu hút sự quan tâm của các nhà môi trường ở Anh. -
Trồng bắp cải tím tại nhà cần nhớ những điều gì
Bắp cải tím được nhiều người ưa chuộng bởi chứa nhiều vitamin C, vitamin K rất tốt cho sức khoe, làn da. Trồng bắp cải tím có khó không? Cần chuẩn bị những gì trước khi bắt đầu trồng bắp cải tím. -
Tự trồng su hào tím tại nhà đơn giản mà lại đẹp mắt
Su hào tím không chỉ mang màu xanh đơn thuần như những loại su hào bình thường mà chúng sở hữu màu tím lạ mắt từ vỏ, gân lá, cọng lá. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách trồng loại rau lạ mắt này ngay tại nhà. -
Cách trồng cà rốt tím cho củ to, ít nhiễm sâu bệnh
Cà rốt tím chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, giá thành cũng cao hơn so với cà rốt thông thường. Nên nhiều bà nội trợ đã tự trồng cà rốt tím tại nhà và cho nhiều củ to, mập. -
Bí quyết trồng cà chua cherry ra sai quả, ít nhiễm sâu bệnh
Cà chua cherry sở hữu hình dáng nhỏ, màu đỏ thẫm, có vị ngọt, mùi thơm, thịt dày giống như quả chery nên được rất nhiều người yêu thích. -
Những điều lưu ý khi trồng rau trên sân thượng
Sân thượng thường có khí hậu khắc nghiệt hơn so với ở dưới đây nên sẽ rất khó cho một số loại rau có thể sống và sinh trưởng phát triển tốt. -
Nghiên cứu liên kết nuôi trồng thủy sản, sự nóng lên toàn cầu và kháng kháng sinh
Sự phát triển của vi khuẩn kháng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản, đang ảnh hưởng đến sản xuất cá và sức khỏe con người trên toàn thế giới, đã được một nhóm các nhà nghiên cứu nhấn mạnh. -
Những loại rau nào thích hợp trồng băng phương pháp giâm cành
Bên cạnh phương pháp thủy canh các gia đình có thể trồng các loại rau này bằng phương pháp giâm cành. Phương pháp này được rất nhiều các bà nội trợ tại các khu vực thành thị ưa thích -
Trồng rau trên ban công: Kinh nghiệm chọn hạt giống, đất và thu hoạch
Khá nhiều người tận dụng ban công, sân thượng, khoảnh sân trước nhà để trồng rau sạch cho gia đình. Trồng rau sạch không chỉ giúp gia đình tiết kiệm chi phí, có nguồn rau sạch đảm bảo chất lượng mà còn giúp thư giãn, giảm stress sau một ngày làm việc vất vả.