Chó bị chảy nước dãi: nguyên nhân, cách phòng ngừa
Nguyên nhân nào khiến chó bị chảy nước dãi, khi chó bị chảy nước dãi cần phải làm gì
Chó bị chảy nước dãi là hiện tượng khá thường gặp, xảy ra ở nhiều giống chó. Nhưng nếu chó bị chảy nước dãi quá nhiều thì rất có thể chó đang gặp phải vấn đề về sức khỏe chủ nuôi cần đặc biệt lưu ý. Nguyên nhân nào khiến chó bị chảy nước dãi? Khi chó bị chảy nước dãi cần phải làm gì, cách phòng ngừa hiệu quả tình trạng chảy nước dãi ở chó.
Nguyên nhân khiến cho chảy nước dãi
Chó bị chảy nước dãi có thể do một trong các nguyên nhân chính dưới đây.
Mắc bệnh lý khoang miệng
Có thể chó bị chảy nước dãi do chó mắc các bệnh lý khoang miệng như: sâu răng, viêm răng, bệnh nha chu, viêm lợi, khối u ung thư, lưỡi của chó đang gặp vấn đề, chó bị điện giật,…
Chó cảm thấy sợ hãi hoặc vui sướng
Khi chó cảm thấy sợ hãi hãi hoặc vui sướng chúng có thể chảy nước dãi nhiều. Căng thẳng thần kinh kéo dài, kèm theo sủa kéo dài, có thể gây ra sự tiết nhiều nước bọt.
Hệ tiêu hóa củachó có vấn đề
Hệ tiêu hóa của chó có vấn đề do chó ăn phải đồ lạ, chất có độc tố cơ thể chó sẽ phản ứng bằng cách chảy nhiều nước dãi và nôn. Việc chảy nước dãi cũng là biểu hiện của các bệnh về mật, gan, dạ dày hay rối loạn tiêu hóa.
Chấn thương vùng miệng
Do vùng miệng và hàm của chúng bị tổn thương do đánh nhau, va đập, tai nạn cũng là nguyên nhân khiến chó bị chảy nước dãi.
Hóc dị vật
Do các bị vật như đồ nhựa, một xương cá, xương lợn hay các dị vật khác có thể bị kẹt trong miệng hoặc thực quản khiến chúng bị chảy nước dãi liên tục kèm theo triệu chứng nôn khan
Cơ thể phản ứng với thuốc
Khi bạn cho chó sử dụng một loại thuốc nào đó cơ thể của chó phản ứng với thuốc gây ra tình trạng mèo bị chảy nước dãi.
Đường hô hấp của chó có vấn đề
Chó bị chảy nước dãi do đường hô hấp của chúng đang gặp vấn đề. Lúc này các virus phát triển tạo nết các vết loét trong miệng, dẫn đến tăng lưu lượng nước bọt tiết ra.
Chấn thương liên quan đến tai hoặc viêm tai
Hầu hết các nước bọt được sản xuất bởi các tuyến mang tai. Tuy nhiên do một số yếu tố nào đó khiến chó bị chấn thương tai, viêm nhiễm tai khiến chó chảy nước dãi nhiều.
Chó bị cảm
Chó bị cảm bởi nhiều yếu tố như thời tiết thay đổi đột ngột, nhiệt độ thay đổi bất thường khiến cơ thể chó chưa kịp thích nghi khiến chó bị cảm. Khi chó bị cảm chó thường có biểu hiện như: mệt mỏi, run rẩy, bỏ ăn, bồn nôn, nước dãi chảy nhiều,…
Ngộ độc
Chó có thể bị ngộ độc thực phẩm, ngộ độc thuốc diệt chuột, bả chó khiến chó bị chảy nước dãi, nôn mửa, mệt mỏi và nhiều các triệu chứng khác.
