Cách cho tôm sú ăn hiệu quả giúp tôm khỏe mạnh, sản lượng cao
Thức ăn nuôi tôm sú gồm 3 loại phổ biến như thức ăn tự nhiên, thức ăn tự chế biến, thức ăn công nghiệp. Hiện nay thức ăn công nghiệp được nhiều trang trại, hộ nuôi tôm được sử dụng nhiều nhất bởi đảm bảo được lượng dinh dưỡng, ổn định môi trường ao nuôi, tôm phát triển khỏe mạnh.
Tôm sú là loài ăn tạp nhưng chúng lại thích ăn các động vật sống, loài giáp xác, thực vật dưới nước, giun nhiều tơ, côn trùng. Tùy từng giai đoạn sinh trưởng khác nhau của tôm nên các loại thức ăn của tôm cũng khác nhau.
Thức ăn của tôm theo từng giai đoạn phát triển
Giai đoạn ấu trùng:
Tại giai đoạn ấu trùng tôm bắt mồi thụ động bằng các phụ bộ nên thức ăn của tôm sú giống chỉ phù hợp với cỡ miệng. Giai đoạn này thức ăn của tôm bao gồm: tảo, luân trùng, vật chất hữu cơ có nguồn gốc động và thực vật.
Giai đoạn tôm bột:
Ở giai đoạn này tôm sú chủ yếu là ăn các loại giáp xác nhỏ, ấu trùng, các loài nhuyễn thể và giun nhiều tơ hoặc một số thức ăn chế biến sẵn.
Giai đoạn tôm trưởng thành:
Giai đoạn tôm trưởng thành người nuôi có thể cho tôm tất cả các loại thức ăn bao gồm: giáp xác sống dưới đấy, hai mảnh võ giun nhiều tơ và hậu ấu trùng các loài động vật đáy, mảnh vụn hữu cơ, cát bùn, thức ăn công nghiệp,…
Cách cho tôm sú ăn hiệu quả
Lượng thức ăn của mỗi bữa có thể tương đương nhau hoặc điều chỉnh tùy thuộc vào thời tiết, chất lượng nước. Để đảm bảo nên thăm thường xuyên, kiểm tra lượng thức ăn dưa thừa để điều chỉnh lượng thức ăn hợp ký, tránh dư thừa làm ô nhiễm môi trường ao nuôi
Tôm mới thả có thể cho ăn từ 5 – 6 bữa/ngày.
Khi tôm được 30 ngày tuổi trở nên có thể giảm số bữa xuống 4 bữa/ngày.
Trong giai đoạn ương giống, tùy thuộc vào chu kỳ lột xác, sức khỏe tôm và biến động thời tiết người nuôi có thể điều chỉnh như sau:
+ Ngày đầu tiên khi thả giống cho ăn với lượng 1,5 – 2 kg/100.000 Post, cứ 2 ngày tăng 0,2 – 0,3 kg/100.000g Post.
+ Tôm từ 7-9 ngày cho tôm ăn cách bờ từ 2 – 4m với thức ăn ở dạng bột mịn.
+ Tôm từ ngày thứ 15 ngày trở đi cho tôm ăn bằng sàng, đặt cách bờ từ 1,5 – 2m, khoảng 1.600 – 2.000 mét vuông, đặt từ 2 – 2 sàng.
Hàng ngày tiến hành kiểm tra sàng ăn và điều chỉnh lượng thức ăn theo tỷ lệ như sau:
+ Nếu tôm ăn hết thì tăng 5% thức ăn cho lần sau.
+Nếu tôm ăn thừa 10% thì giữ nguyên thức ăn cho phần sau.
+ Nếu tôm ăn thừa từ 11 – 25% thì tiến hành giảm 10% thức ăn cho lần sau
+Nếu tôm ăn còn 26 – 50% thức ăn thì giảm 30% lượng thức ăn cho lần sau.
+Trong trường hợp tôm giảm ăn nhiều hơn 50% thì ngừng cho ăn lần sau.
Sau 15 ngày có thể bổ sung thêm các loại vitamin, khoáng chất và men tiêu hóa cần thiết giúp tăng sức đề kháng, phát triển đều.
Hướng dẫn cách phối trộn thức ăn cho tôm sú
Phối trộn thức ăn cho tôm sú đối với nguyên liệu thô
Công thức 1: Bột cá khô 30% + Bột ruốc 23% + Cám gạo 26% + Bột gạo lứt 18% + Chất phụ gia (premix, chất kết dính…) 3%.
Công thức 2: Bột cá khô 30% + Bột đậu nành 29% + Bột khô dừa 3% + Cám gạo 20% + Bột mì 15% + Chất phụ gia (premix, chất kết dính…) 3%.
