Trật xương bánh chè ở chó: nguyên nhân, điều trị

8/9/2021 11:37:00 AM
Trật xương bánh chè là tình trạng khá thường gặp ở chó. Tình trạng trật khớp xương bánh chè xảy ra khi xương hình tam giác đến đầu gối hoặc di chuyển trượt ra khỏi chỗ.

 

Trật xương bánh chè ở chó: nguyên nhân, điều trị

Trật xương bánh chè là tình trạng khá thường gặp ở chó. Tình trạng trật khớp xương bánh chè xảy ra khi xương hình tam giác đến đầu gối hoặc di chuyển trượt ra khỏi chỗ. Nguyên nhân nào gây ra tình trạng trật xương bánh chè, khi chó bị trật xương bánh chè phải làm như thế nào?

Trật xương bánh chè ở chó là gì?

Trật xương bánh chè xảy ra khi xương bánh chè của chó bị lệnh khỏi vị trí giải phẫu bình thường trong rãnh xương đùi. Khi xương bánh chè bị trật khỏi rãnh xương đùi, nó chỉ có thể trở lại vị trí bình thường khi cơ tứ đầu đùi ở chân sau của chó được thư giãn, kéo dài. Chính vì vậy, khi chó bị trật xương bánh chè chúng sẽ ngừng chuyển động chân sau của chúng trong vài phút, đi lại khó khăn.

Trật xương bánh chè được biết đến là một trong những dị tật khớp phổ biến nhất ở chó ít xảy ra ở mèo, phổ biến ở một số giống chó nhỏ như: chó phốc sóc, chó Bắc Kinh, chó Chihuahua, chó Yorkshire Terrier, chó Boston Terrier,…Chó bị trật xương bánh chè, nếu chủ nuôi không biết xử lý sẽ làm cho chú chó bị đau đớn lâu dài,

 Nguyên nhân nào khiến chó bị trật xương bánh chè

Trật xương bánh chè ở chó là một trong những căn bệnh bẩm sinh mà chó gặp phải. Bệnh xảy ra ở những con chó nhỏ, không hề do tác động của vận động hay tác động ngoại lực. Các dấu hiệu lâm sàng sẽ bắt đầu xuất hiện khoảng 4 tháng sau khi sinh

Căn bệnh di truyền này làm thay đổi cấu trúc xương của chó, dẫn đến việc xương bánh chè bên trong của chó bị thoát bị, xương sẽ biến đối hết sức phức tạp. Thoát vị xương bánh chè hầu như chỉ xuất hiện ở một chân, rất ít trường hợp xuất hiện ở cả hai chân của chú chó.

Trật xương bánh chè ở chó: nguyên nhân, điều trị

Triệu chứng chó bị trật xương bánh chè

Khi chó bị trật xương bánh chè chó sẽ có những triệu chứng điển hình như sau:

+ Phần xương đầu gối của chó bị biến dạng

+ Đầu gối của chó không hề thẳng như bình thường, có dấu hiệu của sự bẻ cong

+ Khi dung tay sờ vào sẽ cảm thấy phần xương bánh chè của chó bị trượt ra bên ngòi, đầu gối có biểu hiện sưng đau

+ Chân sau di chuyển bất thường kéo dài

+ Thỉnh thoảng chó sẽ đi tập tễnh chân sau, đi cà nhắc và đột nhiên đi tập tễnh

+ Chó thích nằm một chỗ, ngại vận động di chuyển

+ Chó sẽ hiếm khi cảm thấy đau hoặc khó chịu ngay lúc xương bánh chè  bị trật mà chỉ khi cảm thấy đau khi xương bánh chè trượt ra khỏi gờ xương đùi.

Ngoài ra, chó có thể có một số triệu chứng khác tùy thuộc vào thể trạng sức khỏe của chó, chủ nhân sau khi phát hiện những bất thường hãy cho chó đi kiểm tra để chẩn đoán chính xác tình trạng sức khỏe của chó đang gặp phải. Không để tình trạng tiến triển tệ hơn khiến chó bị đau chân hoặc các bệnh viêm khớp ở chó .

