Vì sao sau khi tập thể dục bị buồn nôn, chóng mặt?
Vì sao sau khi tập thể dục bị buồn nôn, chóng mặt?
Sau khi kết thúc quá trình tập luyện khá nhiều người gặp tình trạng, buồn nôn, chóng mặt, đầu choáng váng. Vậy nguyên nhân nào gây tình trạng buồn nôn, chóng mặt sau khi tập thể dục, cách khắc phục như thế nào?
Tập luyện thể dục giúp cải thiện vóc dáng, giúp cơ thể dẻo dai, tốt cho hệ tim mạch, cải thiện tâm trạng, ngăn ngừa béo phì… Nhưng khá nhiều người khi bắt đầu tập luyện thể thao thường gặp tình trạng buồn nôn, chóng mặt. Theo các chuyên gia thể thao cho biết tình trạng buồn nôn, chóng mặt, choáng váng sau khi tập luyện thể dục không hiếm, chúng được gọi là buồn nôn do tập thể dục. Bởi sau khi thực hiện các bài tập thể dục, thể thao ở cường độ cao sẽ khiến máu ít lưu thông đến cơ quan tiêu hóa, gián đoạn quá trình tiêu hóa thức ăn từ đó dẫn đến hiện tượng buồn nôn, chóng mặt sau khi tập thể dục.
Nguyên nhân gây tình trạng sau tập thể dục bị buồn nôn, chóng mặt
+ Khi tập thể dục với các bài tập cường độ cao khiến cho máu trong cơ thể sẽ phân bổ nhiều hơn đến các cơ bắp, não, tim, phổi; hạn chế lưu thông đến cơ quan tiêu hóa từ đó gây gián đoạn đoạn quá trình cơ thể tiêu hóa thức ăn trong dạ dày gây ra hiện tượng buồn nôn, chóng mặt.
+ Việc ăn quá nhiều hay nhịn ăn trước khi tập luyện cũng có thể cơ thể gặp tình trạng buồn nôn, chóng mặt sau khi tập thể dục. Bởi hệ tiêu hóa bị cắt giảm năng lượng hay dư thừa năng lượng cũng dễ bị kích thích, đặc biệt là khi tập thể thao, tập luyện các bài tập liên quan đến vòng 2.
+ Cơ thể mất nhiều mồ hôi đồng thời làm mất đi chất điện giải bên trong gây chóng mặt, buồn nôn trong hoặc sau khi tập luyện các bài tập thể thao, nhất là dưới thời tiết nắng nóng.
+ Một số gặp vấn đề về sức khỏ như hạ đường huyết, cơ địa dễ bị tụt huyết áp cũng rất dễ gặp tình trạng chóng mặt, buồn nôn, kiệt sức, chân tay bủn rủn, người vã mồ hôi, mệt mỏi.
+ Tập luyện các bài tập quá sức, sử dụng hết nguồn năng lượng dự trữ khiến cơ thể phải đưa ra tín hiệu cảnh báo để phản ứng lại.
Cách khắc phục tình trạng tập thể dục xong bị chóng mặt, buồn nôn
Buồn nôn, chóng mặt, choáng váng gây ảnh hưởng tới quá trình tập luyện, sức khỏe vì thế cần khắc phục càng sớm càng tốt. Vậy khi tập hoặc sau khi tập thể dục xong buồn nôn cần áp dụng các biện pháp hiệu quả dưới đây:
Cân bằng giữa việc nghỉ ngơi và tập luyện
Khi cơ thể xuất hiện các dấu hiệu buồn nôn, chóng mặt chúng ta hãy cân bằng giữa việc nghỉ ngơi và tập luyện thể thao. Trong quá trình tập luyện nếu cảm thấy cơ thể mệt chúng ta không nên dừng đột ngột. Nếu đang chạy bộ hãy chạy chậm, đi bộ rồi mới dừng lại nghỉ ngơi để cơ thể có thời gian làm quen với các thay đổi
Điều tiết hơi thở
Thở đúng cách cũng giúp giảm tình trạng buồn nôn, chóng mặt hiệu quả. Nếu trong quá trình tập luyện, việc giữ hơi thở quá lâu, thở quá nhanh hoặc quá sâu đều dễ khiến bạn chóng mặt và tập thể dục xong buồn nôn.
Do đó, hãy thả lỏng cơ thể, hít thở chậm rãi, cố gắng thở đều, sâu hơn một chút thì sẽ khắc phục được tình trạng buồn nôn, chóng mặt.
Xây dựng và duy trì chế độ ăn uống khoa học
Hãy duy trì chế độ ăn uống khoa học, không bỏ bữa sáng khi tập thể dục, nhưng cũng không nên ăn quá no trước khi tập luyện để tránh tình trạng buồn nôn, chóng mặt. Nên ăn trước buổi tập là 1 đến 2 tiếng đồng hồ
Trong thực đơn hàng ngày nên ăn các loại thực phẩm giàu vitamin như cam, ổi, chanh; vitamin A như cà chua, cà rốt, gan động vật, hàu, tôm, lòng đỏ trứng; các loại thực phẩm giàu kẽm, magie, sắt, acid folic để cân bằng năng lượng trong cơ thể, hạn chế chóng mặt, buồn nôn khi tập thể dục.
Hạn chế ăn các thực phẩm chiên rán, đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn khó tiêu, đồ ăn cay nóng, đồ ăn với quá nhiều gia vị để tránh bao tử bị kích thích khi tập thể dục.