Công thức 3: Bột cá khô 27% + Bột ruốc 20% + Cám gạo 30% + Bột gạo lứt 20% + Chất phụ gia (premix, chất kết dính…) 3%.
Công thức 4: Bột cá khô 27% + Bột đậu nành 25% + Bột khô dừa 5% + Cám gạo 25% + Bột mì 15% + Chất phụ gia (premix, chất kết dính…) 3%.
Công thức 5: Bột cá khô 25% + Bột ruốc 17% + Cám gạo 35% + Bột gạo lứt 20% + Chất phụ gia (premix, chất kết dính…) 3%.
Công thức 6: Bột cá khô 25% + Bột đậu nành 23% + Bột khô dừa 5% + Cám gạo 30% + Bột mì 14% + Chất phụ gia (premix, chất kết dính…) 3%.
Phối trộn thức ăn cho tôm sú đối với nguyên liêu tươi kết hợp nguyên liệu khô:
Công thức phối trộn (có thể áp dụng một trong các công thức sau tùy theo mức độ sẵn có của các nguyên liệu.
Nguyên liệu |
Các công thức phối trộn |
||
|
Công thức 1 |
Công thức 2 |
Công thức 3 |
Cá tạp tươi đã hấp chín (đã quy khô) (%) |
12 |
10 |
9 |
Bột cá (%) |
28 |
20 |
18 |
Ruốc khô (%) |
15 |
16 |
8 |
Cám gạo (%) |
25 |
30 |
35 |
Bột gạo lứt (%) |
16 |
20 |
26 |
Các chất phụ gia (%) (premix, chất kết dính…) |
4 |
4 |
4 |
Bước 1: Nguyên liệu khô (cám gạo, bột cá) và nguyên liệu tươi đã hấp (cá tạp tươi đã hấp chín) được để riêng và tiến hành tách tạp chất.
Bước 2: Hai nguyên liệu trên sau khi được tách tạp chất, đem từng loại nguyên liệu nghiền nhỏ. Nguyên liệu khô thì nghiền khô, còn nguyên liệu tươi thì nghiền và chà tách xương, vẩy.
Bước 3: Đem nguyên liệu khô đã nghiền khô; nguyên liệu tươi đã nghiền và chà tách xương, vẩy; cùng với các chất phụ gia (premix, chất kết dính…) trộn đều với nhau.
Bước 4: Ba hỗn hợp trên sau khi được phối trộn với nhau đưa vào máy để tạo viên.
Bước 5 (gia nhiệt và sấy): Cuối cùng đưa sản phẩm đã tạo viên gia nhiệt và sấy ta được sản phẩm làm thức ăn cho tôm.
Bảo quản thức ăn nuôi tôm sú
+ Khu vực để thức ăn của tôm phải đặt nơi thoáng mát, chống ấm và nóng
+ Thức ăn của tôm phải được đặt trên các tấm pallet, cách nhau 30 cm đảm bảo thoáng khí và cách vách 30 - 50 cm tránh hấp thụ nhiệt.
+ Thường xuyên kiểm tra nấm mốc hay hư hỏng của một số bao bất kỳ.
Lưu ý trong cách cho tôm sú ăn
+ Ở 2 tháng đầu nên cho tôm ăn rải quanh bờ, từ tháng thứ 3 trở đi nên cho ăn ở khắp ao
+ Lựa chọn kích cỡ thức ăn phải phù hợp với kích cỡ của tôm.
+ Khi chuyển thức ăn từ kích cỡ nhỏ sang kích cỡ lớn cần chuyển từ từ để tôm thích nghi.
+ Khi chuyển đổi thức ăn phải chuyển từ từ để tôm dần thích nghi với loại thức ăn mới.
+ Trong chu kỳ lột xác của tôm cần giảm thức ăn 20 - 25% trong 2 - 3 ngày; nếu mưa liên tục nhiều ngày, cần giảm 10 - 20% lượng thức ăn.
+ Thường xuyên bổ sung các loại Vitamin, khoáng chất thiết yếu và men vi sinh, thuốc bổ gan cho tôm ngay từ giai đoạn đầu như: Gut – Well, ProZyme, Antitox,...
