Chó bị sâu răng: nguyên nhân, cách phòng ngừa
Nguyên nhân nào gây sâu răng ở chó, cách phòng ngừa sâu răng cho chó
Chó bị sâu răng là một trong những bệnh về răng miệng phổ biến ở chó. Nếu không xử lý kịp thời tình trạng sâu răng tiến triển nặng khiến chó gặp đau đớn, khó khăn khi ăn gây mất thẩm mỹ. Nguyên nhân nào khiến chó bị sâu răng? Cách điều trị và phòng ngừa chó bị sâu răng như thế nào mới hiệu quả nhất. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây.
Sâu răng ở chó là gì?
Sâu răng ở chó là tình trạng các mô cứng của răng bị sâu do các vi khuẩn đường miệng trên bề mặt răng gây ra. Sâu răng có thể gây ảnh hưởng đến thân hoặc chân răng của chó. Sâu răng được phân loại thành sâu răng tại các hố rãnh, sâu trên bề mặt răng hoặc sâu chân răng.
Nguyên nhân khiến chó bị sâu răng
Sâu răng ở chó xảy ra do vi khuẩn lên men Carbohydrate trên bề mặt răng của chó. Quá tình lên men này dẫn đến sự sản xuất các axit khử khoáng men răng và ngà răng.
Sau khi khử khoáng, khuôn hữu cơ của răng được tiêu hóa bởi các vi khuẩn đường miệng hay các tế bào bạch cầu. Bởi sức khỏe răng miệng của chó phụ thuộc vào sự trao đổi khoáng chất liên tục giữa men và dịch trong miệng. Do đó, khi Carbohydrate lên men, các mảng bám vi khuẩn bám lâu trên bề mặt răng từ đó dẫn đến mất khoáng chất, răng sẽ bị sâu răng.
Ngoài ra, một số nguyên nhân khác gây tình trạng sâu răng ở chó như:
+ Thức ăn mềm hay các mảnh vụn thức ăn bị mắc trong các kẽ răng lâu ngày cộng thêm việc không được vệ sinh răng miệng khiến răng bị mòn thành sâu răng
+ Một số loại thức ăn có hại cho răng miệng của chó cũng gây ra tình trạng sâu răng.
+ Do chó ăn nhiều đồ ngọt
+ Chó không vệ đánh răng thường xuyên, làm sạch răng sau khi ăn
+ Chó bị tiểu đường
Triệu chứng nhận biết chó bị sâu răng
Các triệu chứng của chó bị sâu răng sẽ thay đổi theo sự tiến triển của bệnh lý sâu răng. Các triệu chứng sâu răng của chó bao gồm:
+ Các đốm đen xuất hiện trên răng
+ Miệng của chó có mùi hôi khó chịu
+ Chó gặp khó khăn khi nhai hoặc nuốt thức ăn
+ Chó tiết nước dãi nhiều hơn
+ Răng bị ngả sang màu nâu
+ Chó bị chảy máu chân răng
+ Chó cảm thấy đau đớn, rên rỉ, không chịu ăn, chán ăn
+ Kiểm tra răng sẽ thấy nướu bị sưng đỏ
+ Răng bị lung lay, rụng răng, xuất hiện các lỗ nhỏ trên răng
Chẩn đoán sâu răng ở chó
Sau khi phát hiện chó có những triệu chứng như trên hãy đem chó đến các phòng khám thú y để được kiểm tra chẩn đoán chính xác tình trạng sâu răng ở chó.
Tại đây các bác sĩ thú y sẽ tiến hành chụp X-quang, kiểm tra răng của chó xem có bị kém khoáng hóa men răng không,… Sau khi kiểm tra dựa vào các thông tin thu thập được bác sĩ thú y sẽ điều trị hoặc phẫu thuật cho chó.
Phương pháp điều trị sâu răng ở chó
Tùy vào mức độ sâu răng của chó đang gặp phải các bác sĩ sẽ có các phương pháp điều trị phù hợp.
Sâu răng ảnh hưởng đến men răng, ngà răng các bác sĩ sẽ tiến hành loại bỏ ngà răng bị sâu, men răng không được chống đỡ, sau đó tiến hành khôi phục chân răng bằng Amalgam, hồi phục bằng chất Composite kết dính hoặc chèn thay thế.
