Bệnh viêm khớp ở chó: nguyên nhân, triệu chứng, biện pháp kiểm soát bệnh
Bệnh viêm khớp ở chó: nguyên nhân, triệu chứng, biện pháp kiểm soát bệnh
Bệnh viêm khớp không chỉ xảy ra ở con người mà ngay cả chó cũng gặp phải tình trạng này. Nguyên nhân nào khiến chó bị mắc bệnh viêm khớp, dấu hiệu nhận biết chó bị viêm khớp như thế nào? Làm thế nào để kiểm soát bệnh viêm khớp ở chó không tiến triển nặng là điều mà nhiều người nuôi quan tâm nhất hiện nay. Hãy cùng Suckhoecuocsong tìm hiểu ngay sau đây.
Bệnh viêm khớp ở chó?
Theo các chuyên gia thú y, bệnh viêm khớp ở chó hay còn gọi là viêm xương khớp, bệnh thoái hóa khớp là một dạng rối loạn khớp xương. Khi chó bị viêm khớp chó xuất hiện tình trạn đau, sưng viêm ở các khớp xương có thể viêm một hay nhiều khớp xương khác nhau. Bệnh viêm khớp phổ biến ở những chó lớn tuổi, bệnh có xu hướng ảnh hưởng lớn đến khớp ở các chi.
Nguyên nhân chó bị viêm khớp
Có nhiều nguyên nhân khiến chó bị mắc bệnh viêm khớp, có thể chó nhà bạn bị viêm khớp do gặp phải một trong những nguyên nhân phổ biến dưới đây
+ Chó bị các bệnh truyền nhiễm, ký sinh trùng
+ Chó bị béo phì
+ Chó bị bẩm sinh, chó bố mẹ có tiền sử về bệnh viêm khớp
+ Chó lớn tuổi, các khớp xương hoạt động kém linh hoạt, quá trình lão hóa ở chó làm sụn khớp bị thoái hóa và trở nên kém linh hoạt hơn, khiến chó bị đau chân, đi lại khó khăn.
+ Giống chó có trọng lượng lớn có nguy cơ bị bệnh viêm khớp cao
+ Chó vận động quá nhiều dẫn đến các bệnh về xương khớp
+ Chó bị thương hai chân phía trước hoặc hai chân phía sau như: gãy xương/căng, đứt dây chằng/ gân/ cơ, trật khớp, nhiễm trùng khớp do đùa nghịch ngã hoặc bị tấn công không được điều trị sớm, dứt điểm lâu ngày dẫn đến viêm khớp.
+ Do nền nhà trơn trượt mà trên đó con chó có thể trượt, bị bầm tím và kéo dài
+ Di truyền
Triệu chứng nhận biết bệnh viêm khớp ở chó
Khi chó bị bệnh viêm khớp chó sẽ có những biểu hiện khá rõ rệt, người nuôi chỉ cần chú ý quan sát là có thể phân biệt được. Chó bị bệnh viêm khớp sẽ có những dấu hiệu như:
+ Chó đi lại, vận động một cách cứng nhắc, chân đi khập khiễng
+ Chó chỉ nằm một chỗ, ít vận động đi lại
+ Chó không thiết tha và phấn khích mỗi khi được đi ra ngoài chơi cùng chủ nhân.
+ Viêm khớp nhiễm trùng có thể kèm theo triệu chứng sốt cao.