Suckhoecuocsong.vn/TH
Các tin liên quan
- Cách xử trí khi bị dị ứng tôm hiệu quả
- Câu trắc nghiệm Sinh học lớp 7 Bài 22 có đáp án: Tôm sông
- Hướng dẫn cách chọn tôm, bảo quản tôm tươi ngon
- Nuôi tôm cảnh những điều cần biết để tôm cảnh lên màu đẹp
- Những sai lầm cực kỳ nguy hiểm khi ăn tôm nhiều người mắc phải
- Tôm nuôi chậm lớn: Nguyên nhân, cách phòng trị
- Bệnh phân trắng trên tôm: Nguyên nhân, cách phòng trị hiệu quả nhất
- Bệnh vểnh mang trên tôm: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng trị
- Làm thế nào kiểm soát các loại tảo gây hại trong ao nuôi tôm
- Chuyên gia hướng dẫn giải pháp kiểm soát EMS trong ao nuôi tôm
- Hướng dẫn biện pháp khắc phục khí độc trong ao nuôi tôm
- Bảo vệ lồng nuôi, bè nuôi tôm hùm ngày bão lũ
- Hướng dẫn cách chăm sóc tôm hùm giống
- Hướng dẫn cách phân biệt một số loại tôm hùm phổ biến
- Cách chế biến những món ăn siêu ngon từ tôm hùm
- Bệnh thường gặp ở tôm hùm: Dấu hiệu, nguyên nhân, phòng và điều trị bệnh
- Hướng dẫn kỹ thuật làm lồng nuôi, bể nuôi tôm hùm
- Vì sao tôm hùm giá trị?
- Chuyên gia thủy sản hướng dẫn cách quản lý nhiệt độ trong ao nuôi tôm
- Hướng dẫn kỹ thuật dọn ao, gây màu nước cho ao nuôi tôm
Các tin khác
-
Tại sao phải dùng phân bón cho cây trồng?
Trong quá trình phát triển của cây, nhu cầu dinh dưỡng ở mỗi giai đoạn đều khác nhau. Phân bón đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc phát triển và quyết định năng suất của cây trồng. -
Giải pháp thay thế phân bón hữu cơ chứa than bùn đã khởi động
Nghiên cứu để tìm ra chất thay thế than bùn trong phân bón khởi đầu vào những năm 1970, khi hậu quả của việc phá hủy các vùng đất than bùn thu hút sự quan tâm của các nhà môi trường ở Anh. -
Trồng bắp cải tím tại nhà cần nhớ những điều gì
Bắp cải tím được nhiều người ưa chuộng bởi chứa nhiều vitamin C, vitamin K rất tốt cho sức khoe, làn da. Trồng bắp cải tím có khó không? Cần chuẩn bị những gì trước khi bắt đầu trồng bắp cải tím. -
Tự trồng su hào tím tại nhà đơn giản mà lại đẹp mắt
Su hào tím không chỉ mang màu xanh đơn thuần như những loại su hào bình thường mà chúng sở hữu màu tím lạ mắt từ vỏ, gân lá, cọng lá. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách trồng loại rau lạ mắt này ngay tại nhà. -
Cách trồng cà rốt tím cho củ to, ít nhiễm sâu bệnh
Cà rốt tím chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, giá thành cũng cao hơn so với cà rốt thông thường. Nên nhiều bà nội trợ đã tự trồng cà rốt tím tại nhà và cho nhiều củ to, mập. -
Bí quyết trồng cà chua cherry ra sai quả, ít nhiễm sâu bệnh
Cà chua cherry sở hữu hình dáng nhỏ, màu đỏ thẫm, có vị ngọt, mùi thơm, thịt dày giống như quả chery nên được rất nhiều người yêu thích. -
Những điều lưu ý khi trồng rau trên sân thượng
Sân thượng thường có khí hậu khắc nghiệt hơn so với ở dưới đây nên sẽ rất khó cho một số loại rau có thể sống và sinh trưởng phát triển tốt. -
Nghiên cứu liên kết nuôi trồng thủy sản, sự nóng lên toàn cầu và kháng kháng sinh
Sự phát triển của vi khuẩn kháng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản, đang ảnh hưởng đến sản xuất cá và sức khỏe con người trên toàn thế giới, đã được một nhóm các nhà nghiên cứu nhấn mạnh. -
Những loại rau nào thích hợp trồng băng phương pháp giâm cành
Bên cạnh phương pháp thủy canh các gia đình có thể trồng các loại rau này bằng phương pháp giâm cành. Phương pháp này được rất nhiều các bà nội trợ tại các khu vực thành thị ưa thích -
Trồng rau trên ban công: Kinh nghiệm chọn hạt giống, đất và thu hoạch
Khá nhiều người tận dụng ban công, sân thượng, khoảnh sân trước nhà để trồng rau sạch cho gia đình. Trồng rau sạch không chỉ giúp gia đình tiết kiệm chi phí, có nguồn rau sạch đảm bảo chất lượng mà còn giúp thư giãn, giảm stress sau một ngày làm việc vất vả.