Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh cúm nhanh chóng hồi phục

10/7/2024 4:09:00 PM
Cơ thể nhanh chóng khỏi bệnh và hồi phục sức khỏe sau bệnh cúm cần bổ sung chế độ dinh dưỡng hợp lý, đầy đủ dưỡng chất.

 

Khi mắc bệnh cúm khiến cơ thể gặp các triệu chứng như sốt, sốt cao, ngạt mũi, chảy nước mũi, đau họng, chảy nước mắt, hắt hơi, ho, viêm họng, đau nhức mỏi cơ thể, chán ăn, mệt mỏi,… Thông thường các triệu chứng sốt, sốt cao sẽ kéo dài từ 2-4 ngày rồi giảm dần, các triệu chứng khác cũng giảm dần nhưng một số triệu chứng như mệt mỏi, chán ăn, nhức đầu, ăn không ngon miệng kéo dài hơn gây ảnh hưởng đến sức khỏe, cuộc sống sinh hoạt của người mắc bệnh cúm.

Chế độ dinh dưỡng sau khi mắc bệnh cúm không chỉ giúp nâng cao sức đề kháng, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm, giúp cơ thể nhanh chóng hồi phục, giảm mệt mỏi, kích thích thèm ăn chúng ta cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý.

Thực phẩm giàu vitamin C

Nên bổ sung các thực phẩm giàu vitamin C như ớt chuông, bông cải xanh, đậu Hà Lan, rau ngót, cải bó xôi, cải xoăn, bông cải xanh, kiwi, ổi, cam, nho, dâu tây, đu đủ, táo, lê, chuối, bưởi… Những loại thực phẩm này giàu chất xơ, chất chống oxy hóa, vitamin A, magie và kẽm nên có tác dụng tăng cường sức khỏe, tăng cường khả năng miễn dịch, giảm viêm, tăng cường sức khỏe trao đổi chất, tốt cho hệ vi sinh đường ruột, các bệnh tim mạch, tiểu đường, huyết áp, duy trì vóc dáng cân đối, giảm cân,  phòng ngừa ung thư, các bệnh hô hấp, phòng ngừa cúm, Covid-19, tốt cho sức khỏe tổng thể.

Thực phẩm giàu vitamin D

Sau khi các triệu chứng của bệnh cúm giảm dần cơ thể mệt mỏi, chán ăn, ăn không ngon miệng để giúp cơ thể nhanh chóng hồi phục ngoài việc bổ sung các thực phẩm giàu vitamin C, trong thực đơn hàng ngày nên bổ sung các thực phẩm giàu vitamin D.

Ngoài ra, theo các chuyên gia y tế cho biết những người bị thiếu vitamin D có nguy cơ nhiễm trùng cao hơn so với những người cung cấp đầy đủ, dễ mắc các bệnh cúm A, cúm B, cúm C, cảm cúm, cảm lạnh, viêm họng, viêm xoang hay các bệnh đường hô hấp. Do vậy để tăng cường miễn dịch cho người bệnh cúm, cơ thể nhanh chóng hồi phục hơn nên bổ sung các loại thự phẩm giàu vitamin D như: cá hồi, cá thu, cá mòi, cá ngừ, cá trích, dầu gan cá, nước cam, trứng, nấm, sữa, hải sản có vỏ, gan bò, sữa chua, đậu phụ, phô mai.

Khi bổ sung vitamin D cần bổ sung vitamin D phù hợp với từng thể trạng mỗi người. Theo Viện Y tế Quốc gia (NIH) của Mỹ khuyến cáo đối với những người từ 9 tuổi trở lên, mức tiêu thụ tối đa và an toàn là 4.000 IU vitamin D mỗi ngày. Bổ sung vitamin D bằng cách tắm nắng từ 10 - 15 phút phơi nắng ba lần một tuần trong khoảng thời gian trước 9h sáng và chiều sau khoảng 16h chiều, khi ánh nắng mặt trời đã bớt gay gắt, tia UV ở mức thấp không gây ảnh hưởng đến da.

