Chó bị gãy xương hàm phải làm sao?

5/25/2021 4:02:00 PM
Chó bị gãy xương hàm khiến nhiều chủ nuôi lo lắng. Khi chó bị gãy xương hàm trên hoặc gãy xương hàm dưới cần phải làm gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây.

 

Nguyên nhân chó bị gãy xương hàm, cách xử lý khi chó bị gãy xương hàm

Như đã biết, miệng của chó được cấu thành chủ yếu từ hai xương gồm xương hàm dưới và xương hàm trên. Hai xương hàm của chó được nối với nhau ở một khớp gọi là khớp thái dương hàm. Khớp thái dương hàm có nhiệm vụ giúp hàm mở và đóng lại. Chó sử dụng cơ má di chuyển khớp thái dương hàm đẻ mở và đóng miệng. Tuy nhiên, do một vài nguyên nhân nào đó, chó bị gãy xương hàm dưới hoặc xương hàm trên khiến chó cảm thấy đau đớn và cần phải xử lý kịp thời nhanh chóng tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của chó

Nguyên nhân khiến chó gãy xương hàm

Nguyên nhân khiến chó bị gãy xương hàm trên hoặc xương hàm dưới bao gồm:

+ Do chó bị thương thích hoặc chấn thương do va đập, ngã, chó cắn nhau với các con chó khác

+ Chó bị nhiễm trùng đường tiết niệu như: bệnh da chu, viêm tủy xương

+ Chó bị gãy xương hàm do bẩm sinh, di truyền dẫn đến hàm bị yếu, bị dị tật

+ Chó bị suy cận tuyến giáp

Chó bị gãy xương hàm phải làm sao?

Triệu chứng chó bị gãy xương hàm

Triệu chứng chó bị gãy xương hàm phụ thuộc vào vị trí gãy, mức độ và nguyên nhân gây thương thích. Khi chó bị gãy xương hàm chó có những triệu chứng điển hình như:

+ Chó cảm thấy đau đớn khi chạm vào mặt chó, khu vực hàm bị gãy

+ Xuất hiện tình trạng chảy máu ở miệng hoặc mũi

+ Chó không thể mở hoặc đóng hàm lại như bình thường

+ Gãy răng

+ Dị tật trên khuôn mặt

+ Chó bị biến dạng khuôn mặt

+ Một số vị trí trên mặt bị sưng phù

Chẩn đoán

Sau khi phát hiện chó có những triệu chứng ở trên hãy đem chó đến phòng khám thú y ngay lập tức. Tại phòng khám, bạn hãy cung cấp bệnh sử toàn diện của chó như: thương tích hoặc chấn thương từ trước. Các bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra toàn diện cho chó, kiểm tra kỹ khoang miệng, xương hàm trên và xương hàm dưới, răng, các cấu trúc liên quan khác, chụp X-quang miệng để xác định chính xác vị trí, mức độ gãy xương hàm.

Cách xử lý khi chó bị gãy xương hàm

Khi chó bị gãy xương hàm trên hoặc xương hàm dưới chó cần điều trị bằng phương pháp phẫu thuật để chỉnh lại vị trí xương, giảm gãy xương.

Trường hợp chó bị gãy răng cần thiết lập lại khớp cắn xương và răng tự nhiên.

Trong quá trình điều trị gãy xương hàm cho chó các bác sĩ thú y sẽ kết hợp sử dụng thuốc kháng sinh và thuốc giảm đau, thuốc chống viêm,… theo chỉ định của bác sĩ để giúp chó ổn định sức khỏe cũng như tinh thần.

Thời gian phục hồi cho chó bị gãy xương hàm khoảng 4-15 tuần tùy thuộc vào mức độ. Sau khi kết thúc phẫu thuật chỉnh lại vị trí xương, giảm gãy xương chó vẫn còn đau nên bạn cần sử dụng thuốc giảm đau cho chó trong một vài ngày đầu.

Sau khi được về nhà nghỉ dưỡng bạn hãy cho chó nghỉ ngơi tại nơi yên tĩnh, tránh tất cả các vận động vì có thể khiến xương hàm bị lệch trở lại, tránh các con vật nuôi khác trong nhà đến gần chó.

Bên cạnh đó, hãy cho chó ăn các loại thức ăn như cháo lỏng, súp, canh nguội, tuyệt đối không được cho chó ăn các loại thức ăn khô, cứng.

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

Chứng khó nuốt ở chó nguyên nhân, triệu chứng và cách xử lý hiệu quả

Chó bị sâu răng: nguyên nhân, cách phòng ngừa

Chó bị chảy nước dãi: nguyên nhân, cách phòng ngừa

Suckhoecuocsong.vn/TH

Các tin liên quan

Các tin khác