Dấu hiệu gãy xương ở chó: nguyên nhân, điều trị

8/3/2021 4:44:00 PM
Gãy xương là tình trạng chấn thương khá thường gặp ở chó nhất là đối với những chú chú hiếu động thích chạy nhảy. Có thể do nguyên nhân nào đó, chó của bạn sẽ gặp phải tình trạng gãy xương chân, gãy xương sườn, gãy xương lưng, gãy xương đuôi.

 

Dấu hiệu gãy xương ở chó: nguyên nhân, điều trị

Gãy xương là tình trạng chấn thương khá thường gặp ở chó nhất là đối với những chú chú hiếu động thích chạy nhảy. Có thể do nguyên nhân nào đó, chó của bạn sẽ gặp phải tình trạng gãy xương chân, gãy xương sườn, gãy xương lưng, gãy xương đuôi. Khi chó bị gãy xương chủ nuôi cần phải làm gì để giúp chó thoát khỏi tình trạng nguy hiểm, khả năng phục hồi nhanh.

Nguyên nhân gãy xương ở chó

Chó bị gãy xương có nhiều nguyên nhân, thông thường chó bị gãy xương do tai nạn giao thông là tai nạn khiến chó bị gãy xương nhiều nhất. Ngoài ra, chó bị gãy xương do các nguyên nhân khác như:

+ Chó bị ngã từ trên cao xuống dưới đất

+ Chó bị các đồ vật nặng rơi vào người

+ Chó cắn nhau với các con chó khác

+ Chó bị những đối tượng bắt trộm chó dùng cây, gậy đập vào người, chân,…

+ Chó bị gãy xương do chơi các môn thể thao, tập thể dục

+ Chế độ ăn uống của chó có quá nhiều phốt pho, vitamin A, không cung cấp đủ canxi trong khẩu phần ăn hàng ngày

+ Chó bị ung thư xương

+ Thiếu hụt collagen do di truyền

+ Một số giống chó nhỏ có xương nhỏ, dễ gãy

+ Tuổi tác

Dấu hiệu gãy xương ở chó: nguyên nhân, điều trị

Dấu hiệu nhận biết chó bị gãy xương

Gãy xương được phân loại là vết nứt hở và vết thương kín. Một vét gãy xảy ra khi da trên vết nứt mở và xương bị lộ ra, trong khi với gãy xương kín, da trên vùng bị ảnh hưởng vẫn còn nguyên. Nhưng một số chú chó bị gãy xương nhẹ như có một mảnh nhỏ hoặc vết nứt trong xương (gãy chân tóc). Khi đó chó không có biểu hiện của các triệu chứng điển hình liên quan đến gãy xương hở hoặc đóng nhưng chó vẫn cảm thấy đau đớn, đi lại khó khăn. Khi chó bị gãy xương thường có dấu hiệu dễ dàng nhận biết như sau:

+ Đôi chân của chó có biểu hiện sưng tấy, bong gân, các cơ năng gặp trở ngại, chảy máu, chân bị biến dạng

+ Chân đi khập khiễng, không di chuyển bằng chân bị gãy được, chó nằm im một chỗ

+ Chó cảm thấy đau đớn khi chủ nuôi chạm vào phần chân phần xương sườn, phần xương đuôi, phần lưng bị gãy

+ Đuôi của chó không quẫy như bình thường, có thể bị rủ xuống

+ Chó đau đớn nên bỏ ăn, chỉ nằm một chỗ

+ Tiếng cọ hoặc tiếng lục cục của xương

+ Tư thế bốn chân bất thường, chân bị ngắn lại, dài ra hoặc cong cong lại,...

+ Vị trí vết gãy phần da bị tầm tím hoặc xuất hiện vết máu

Hướng dẫn cách sơ cứu khi chó bị gãy xương

Sơ cứu trước khi chó được chuyển đến phòng khám để điều trị có tác dụng giảm đau, giảm nguy cơ bị thêm tai nạn và tránh nhiễm trùng vết thương hở. Tuy nhiên, khi tiến hành sơ cứu cho chó hãy nhớ đừng cố đặt lại chỗ gãy của chó, không sử dụng thuốc sát trùng, thuốc mỡ khi gãy xương hở, cần đưa chó đến phòng khám thú y ngay lập tức, không tự điều trị tại nhà.

