Hướng dẫn kỹ thuật chọn giống tôm sú tốt, khỏe mạnh ít nhiễm bệnh
Hướng dẫn kỹ thuật chọn giống qua quan sát hình thái, hình dạng của tôm sú
Để lựa chọn được tôm sú tốt nhất người nuôi hãy quan sát hình thái, hình dạng của tôm sú theo các đặc điểm dưới đây:
Kích thước:
Nên lựa chọn tôm sú có kích cỡ đồng đều, chiều dài lớn hơn 1,2 cm. Tôm có 6 đốt ở bụng, có đuôi, râu hình chữ V và góc hai râu sát nhau như góc chữ V là tôm khoẻ.
Cơ thịt bụng tôm co đều đặn, căng bóng mới tạo được dáng vẻ đẹp cho tôm
Màu sắc:
Màu sắc tôm tươi sáng, vỏ mọng có màu tro đen đến đen, đầu thân bằng phẳng là con giống chuẩn.
Không có vật lạ như nấm, vi khuẩn, hay nguyên sinh động vật bám ở chân, bụng, đuôi, vỏ và mang tôm.
Hoạt động:
Những con giống đạt chuẩn sẽ bơi linh hoạt, khỏe mạnh, phân bố đều trong bể nuôi với hình dáng thon dài. Những con khỏe thường bơi ngược dòng, phàm ăn, ăn tạp, chân ngực bắt giữ mồi tốt.
Nếu có 10 trong số 200 con thả mà trôi theo dòng nước là giống tôm yếu, tôm xấu. Tôm phàm ăn, ăn tạp, chân ngực bắt giữ mồi tốt là con giống tốt.
Tôm có khả năng chịu đựng tốt khi dùng formol. Số tôm bị chết ít (5/150 con) khi dùng formol 1cc/10 lít nước, đó là giống tốt.
Hướng dẫn chọn tôm sú giống tốt qua kỹ thuật PCR
Những trang trại nuôi tôm sú lớn việc quan sát sẽ mất nhiều thời gian qua đó có thể áp dụng kỹ thuật PCR để sàng lọc các loại bệnh trên tôm để chọn giống tôm sú tốt nhất
Bước 1: Lấy khoảng 60 tôm giống cùng bể bỏ vào túi nhựa có bơm oxy
Bước 2: Mang tới phòng thí nghiệm để xét nghiệm bằng PCR để xem tôm có nhiễm các loại bệnh EMS, EHP, WSSV, MBV, IHHNV, Taura hay không.
Trường hợp tôm bị nhiễm bệnh nên loại bỏ ngay để tránh lây nhiễm sang các bể giống chất lượng khác.
Kiểm tra tôm sú giống bằng formol
Ngoài ra, người nuôi có thể chọn giống tôm sú tốt bằng formol
Bước 1: Lấy khoảng 100 – 200 con tôm giống cho vào 10 lít nước lấy từ bể giống và thêm 4ml formol, đồng thời sục khí.
Bước 2: Đợi sau 30 – 45 phút, nếu tôm chết >5% là loại giống không tốt, kém chất lượng và không nên mua.
Kiểm tra bằng phương sinh học
Đây là bước rất quan trọng trong lựa chọn giống tôm sú tốt nhất, các bước kiểm tra cần được thực hiện bởi những người có chuyên môn và chỉ chọn lô giống có tất cả kết quả kiểm tra là âm tính.
Lưu ý:
Để đảm bảo giống tôm sú đạt chuẩn người nuôi nên mua tôm tại các cơ sở sản xuất tôm giống uy tín, có nguồn gốc rõ ràng và có giấy chứng nhận kiểm dịch.
Tuyệt đối không mua tôm giống trôi nổi của những người không có giấy phép hành nghề cung cấp tôm sú giống.
Không mua tôm sú giống của những điểm cung cấp có giấy phép nhưng “lô hàng” đang chào bán lại không chứng minh được đã qua sự kiểm dịch và đồng ý cho phân phối của cơ quan chuyên môn.
Sau khi hoàn tất quá trình kiểm tra người nuôi tôm vận chuyển tôm về ao nuôi trong những xe có bạt che, nên vật chuyển vào lúc sáng sớm hoặc chiều tối duy trì ở mức nhiệt độ:
+ Từ 04 – 12 giờ: duy trì nhiệt độ trong khoảng từ 24 – 28 độ C
+ Trên 12 giờ: duy trì nhiệt độ trong khoảng từ 18 – 23 độ C.
Trong quá trình vận chuyển, mỗi post cần 15 – 20 con Artemia trong 4 giờ vận chuyển.
Khi thả tôm cần phải lưu ý độ mặn chênh lệch của nước trong ao thả và trong bọc tôm giống.