Giun
Do sự hiện diện của giun trong cơ thể có thể gây nhiều triệu chứng thường gặp chính là tăng tiết nước bọt
Bệnh mãn tính
Do có mắc các bệnh mãn bính như viêm dạ dày, tá tràng, mắc các bệnh về gan, lá, túi mật có thể khiến chó tiết nước bọt quá nhiều.
Chó thay đổi răng
Chó trong thời kỳ thay đổi răng khiến nước bọt chảy ra từ miệng nhiều hơn thông thường.
Chó bị say xe
Khi chó bị say xe khiến chó tiết nhiều nước bọt kèm theo lờ đờ, mệt mỏi thậm chí buồn nôn.
Cách xử lý khi chó bị chảy nước dãi
Khi phát hiện chó chảy nước dãi bất thường chúng ta cần đưa chó đến gặp bác sĩ thú y để được thăm khám, điều trị kịp thời.
Hãy ghi nhớ lại những đồ ăn gần nhất của chó, lịch sử tiếp xúc của chó với vật nuôi lạ hay những sự thay đổi bất thường của mèo hàng ngày,….để cung cấp cho bác sĩ thú y. Không được tự ý phán đoán, cho mèo sử dụng thuốc tùy tiện tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe của chó.
Phòng ngừa chó bị chảy nước dãi
+ Vệ sinh răng miệng cho chó sạch sẽ, đánh răng thường xuyên cho chó phòng bệnh nha chu hay các bệnh liên quan đến răng miệng, viêm lợi, viêm nướu,…
+ Dọn dẹp sạch sẽ môi trường xung quanh của chó, khu ăn, khu vệ sinh, khu vực đệm ngủ tránh vi khuẩn, virus phát triển gây ảnh hưởng đến sức khỏe của chó.
+ Dọn dẹp, loại bỏ những dị vật trong nhà hay môi trường sinh sống xung quanh cua chó có thể khiến chó có thể nhai nuốt
+ Kiểm tra răng miệng, sức khỏe của chó thường xuyên để phát hiện sớm những bất thường
+ Cung cấp thức ăn hợp vệ sinh, giàu dinh dưỡng, đủ chất,…
+ Tiêm phòng cho chó đầy đủ, định kỳ
+ Các đồ điện nên tắt khi không sử dụng tránh chó dùng miệng nhai, cắn dây điện gây điện giật
+ Hạn chế những tác động khiến chó sợ hãi, lo lắng,…
+ Tránh chó đánh nhau với các con vật khác trong nhà, chó lạ ở ngoài
Hi vọng bài viết trên này sẽ giúp các bạn hiểu được những nguyên nhân gây ra tình trạng chó chảy nước dãi và cách phòng ngừa chảy nước dãi ở chó.
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
+ Đánh răng cho chó: Cách đáng răng đúng chuẩn
+ Nguyên nhân nào khiến miệng của chó pug bị hôi
+ Mèo bị chảy nước dãi: nguyên nhân, cách phòng ngừa hiệu quả
Suckhoecuocsong.vn/TH
Các tin liên quan
- Mẹo hay đuổi kiến ba khoang ra khỏi nhanh chóng
- Chế độ ăn giúp người bệnh viêm phế quản nhanh chóng hồi phục
- Cúm B nên ăn gì giúp nhanh chóng hồi phục
- Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh cúm nhanh chóng hồi phục
- Cách xử trí khi bị dị ứng lông chó chuẩn xác
- Bật mí cách giảm nồng độ cồn trong cơ thể nhanh chóng
- Chó mèo nhịn ăn trước khi phẫu thuật, các vấn đề cần lưu ý
- Tại sao chó, mèo cần nhịn ăn trước khi phẫu thuật điều trị bệnh
- Vua Lê Thánh Tông và những bài học sáng chói cho muôn đời
- Vì sao sau khi tập thể dục bị buồn nôn, chóng mặt?