Sơ cứu khi chó bị gãy xương chân

Bước 1: Rọ mõm chó lại để tránh tình trạng chó bị đau có thể cắn chủ nuôi hoặc người giúp đỡ

Bước 2: Nhẹ nhàng luồn một chiếc khăn sạch xuống dưới phần chi bị gãy. Nếu phần xương bị gãy có thể nhìn thấy qua một lỗ hở (vết gãy “hở”), hãy che phần bị hở bằng gạc sạch hoặc khăn vệ sinh. Nếu vết gãy “ kín ”, không cần băng gạc và có thể dùng vật liệu cứng để nẹp chân

Bước 3: Di chuyển chó đến phòng khám thú y ngay lập tức, trên đường đi hãy nhẹ nhàng nói chuyện, vuốt ve chó để chó cảm thấy dễ chịu hơn, bớt sợ hãi, căng thẳng, giữ ấm cho chó

Sơ cứu khi chó bị gãy xương lưng

Bước 1: Rọ mõm chó lại để tránh tình trạng chó bị đau có thể cắn chủ nuôi hoặc người giúp đỡ

Bước 2:  Nhẹ nhàng kéo chó đặt lên một tấm ván phẳng, để không uốn cong lưng

Bước 3: Hạn chế chó cử động hãy dùng dây vải buộc chó tại chỗ nhưng nên tránh gây áp lực lên cổ hoặc lưng

Bước 4: Di chuyển chó đến phòng khám thú y ngay lập tức, trên đường đi hãy nhẹ nhàng nói chuyện, vuốt ve chó để chó cảm thấy dễ chịu hơn, bớt sợ hãi, căng thẳng, giữ ấm cho chó

Sơ cứu khi chó bị gãy xương đuôi

Tình trạng gãy xương đuôi cực kỳ khó phát hiện bởi đuôi có vẻ bị gãy nhưng không nhìn thấy máu hoặc xương trồi ra, chó có thể không đau đớn

Bước 1: Rọ mõm chó lại để tránh tình trạng chó bị đau có thể cắn chủ nuôi hoặc người giúp đỡ

Bước 2: Di chuyển chó lên trên xe, khi di chuyển tránh chạm vào phần đuôi của chó

Bước 3: Di chuyển chó đến phòng khám thú y ngay lập tức, trên đường đi hãy nhẹ nhàng nói chuyện, vuốt ve chó để chó cảm thấy dễ chịu hơn, bớt sợ hãi, căng thẳng, giữ ấm cho chó

Sơ cứu khi chó bị gãy xương sườn

Bước 1: Rọ mõm chó lại để tránh tình trạng chó bị đau có thể cắn chủ nuôi hoặc người giúp đỡ

Bước 2: Kiểm tra phần ngực của chó để tìm vết thương hở và băng lại bằng gạc sạch, sau đó quấn toàn bộ vùng ngực bằng khăn sạch, nhưng không quá chặt để chúng cản trở việc thở của chó.

Bước 3: Di chuyển chó sang tấm ván phẳng để chuyển đến phòng khám nhưng không đỡ con chó bằng ngực khi nâng hoặc bế chó

Nếu thấy ngực bị phồng, hãy quấn đủ chặt để che đi phần ngực bị phồng. Trường hợp chỗ phồng cứng chắc, đó có thể là phần cuối của một chiếc xương sườn bị gãy. Nếu chỗ phồng mềm, nó có thể là phổi bị thủng, cần đến sự trợ giúp của thú y ngay lập tức.

Bước 4: Bước 3: Di chuyển chó đến phòng khám thú y ngay lập tức, trên đường đi hãy nhẹ nhàng nói chuyện, vuốt ve chó để chó cảm thấy dễ chịu hơn, bớt sợ hãi, căng thẳng, giữ ấm cho chó

Chẩn đoán chó bị gãy xương

Sau khi chuyển đến phòng khám tại đây các bác sĩ thú y sẽ sẽ kiểm tra lâm sàng chấn thương nội tạng hoặc các dấu hiệu chấn thương khác. Bác sĩ thú y sẽ tiến hành chụp

Xét nghiệm máu có thể được chỉ định trong trường hợp chó mèo của bạn cần được truyền máu X quang cơ thể là phương pháp đơn giản nhất để đánh giá chấn thương xương, dùng tay để kiểm tra chỗ rạn gãy xương, bụng và ngực để xác minh rằng tim và phổi không có biến chứng. Siêu âm bụng sẽ được thực hiện nếu cần để phân tích thêm các cơ quan. Bên cạnh đó, bác sĩ thú có thể chỉ định thực hiện xét nghiệm máu để phòng trừ trường hợp chó cần phẫu thuật để sắp xếp, nối lại phần xương bị gãy.