Bổ sung thực phẩm giàu kẽm

Các thực phẩm giàu kẽm người bệnh cúm nên bổ sung giúp cơ thể nhanh chóng hồi phục, tăng cảm giác thèm ăn, giảm mệt mỏi gồm thịt bò, thịt cừu, ức gà, hải sản, cua, tôm, hàu, phô mai, lòng đỏ trứng, đậu nành, đậu xanh, yến mạch, hạt điều, bí ngô, đậu lăng, socola đen,... Kẽm có trong các thực phẩm này có tác dụng tăng cường sức đề kháng, kháng viêm, giúp tăng cường hoạt động của hệ miễn dịch.

Thực phẩm lên men

Các thực phẩm lên men như trà kombucha, kim chi, dưa cải muối, đậu nành lên men, miso, sữa chua,… giàu các lợi khuẩn trong đường ruột như Lactobacilli, Bifidobacteria, Bacillus clausii, Lactobacilli và Bifidobacteria,… Các lợi khuẩn trong thực phẩm lên men có vai trò quan trọng trong việc tạo ra bức tường phòng thủ kiên cố giúp bảo vệ đường ruột, thúc đẩy đáp ứng miễn dịch. Chủng Lactobacilli và Bifidobacteria có tác dụng ngăn chặn, phòng ngừa các bệnh lý liên quan đến hô hấp như viêm phổi, Covid-19, cúm A, cúm B, cúm C, cảm cúm, ho, viêm đường hô hấp, viêm phế quản, bệnh viêm xoang, viêm họng,…

Thực phẩm giàu chất xơ

Nên bổ sung thực phẩm nhiều chất xơ như các loại trái cây, rau củ quả sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch, cân bằng hệ vi sinh đường ruột, bảo vệ cơ thể chống lại những vi khuẩn, virus từ bên ngoài, giảm thiểu các mầm bệnh phát triển trở lại bởi đây là nhóm thực phẩm có chứa nhiều chất dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất thiết yếu, chất chống oxy hóa nên có tác dụng củng cố hệ miễn dịch, chống lại vi khuẩn, virus cúm,… Các loại thực phẩm giàu chất xơ bao gồm: rau muống, rau ngót, rau đay, cải ngọt, cải xoăn, rau cải mèo, xà lách, bắp cải, đậu Hà Lan, hành tây, táo, trái cây họ cam quýt, quả mọng, nho, dâu tây, việt quất, nam việt quất, mâm xôi, măng tây, hạt lanh, lúa mạch, yến mạch, đậu lăng, chuối,…

Đồng thời, nên bổ sung các thực phẩm giàu selen, chất sắt, protein như các loại hải sản, trứng, sữa, thịt nạc, cá, gan, huyết, rau xanh đậm, các loại đậu và các loại hạt, thịt gia cầm,… giúp cơ thể nhanh chóng hồi phục sau khi bị cúm, tăng cường miễn dịch cơ thể. Các loại gia vị hành, tỏi, gừng, nghệ… cũng có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, rất tốt cho người mắc bệnh cảm cúm do đó chúng ta có thể bổ sung vào các món ăn hoặc chế thành đồ uống như trà gừng, trà nghệ, nước ép tỏi mật ong,... để uống.

Ngoài ra, sau khi các triệu chứng cúm giảm dần người bệnh cũng nên tránh các loại thực phẩm cay nóng, các loại thực phẩm chế biến sẵn, chứa nhiều dầu mỡ, thịt đỏ, thực phẩm chứa nhiều đường, không uống rượu bia, đồ uống có cồn,… bởi các thực phẩm này khiến cơ thể mệt mỏi hơn, các triệu chứng bệnh kéo dài thêm, mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, tăng gánh nặng cho hệ tiêu hóa, cơ thể bị mất nước,…

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

Chế độ dinh dưỡng rất có lợi cho người bệnh viêm họng

Bị viêm họng khi giao mùa nên làm gì để nhanh khỏi

Bí quyết phòng chống cúm mùa bảo vệ sức khoẻ

9 thực phẩm nên ăn khi bị cúm, 4 điều nên tránh

Bật mí cách giảm đau rát cổ họng do viêm họng cấp hiệu quả nhất

Suckhoecuocsong.vn

Các tin liên quan

Các tin khác