+ Cơ cứng, khớp sưng và đau chó cảm thấy khó khăn mỗi khi ngồi hoặc đứng lên
+ Chó bớt linh hoạt hơn, thờ ơ, què quặt với những hoạt động thể thao mà trước đó chó rất thích tham ra
+ Chó cảm thấy khó khăn trong việc nhảy, chạy hoặc leo cầu thang, bước lên bậc thềm cao, bước lên ghế sofa,…
+ Chó trở lên khó chịu, cáu kỉnh dễ tức giận, chúng có thể chụp, cắn tay chủ nuôi khi chúng ta tiếp cận, xử lý hay đụng phải phần khớp bị viêm của chó
+ Chó trở lên lo lắng, bồn chồn
+ Khi bị bệnh viêm khớp chó có thể bị teo cơ, các mô cơ bị chết do không hoạt động
+ Chó bắt đầu liếm, nhai hoặc cắn vào các vùng cơ thể bị đau do viêm khớp. Những vùng da bị chó liếm, cắn nhiều sẽ bị viêm da, chảy máu và rụng lông
+ Chó cảm thấy chán ăn, bỏ ăn do những cơn đau viêm khớp gây ra
+ Chó bị sụt cân, cảm thấy buồn bã
Chẩn đoán chó bị bệnh viêm khớp
Khi chó xuất hiện các triệu chứng của viêm khớp hãy đưa chó đến gặp bác sĩ thú y để thăm khám xác định tình trạng bệnh của chó. Tại đây bác sĩ thú y sẽ áp dụng một số phương pháp gồm: khám lâm sàng, chụp X-quang, kiểm tra tiền sử bệnh của chó và xem xét các điều kiện về di truyền, xét nghiệm máu có thể thực hiện để phòng trừ trường hợp chó cần phải phẫu thuật để điều trị viêm khớp.
Điều trị bệnh viêm khớp ở chó
Mục đích của việc điều trị là để giảm cơn đau, khó chịu cho chó và đem lại cho cuộc sống của chó tốt hơn. Khi được chẩn đoán chó bị viêm khớp, tùy theo từng giai đoạn của bệnh mà bác sĩ thú y sẽ có phương pháp điều trị phù hợp. Một số phương pháp có thể áp dụng để điều trị bệnh là:
Sử dụng thuốc để điều trị
Trong một số trường hợp chó bị viêm khớp nặng, đau đớn cảm thấy khó chịu các bác sĩ thú y có thể sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau hoặc thuốc kháng viêm để điều trị viêm khớp. Sử dụng thuốc steroid chống viêm (NSAID) – đây là loại thuốc thường được sử dụng để điều trị viêm khớp. Ngoài ra, các bác sĩ thú y có thể kê thêm thuốc hoặc thực phẩm có chứa glucosamine/ chondroitin sulfate/ axit béo Omega để giúp làm giảm các triệu chứng của viêm khớp của chó. Bên cạnh sử dụng thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh bá sĩ thú y có thể chỉ định các bài tập dành riêng cho chó bị viêm khớp
Kiểm soát cân nặng của chó:
Những chú chó bị thừa cân, béo phì sẽ bị giảm khả năng vận động, khối lượng cơ thể nặng sẽ ảnh hưởng đến các khớp xương của chó. Do đó, biện pháp kiểm soát cân nặng nhằm đưa cân nặng xuống mức phù hợp, giảm tác động của trọng lượng cơ thể lên các khớp, giảm việc sử dụng thuốc. Bên cạnh đó, chó bị béo phì, thừa cân sẽ phải áp dụng chế độ ăn uống khoa học, hạn chế ăn nhiều chất đạm, tăng cường rau xanh và tập luyện thể thao, tham gia các bài tập dành riêng cho chó bị viêm khớp do béo phì, thừa cân.
Biện pháp vật lý trị liệu:
Biện pháp vật lý trị liệu hay còn có tên gọi khác là phục hồi chức năng khi chó bị viêm khớp. Biện pháp vật lý trị liệu là phương pháp bao gồm một một loạt các kỹ thuật để giúp chó giảm cân, cải thiện khả năng vận động và giảm đau. Các phương pháp bao gồm huấn luyện, dạy chó đi bộ qua cột và các chướng ngại vật khác, leo lên các chướng ngại vật,… Biện pháp vật lý trị liệu này người nuôi có thể thực hiện tại nhà theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.
Biện pháp châm cứu
Khi chó bị bệnh viêm khớp bác sĩ thú y có thể áp dụng biện pháp châm cứu để điều trị bệnh cho chó, giúp chó cảm thấy thoải mái hơn, giảm đau. Phương pháp châm cứu còn giúp giảm nhiệt, sưng và viêm ở những vị trí khớp bị đau. Trong quá trình châm cứu, cơ thể của chó sẽ tiết ra các chất hóa học, chẳng hạn như endorphin, là những hormone cảm thấy thư giãn và giảm đau.