+ Nếu sự chênh lệch không quá 5ppt thì tiến hành thả xuống ao, ngâm khoảng 10 – 15 để cân bằng nhiệt độ trong và ngoài bọc mới mở ra cho tôm bơi từ từ.
+ Nếu độ chênh lệch lớn hơn 5ppt cần phải mất một thời gian để thuần hóa tôm ngay tại ao nuôi, giúp tôm thích nghi dần với độ mặn và các yếu tố môi trường khác trong ao nuôi.
Tiến hành đổ tôm vào thau có sục khí, sau đó tiếp thêm nước ao vào thau một cách từ từ, sau 30 – 40 phút nghiêng thau cho tôm bơi ra môi trường ao nuôi.
Mật độ tôm trong ao nuôi
Mật độ thả trung bình 5- 7 con/m2 với nuôi quảng canh và 30 - 50 con nếu nuôi thâm canh.
Thả ương với mật độ khoảng 600 - 1.000 con/m2.
Mật độ thả nuôi: khoảng 30 - 80 con/m2. Nên chạy quạt trước khi thả giống tầm 6 giờ để đảm bảo đủ lượng ôxy hòa tan đạt 5 mg/l trở lên. Thuần tôm khoảng 30 phút rồi thả. Nên thả tôm vào sáng sớm hoặc chiều mát và theo hướng gió sẽ thuận lợi cho tôm giống.
Suckhoecuocsong.vn/TH
Các tin khác
-
Tại sao phải dùng phân bón cho cây trồng?
Trong quá trình phát triển của cây, nhu cầu dinh dưỡng ở mỗi giai đoạn đều khác nhau. Phân bón đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc phát triển và quyết định năng suất của cây trồng. -
Giải pháp thay thế phân bón hữu cơ chứa than bùn đã khởi động
Nghiên cứu để tìm ra chất thay thế than bùn trong phân bón khởi đầu vào những năm 1970, khi hậu quả của việc phá hủy các vùng đất than bùn thu hút sự quan tâm của các nhà môi trường ở Anh. -
Trồng bắp cải tím tại nhà cần nhớ những điều gì
Bắp cải tím được nhiều người ưa chuộng bởi chứa nhiều vitamin C, vitamin K rất tốt cho sức khoe, làn da. Trồng bắp cải tím có khó không? Cần chuẩn bị những gì trước khi bắt đầu trồng bắp cải tím. -
Tự trồng su hào tím tại nhà đơn giản mà lại đẹp mắt
Su hào tím không chỉ mang màu xanh đơn thuần như những loại su hào bình thường mà chúng sở hữu màu tím lạ mắt từ vỏ, gân lá, cọng lá. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách trồng loại rau lạ mắt này ngay tại nhà. -
Cách trồng cà rốt tím cho củ to, ít nhiễm sâu bệnh
Cà rốt tím chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, giá thành cũng cao hơn so với cà rốt thông thường. Nên nhiều bà nội trợ đã tự trồng cà rốt tím tại nhà và cho nhiều củ to, mập. -
Bí quyết trồng cà chua cherry ra sai quả, ít nhiễm sâu bệnh
Cà chua cherry sở hữu hình dáng nhỏ, màu đỏ thẫm, có vị ngọt, mùi thơm, thịt dày giống như quả chery nên được rất nhiều người yêu thích. -
Những điều lưu ý khi trồng rau trên sân thượng
Sân thượng thường có khí hậu khắc nghiệt hơn so với ở dưới đây nên sẽ rất khó cho một số loại rau có thể sống và sinh trưởng phát triển tốt. -
Nghiên cứu liên kết nuôi trồng thủy sản, sự nóng lên toàn cầu và kháng kháng sinh
Sự phát triển của vi khuẩn kháng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản, đang ảnh hưởng đến sản xuất cá và sức khỏe con người trên toàn thế giới, đã được một nhóm các nhà nghiên cứu nhấn mạnh. -
Những loại rau nào thích hợp trồng băng phương pháp giâm cành
Bên cạnh phương pháp thủy canh các gia đình có thể trồng các loại rau này bằng phương pháp giâm cành. Phương pháp này được rất nhiều các bà nội trợ tại các khu vực thành thị ưa thích -
Trồng rau trên ban công: Kinh nghiệm chọn hạt giống, đất và thu hoạch
Khá nhiều người tận dụng ban công, sân thượng, khoảnh sân trước nhà để trồng rau sạch cho gia đình. Trồng rau sạch không chỉ giúp gia đình tiết kiệm chi phí, có nguồn rau sạch đảm bảo chất lượng mà còn giúp thư giãn, giảm stress sau một ngày làm việc vất vả.