Trường hợp chụp X-quang mà vẫn không xác định được phần xương gãy, bác sĩ sẽ yêu cầu chủ nuôi vài ngày sau mang cho đến để kiểm tra một lần nữa các khu vực bị ảnh hưởng.

Điều trị chó bị gãy xương

Sau khi đưa chó đến bác sĩ thú y, qua quá trình chụp X-quang, đánh giá tình trạng của chó, các bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp phù hợp nhất. Thông thường sẽ có 2 phương pháp điều trị chó bị gãy xương chính là: cố định bên trong và cố định bên ngoài.

Cố định bên ngoài:

Cố định bên ngoài là phương pháp dùng thạch cao, nẹp, băng gạc có tên gọi khác là bó bột. Cách này áp dụng với những tổn thương không nghiêm trọng. Phương pháp nẹp, thạch cao đều không có tác dụng trong việc điều trị mà chỉ có tác dụng để cố định phần xương bị gãy chó. Làm cho chúng không vận động, đi lại được nhiều thúc đẩy nhanh quá trình liền lại của xương.

Cố định bên trong:

Cố định bên trong là phương pháp phẫu thuật dùng đinh, ốc… Phương pháp này cần đòi hỏi bác sĩ có 1 trình độ cao mới có thể thực hiện điều trị. Sau khi cố định xong vị trí bị gãy chó sẽ được băng bó lại và sử dụng thêm một số thuốc để chống nhiễm trùng.

Trong quá trình điều trị chó bị gãy xương tùy thuộc vào tình trạng gãy xương, sức khỏe của chó bác sĩ thú y có thể kê them thuốc giảm đau, giảm sưng phù, kháng sinh, kháng viêm. Các loại thuốc điển hình được kê đơn sau các thủ thuật chỉnh hình bao gồm thuốc chống viêm không steroid (NSAID) như grapiprant, carprofen, meloxicam, deracoxib, robecoxib, firocoxib. Thuốc an thần như acepromazine thường được dùng cho những chú chó đặc biệt lo lắng hoặc hoạt động quá sức.

Sau khi băng bó, cố định phần xương bị gãy của chó hãy để chúng ở im một chỗ, tránh hoạt động nhiều, bảo đảm chỗ ở phải luôn sạch sẽ, vệ sinh thường xuyên chỗ nằm, tránh để nước tiểu, phân dính vào đệm nằm hay chỗ băng bó của chó.

Tăng cường dinh dưỡng, bổ sung chế độ ăn uống, các loại vitamin như vitamin A, D, dầu gan cá, canxi để vết thương nhanh lành. Chất béo và đặc biệt là axit béo omega 3 rất cần thiết để tránh các biến chứng sau phẫu thuật và giúp hạn chế viêm do đó hãy bổ sung các thực phẩm như dầu gan cá, cá trong thực đơn của chó. Nên cho ăn số lượng ít nhưng thường xuyên hơn để giúp tiêu hóa dễ dàng. Trứng và các sản phẩm từ sữa sẽ là nguồn cung cấp protein thay thế lành mạnh cho thịt, chủ nuôi có thể lựa chọn để bổ sung cho chó

Cho chó đi kiểm tra thường xuyên để xác định sự hồi phục và sự hàn gắn của xương. Kiểm tra cơ, gân và dây chằng, luôn chắc chắn cún cưng luôn cảm thấy thoải mái

Thông thường những chú chó con nhanh lành hơn nhiều so với xương cún trưởng thành, thường sẽ là cố định từ 3-4 tuần. Sau đó vết sưng sẽ giảm đi. Xương có thể động đậy nhẹ. Sau 12-16 tuần, xương sẽ hoàn toàn liên kết thành một thể rắn chắc. Nhưng với trường hợp chó bị nặng thời gian phục hồi sẽ kéo dài hơn, thậm chí chó có thể được chỉ định tập vật lý trị liệu.

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ

Chó bị gãy chân: cách điều trị, chăm sóc

Sử dụng tã bỉm cho chó chủ nuôi đã biết cách?

Chó bị tắc ruột: nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị

+ Chó bị gãy xương hàm phải làm sao?

Chứng hạ thân nhiệt ở chó: nguyên nhân, dấu hiệu, cách phòng chống

Suckhoecuocsong.vn

Các tin liên quan

Các tin khác