- Bật mí cách thúc đẩy quá trình tái tạo da nhanh chóng, hiệu quả
- Bật mí cách giảm đau nhức răng nhanh chóng
- Viêm dạ dày cấp nên ăn, kiêng gì để nhanh chóng hồi phục
- Bật mí cách giảm cân nhanh chóng, hiệu quả bằng kết hợp thực phẩm
- Thói quen cực xấu khiến da mặt lão hóa nhanh chóng
- Mùa hè chó bỏ ăn, chán ăn phải làm như thế nào?
- Câu chuyện xúc động về lòng tin của loài chó
- Có nên lắp đặt kính chống chói xe ô tô ngày đêm?
- Chó bị hắt hơi ngược nguyên nhân do đâu, cách điều trị
- Bệnh uốn ván ở chó: nguyên nhân, cách điều trị
Các tin khác
-
Chó mèo nhịn ăn trước khi phẫu thuật, các vấn đề cần lưu ý
Nhịn ăn trước khi phẫu thuật giúp phòng tránh các biến chứng có thể xảy ra trong và sau khi phẫu thuật. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ một số vấn đề các chủ nuôi cần lưu ý. -
Tại sao chó, mèo cần nhịn ăn trước khi phẫu thuật điều trị bệnh
Vì sao trước khi phẫu thuật điều trị bệnh chó, mèo được các bác sĩ thú y chỉ định cho nhịn ăn. Nếu cho chó, mèo ăn trước khi phẫu thuật sẽ gây ảnh hưởng cho sức khỏe của chó, mèo như thế nào? -
Bệnh viêm dạ dày, ruột ở mèo: những điều cần biết
Viêm dạ dày có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của mèo nếu không được phát hiện sớm, điều trị kịp thời. Dưới đây là những điều cần biết về bệnh viêm dạ dày, ruột ở mèo người nuôi mèo nên biết. -
Viêm dạ dày, ruột ở mèo nguyên nhân do đâu?
Mèo bị viêm dạ dày ruột gây ảnh hưởng đến dạ dày và đường ruột ở mèo. Khi mèo bị mắc bệnh khiến mèo xuất hiện các dấu hiệu: nôn, tiêu chảy, đau bụng. -
Bật mí cách chẩn đoán, điều trị mèo bị viêm dạ dày ruột
Viêm dạ dày ruột có thể không gây nghiêm trọng cho mèo trong trường hợp nhẹ, mèo có thể tự khỏi nhanh chóng. Nhưng nếu viêm dạ dày ruột gây tắc nghẽn đường tiêu hóa, ngộ độc sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe của mèo. -
Hướng dẫn cách chăm sóc mèo bị viêm dạ dày ruột
Sau quá trình điều trị giúp cho mèo nhanh chóng hồi phục cũng như ngăn ngừa nguy cơ viêm dạ dày ruột tái phát nên chăm sóc mèo như thế nào. -
Mèo mắc hội chứng ruột kích thích (IBS) nên chọn thức ăn như nào
Hội chứng ruột kích thích (IBS) ở mèo là tình trạng rối loạn xảy ra ở đường ruột gây đau đớn, khó chịu cho mèo. Vậy để cải thiện tình trạng IBS ở mèo các chủ nuôi khi lựa chọn thức ăn cho mèo cần ghi nhớ điều gì? -
Những thực phẩm mèo bị hội chứng ruột kích thích (IBS) không nên ăn
Mèo mắc hội chứng ruột kích thích (IBS) bên cạnh xây dựng chế độ ăn uống riêng biệt, kiểm soát căng thẳng, chúng ta không nên cho mèo ăn những loại thực phẩm dưới đây tránh các triệu chứng IBS trở nên nghiêm trọng hơn. -
Phân biệt hội chứng ruột kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) ở mèo chuẩn xác
Hội chứng kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) ở mèo dễ bị nhầm lẫn với nhau. Để phân biệt chuẩn xác hội chứng kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) hãy tham khảo bài viết dưới đây.