Uống nước đúng cách
Uống đủ nước, uống nước đúng cách giúp khắc phục tình trạng buồn nôn, chóng mặt khi chơi thể thao hiệu quả.
Không nên uống quá nhiều nước trong một lần mà hãy phân bổ thời gian uống nước cho phù hợp như sau:
+ Nên uống 473ml khoảng 2 ly nước trong 1 – 2 giờ trước khi tập luyện
+ Uống thêm 473ml nước 20 – 30 phút trước khi bắt đầu tập thể dục.
+ Trong quá trình tập luyện, hãy uống 1/2 ly nước mỗi 15 phút.
Điều này sẽ giúp hạn chế mất nước, giúp các cơ quan trong cơ thể được hoạt động trơn tru, thúc đẩy quá trình trao đổi chất, hạn chế tính trạng buồn nôn, chóng mặt.
Chọn môn thể thao phù hợp
Không phải môn thể thao nào cũng phù hợp tất cả mọi người nên chúng ta cần lựa chọn môn thể thao phù hợp với thể chất của mỗi người. Những người có sức khỏe không tốt, có tiền sử cao huyết áp, dễ bị tụt đường huyết nên chọn những môn nhẹ nhàng như đi bộ, đạp xe, đá cầu, yoga… tuyệt đối không chọn những môn cường độ cao như chạy bộ nhanh, tennis, đá banh…
Buồn nôn, chóng mặt, dấu hiệu của việc cơ thể mất sức do tập luyện thể thao. Để khắc phục hiệu quả chúng ta cần cân bằng giữa việc ăn uống, nghỉ ngơi, thời gian tập luyện và chọn môn thể thao phù hợp với sức khỏe.
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
Những bài tập cực tốt cho người bị rối loạn tiền đình
Chóng mặt tư thế kịch phát lành tính: tuổi hay gặp, chẩn đoán, điều trị
Ngộ độc khí carbon Monocyd(CO): biểu hiện, chẩn đoán, xử trí cấp cứu
Đau đầu gối khi tập luyện thể thao cần làm gì
Suckhoecuocsong.vn
Các tin khác
-
Cách phòng tránh chấn thương khi chơi Pickleball
Môn thể thao Pickleball mang đến những cảm giác mới lạ, phấn khích vừa tốt cho sức khoẻ vừa tương thích với chiều cao, thể trạng người Việt. Nhưng để tránh chấn thương trong quá trình chơi Pickleball cần chú ý những điều sau. -
Cách phòng tránh đau ngực khi tập thể dục
Trong quá trình tập luyện thể dục hàng ngày nếu xuất hiện các cơn đau ngực kèm theo một số triệu chứng khác cần lập tức ngừng tập luyện, xác định nguyên nhân gây đau ngực do đâu, cách phòng tránh những cơn đau ngực để tránh nguy hiểm đến sức khỏe. -
Đau bàn chân khi chạy bộ cần xử lý như thế nào
Tình trạng đau bàn chân sau khi chạy bộ khá phổ biến, gây ảnh hưởng đến quá trình tập luyện thể thao. Nguyên nhân nào gây đau bàn chân, cách xử lý như thế nào để giảm thiểu các cơn đau bàn chân gây ra. -
Đau đầu gối khi tập luyện thể thao cần làm gì
Đau đầu gối gây ảnh hưởng tới quá trình tập luyện thể thao nếu không có biện pháp khắc phục có thể khiến tình trạng trở nên nặng hơn. Vậy khi bị đau đầu gối cần làm gì để cải thiện. -
Phòng bệnh khi đi bơi, những nguyên tắc cần nhớ
Bơi lội là môn thể thao dưới nước mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Nhưng trong quá trình bơi lội dưới nước cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây lan vi khuẩn trong bể bơi công cộng, ao hồ, sông suối.... -
Sai lầm mắc phải khi tập thể dục dễ gặp chấn thương cần bỏ ngay
Tập thể dục giúp nâng cao sức khỏe, tăng sức đề kháng, tốt cho xương khớp nhưng khi tập thể dục cần tránh những sai lầm dưới đây không chỉ ảnh hưởng sức khỏe mà còn dễ gặp chấn thương -
Chấn thương golf đặc thù, phương pháp điều trị
Golf là môn thể thao nhẹ nhàng, được nhiều người ưa chuộng.Tuy không phải môn thể thao tập thể, không có sự đối kháng trực tiếp nhưng golf cũng tiềm ẩn những chấn thương đặc thù gây ảnh hưởng đến sức khỏe. -
Đau khớp háng sau khi tập thể thao phải xử lý thế nào
Thông thường, sau khi chơi thể thao, vận động mạnh chúng ta sẽ cảm thấy mỏi, đau nhức cơ bắp... Tuy nhiên nếu đau khớp hángthì khả năng bị chấn thương cơ xương xung quanh bộ phận khớp hángrât cao, cần được thăm khám,điều trị. -
Bổ sung nước khi chơi thể thao: sai lầm nên tránh, cách bổ sung hợp lý
Nhiều người cho rằng nên bổ sung sung càng nhiều càng tốt để bù đắp lại lượng nước. Nhưng điều này không hoàn toàn đúng thậm chí có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, kết quả thi đấu, tập luyện. Vậy cần phải bổ sung nước khi chơi tennis như thế nào?