Chẩn đoán chó bị trật xương bánh chè

Khi phát hiện những dấu hiệu bất thường ở chó, hãy đem chó đến phòng khám thú y để được thăm khám, chẩn đoán tình trạng sức khỏe. Tại đây bác sĩ thú y sẽ chỉ định thực hiện chụp X-quang từ trên xuống, từ bên sang (tư thế chếch) khớp khuỷu chân sau, hông, mắt cá chân có thể được sử dụng để phát hiện tình trạng cong, xoắn ở xương đùi và xương lớn hơn của cẳng chân chó. Bác sĩ thú y sẽ sờ vào vùng khớp để kiểm tra độ lỏng của xương bánh chè.

Điều trị trật khớp xương bánh chè ở chở

Để điều trị khi chó bị trật khớp xương bánh chè ở chó tùy vào mức độ bác sĩ thú y có thể áp dụng hai cách điều trị cho chó bị trật khớp xương bánh chè là bảo vệ và phẫu thuật. Đối với phương pháp phẫu thuật được ưu tiên lựa chọn trong những trường hợp chó bị bệnh nặng. Phẫu thuật có thể điều chỉnh cả hai cấu trúc bị ảnh hưởng, chuyển động của xương bánh chè. Khi áp dụng biện pháp phẫu thuật có thể giúp chó thoát khỏi tình trạng tập tễnh, tối loạn chức năng.

Điều trị bảo vệ:

Khi chó bị trật xương bánh chè ở cấp độ 1, cấp độ 2 bác sĩ thú y sẽ sử dụng thuốc giảm đau để giúp chó bớt đau, ngừng cơn đau. Tùy vào thể trọng mà cho chú chó nhà bạn uống liều lượng khác nhau.

+ Cho chó uống lần đầu 20mg/kg và duy trì mỗi ngày uống 10mg/kg thuốc Zubrin.

+ Uống thuốc Fortiflex 225mg/0 – 15kg, 375mg/15 – 25kg ngày/lần

Tùy vào tình trạng bệnh, chú chó sẽ được bác sĩ khuyên uống một loại thuốc phù hợp. Không hề giống nhau, vì mỗi chú chó có mức độ bệnh nặng nhẹ khác nhau

Điều trị bằng phẫu thuật:

Khi chó bị trật xương bánh chè ở cấp độ 3, cấp độ 4 đây là mức độ nặng chó cần phải được phẫu thuật. Trước đó, bác sĩ thú y sẽ kiểm tra tổng quát sức khỏe của chó, thực hiện xét nghiệm máu nếu cần. Các bác sĩ sẽ tiến hành gây mê và phẫu thuật chỉnh hình xương.

Sau khi phẫu thuật chó sẽ được ở lại phòng khám 3-5 ngày để theo dõi tình trạng sức khỏe, nếu sức khỏe của chó đã được ổn định, chó sẽ được cho về nhà để chăm sóc, chủ nuôi chỉ cần đem chó đến khám theo lịch hẹn của bác sĩ thú y.

Cho chó nghỉ ngơi ở chỗ yên tĩnh, thoáng đãng tránh nhiều người đi lại, nơi phát ra nhiều tiếng ồn. Khu vực chó nghỉ ngơi nên sạch sẽ, lau chùi để hạn chế vi khuẩn phát triển gây nhiễm trùng. Vị trí vết phẫu thuật nên sử dụng cồn sát trùng để lau rửa vết phẫu thuật. Thời gian này, nên bổ sung thực phẩm giàu dinh dưỡng để chó nhanh phục hồi. Sau khi phẫu thuật thành công, chó đã khỏe lại hãy cho chó đi lại tập thể dục nhẹ nhàng bằng việc đi bộ quanh nhà, hạn chế cho chó chạy nhảy hay vận động mạnh. Cho chó đi tái khám lại được ghi trên giấy hẹn, hàng năm nên cho chó đi kiểm tra 1-2 lần để đảm bảo.

Hiện nay, không có biện pháp phòng ngừa bệnh lý này do đó, người nuôi cần cho chó đi khám kiểm tra sức khỏe định kỳ, cho chó luyện tập thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe, sức đề kháng, cung cấp chế độ dinh dưỡng hợp lý.

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

Chó bị chân vòng kiềng: nguyên nhân, cách phòng tránh

+ Chó bị gãy chân: cách điều trị, chăm sóc

+ Dấu hiệu gãy xương ở chó: nguyên nhân, điều trị

Chó bị bại liệt chân phải điều trị như thế nào?

+ Chó bị hạ bàn chân sau chăm sóc như thế nào?

Suckhoecuocsong.vn/TH

Các tin liên quan

Các tin khác