Biện pháp trị liệu bằng laser lạnh
Biện pháp trị liệu bằng laser lạnh có thể được chỉ định để điều trị khi chó bị bệnh viêm khớp. Biện pháp trị liệu bằng laser lạnh là phương pháp điều trị sử dụng các bước sóng ánh sáng nhất định làm giảm đau và viêm và tăng lưu lượng máu qua khu vực này để đưa các tế bào máu vào khớp, từ đó mang đến hiệu quả điều trị bệnh.
Biện pháp massage
Biện pháp massage là một trong những biện pháp chữa viêm khớp ở chó được nhiều bác sĩ thú y chỉ định để điều trị. Biện pháp massage nhằm tăng cường sự lưu thông đến các cơ, gân và dây chằng quanh khớp. Các biện pháp bao gồm: bấm huyệt, xoa bóp điểm kích hoạt, liệu pháp Craniosacral và chuyển động thụ động.
Biện pháp tái tạo dây chằng không phẫu thuật
Biện pháp tái tạo dây chằng không phẫu thuật có thể được chỉ định để điều trị bệnh viêm khớp ở chó. Tái tạo dây chằng không phẫu thuật là một kỹ thuật tiêm kích thích sự phát triển của các mô liên kết khỏe mạnh để giúp củng cố dây chằng bị rách hoặc yếu và loại bỏ những cơn đau mãn tính. Phương pháp tái tạo dây chằng không phẫu thuật hạn chế được nhiều nguy cơ biến chứng của bệnh viêm khớp.
Giải pháp thường được tiêm vào dây chằng và khớp bị ảnh hưởng của chó là sự kết hợp của các chất tự nhiên như dextrose, lidocaine hoặc Procaine và vitamin B12.
Các giải pháp tiêm gây ra viêm, kích hoạt cơ thể của con chó phát triển khỏe mạnh, mô liên kết mạnh mẽ và ổn định các khớp không ổn định.
Biện pháp tiêm Adequan
Biện pháp tiêm Adequan hay còn gọi theo tiếng anh là polysulfated glycosaminoglycan. Adequan đã được vào thị trường Hoa Kỳ vào năm 1978 để điều trị đau khớp ở ngựa và FDA đã phê duyệt một phiên bản chó vào năm 1997.
Theo đó, Adequan giúp xây dựng lại chất lỏng khớp khỏe mạnh và bôi trơn các khớp. Về cơ bản, Adequan là khối xây dựng cho chất lỏng khớp, làm tăng sự bôi trơn của khớp và cải thiện khả năng vận động với giảm đau cho chó mắc bệnh viêm khớp.
Cách phòng ngừa bệnh viêm khớp cho chó
+ Thiết lập chế độ ăn uống hợp lý, cân bằng các dưỡng chất, bổ sung nhiều rau xanh trong thực đơn của chó
+ Duy trì cân nặng cho chó ở mức phù hợp
+ Cho chó luyện tập thể thao thường xuyên, nâng cao sức khỏe, các xương khớp được vận động linh hoạt
+ Nên cho chó đi kiểm tra sức khỏe định kỳ
+ Nếu chó bị thương, ngã nên điều trị sớm,tránh để bệnh kéo dài
+ Nền nhà trơn trợt nên chuẩn bị thảm để tăng độ ma sát cho chó.
+ Những chú chó già nên có chế độ chăm sóc phù hợp, chuẩn bị môi trường sống cho chó được thoải mái.
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
+ Chó bị hạ bàn chân sau chăm sóc như thế nào?
+ Dấu hiệu gãy xương ở chó: nguyên nhân, điều trị
+ Trật xương bánh chè ở chó: nguyên nhân, điều trị
+ Viêm da kẽ chân ở chó: triệu chứng, cách điều trị
+ Chó bị gãy xương hàm phải làm sao?
Suckhoecuocsong.vn
Các tin liên quan
- Mẹo hay đuổi kiến ba khoang ra khỏi nhanh chóng
- Chế độ ăn giúp người bệnh viêm phế quản nhanh chóng hồi phục
- Cúm B nên ăn gì giúp nhanh chóng hồi phục
- Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh cúm nhanh chóng hồi phục
- Cách xử trí khi bị dị ứng lông chó chuẩn xác
- Bật mí cách giảm nồng độ cồn trong cơ thể nhanh chóng
- Chó mèo nhịn ăn trước khi phẫu thuật, các vấn đề cần lưu ý
- Tại sao chó, mèo cần nhịn ăn trước khi phẫu thuật điều trị bệnh
- Vua Lê Thánh Tông và những bài học sáng chói cho muôn đời
- Vì sao sau khi tập thể dục bị buồn nôn, chóng mặt?