Trường hợp răng bị sâu nhiều tốt nhất là nhổ bỏ để tránh ảnh hưởng đến những răng xung quanh
Biện pháp phòng ngừa chó bị sâu răng
+ Thường xuyên thay đổi thức ăn cho chó, không cho chó ăn thức ăn mềm trong thời gian dài
+ Sử dụng đồ chơi nhai nha khoa, gậy nha khoa, nước vệ sinh răng miệng, xương thô, bánh thưởng nha khoa,…để làm sạch răng miệng, loại trừ các mảng bám trên răng
+ Cho chó đi kiểm tra sức khỏe răng miệng định kỳ
+ Sử dụng bàn chải, kem đánh răng chuyên dụng để vệ sinh răng miệng cho chó
+ Hạn chế cho chó ăn đồ ngọt
+ Nên đưa chó đi làm sạch răng chuyên sâu mỗi năm
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
+ Bệnh nha chu ở chó: nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị
+ Bật mí phương pháp làm vệ sinh răng miệng cho chó cực hiệu quả
+ Đánh răng cho chó: Cách đáng răng đúng chuẩn
+ Đánh răng cho mèo: Chọn kem đáng răng, cách đánh răng cho mèo đúng chuẩn
Suckhoecuocsong.vn/TH
Các tin khác
-
Chó mèo nhịn ăn trước khi phẫu thuật, các vấn đề cần lưu ý
Nhịn ăn trước khi phẫu thuật giúp phòng tránh các biến chứng có thể xảy ra trong và sau khi phẫu thuật. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ một số vấn đề các chủ nuôi cần lưu ý. -
Tại sao chó, mèo cần nhịn ăn trước khi phẫu thuật điều trị bệnh
Vì sao trước khi phẫu thuật điều trị bệnh chó, mèo được các bác sĩ thú y chỉ định cho nhịn ăn. Nếu cho chó, mèo ăn trước khi phẫu thuật sẽ gây ảnh hưởng cho sức khỏe của chó, mèo như thế nào? -
Bệnh viêm dạ dày, ruột ở mèo: những điều cần biết
Viêm dạ dày có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của mèo nếu không được phát hiện sớm, điều trị kịp thời. Dưới đây là những điều cần biết về bệnh viêm dạ dày, ruột ở mèo người nuôi mèo nên biết. -
Viêm dạ dày, ruột ở mèo nguyên nhân do đâu?
Mèo bị viêm dạ dày ruột gây ảnh hưởng đến dạ dày và đường ruột ở mèo. Khi mèo bị mắc bệnh khiến mèo xuất hiện các dấu hiệu: nôn, tiêu chảy, đau bụng. -
Bật mí cách chẩn đoán, điều trị mèo bị viêm dạ dày ruột
Viêm dạ dày ruột có thể không gây nghiêm trọng cho mèo trong trường hợp nhẹ, mèo có thể tự khỏi nhanh chóng. Nhưng nếu viêm dạ dày ruột gây tắc nghẽn đường tiêu hóa, ngộ độc sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe của mèo. -
Hướng dẫn cách chăm sóc mèo bị viêm dạ dày ruột
Sau quá trình điều trị giúp cho mèo nhanh chóng hồi phục cũng như ngăn ngừa nguy cơ viêm dạ dày ruột tái phát nên chăm sóc mèo như thế nào. -
Mèo mắc hội chứng ruột kích thích (IBS) nên chọn thức ăn như nào
Hội chứng ruột kích thích (IBS) ở mèo là tình trạng rối loạn xảy ra ở đường ruột gây đau đớn, khó chịu cho mèo. Vậy để cải thiện tình trạng IBS ở mèo các chủ nuôi khi lựa chọn thức ăn cho mèo cần ghi nhớ điều gì? -
Những thực phẩm mèo bị hội chứng ruột kích thích (IBS) không nên ăn
Mèo mắc hội chứng ruột kích thích (IBS) bên cạnh xây dựng chế độ ăn uống riêng biệt, kiểm soát căng thẳng, chúng ta không nên cho mèo ăn những loại thực phẩm dưới đây tránh các triệu chứng IBS trở nên nghiêm trọng hơn. -
Phân biệt hội chứng ruột kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) ở mèo chuẩn xác
Hội chứng kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) ở mèo dễ bị nhầm lẫn với nhau. Để phân biệt chuẩn xác hội chứng kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) hãy tham khảo bài viết dưới đây.