- Bật mí cách thúc đẩy quá trình tái tạo da nhanh chóng, hiệu quả
- Bật mí cách giảm đau nhức răng nhanh chóng
- Viêm dạ dày cấp nên ăn, kiêng gì để nhanh chóng hồi phục
- Bật mí cách giảm cân nhanh chóng, hiệu quả bằng kết hợp thực phẩm
- Thói quen cực xấu khiến da mặt lão hóa nhanh chóng
- Mùa hè chó bỏ ăn, chán ăn phải làm như thế nào?
- Câu chuyện xúc động về lòng tin của loài chó
- Có nên lắp đặt kính chống chói xe ô tô ngày đêm?
- Chó bị hắt hơi ngược nguyên nhân do đâu, cách điều trị
- Bệnh uốn ván ở chó: nguyên nhân, cách điều trị
Các tin khác
-
Chó mèo nhịn ăn trước khi phẫu thuật, các vấn đề cần lưu ý
Nhịn ăn trước khi phẫu thuật giúp phòng tránh các biến chứng có thể xảy ra trong và sau khi phẫu thuật. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ một số vấn đề các chủ nuôi cần lưu ý. -
Tại sao chó, mèo cần nhịn ăn trước khi phẫu thuật điều trị bệnh
Vì sao trước khi phẫu thuật điều trị bệnh chó, mèo được các bác sĩ thú y chỉ định cho nhịn ăn. Nếu cho chó, mèo ăn trước khi phẫu thuật sẽ gây ảnh hưởng cho sức khỏe của chó, mèo như thế nào? -
Bệnh viêm dạ dày, ruột ở mèo: những điều cần biết
Viêm dạ dày có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của mèo nếu không được phát hiện sớm, điều trị kịp thời. Dưới đây là những điều cần biết về bệnh viêm dạ dày, ruột ở mèo người nuôi mèo nên biết. -
Viêm dạ dày, ruột ở mèo nguyên nhân do đâu?
Mèo bị viêm dạ dày ruột gây ảnh hưởng đến dạ dày và đường ruột ở mèo. Khi mèo bị mắc bệnh khiến mèo xuất hiện các dấu hiệu: nôn, tiêu chảy, đau bụng. -
Bật mí cách chẩn đoán, điều trị mèo bị viêm dạ dày ruột
Viêm dạ dày ruột có thể không gây nghiêm trọng cho mèo trong trường hợp nhẹ, mèo có thể tự khỏi nhanh chóng. Nhưng nếu viêm dạ dày ruột gây tắc nghẽn đường tiêu hóa, ngộ độc sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe của mèo. -
Hướng dẫn cách chăm sóc mèo bị viêm dạ dày ruột
Sau quá trình điều trị giúp cho mèo nhanh chóng hồi phục cũng như ngăn ngừa nguy cơ viêm dạ dày ruột tái phát nên chăm sóc mèo như thế nào. -
Mèo mắc hội chứng ruột kích thích (IBS) nên chọn thức ăn như nào
Hội chứng ruột kích thích (IBS) ở mèo là tình trạng rối loạn xảy ra ở đường ruột gây đau đớn, khó chịu cho mèo. Vậy để cải thiện tình trạng IBS ở mèo các chủ nuôi khi lựa chọn thức ăn cho mèo cần ghi nhớ điều gì? -
Những thực phẩm mèo bị hội chứng ruột kích thích (IBS) không nên ăn
Mèo mắc hội chứng ruột kích thích (IBS) bên cạnh xây dựng chế độ ăn uống riêng biệt, kiểm soát căng thẳng, chúng ta không nên cho mèo ăn những loại thực phẩm dưới đây tránh các triệu chứng IBS trở nên nghiêm trọng hơn. -
Phân biệt hội chứng ruột kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) ở mèo chuẩn xác
Hội chứng kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) ở mèo dễ bị nhầm lẫn với nhau. Để phân biệt chuẩn xác hội chứng kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) hãy tham khảo bài viết dưới đây.