Bệnh viêm đĩa đệm ở chó: nguyên nhân, cách điều trị
Bệnh viêm đĩa đệm ở chó: nguyên nhân, cách điều trị
Bệnh viêm đĩa đệm hay còn được biết tên gọi khác là Diskspondylitis. Khi chó bị viêm đĩa đệm không chỉ gây đau đớn, khó đứng và nhảy,…Nguyên nhân nào gây tình trạng viêm đĩa đệm ở chó. Khi chó bị viêm đĩa đệm nên điều trị như thế nào để nhanh khỏi.
Chó cũng giống như các loài động vật có xương sống khác, cột sống của chó bao gồm rất nhiều xương sống. Những xương này đóng vai trò duy trì cấu trúc của cơ thể, bảo vệ tủy sống nằm trong cột sống. Giữa mỗi đốt sống là các cấu trúc được gọi là đĩa. Những vật liệu giảm va chạm dạng sụn tròn này chứa một nhân gel dạng sợi, cho phép cột sống vận động bình thường không cho xương sống đè lên nhau.
Bệnh viêm đĩa đệm ở chó là gì?
Bệnh viêm đĩa đệm ở chó hay bệnh Diskspondylitis chỉ tình trạng viêm đĩa đệm do nhiễm trùng gây ra bởi sự xâm nhập của vi khuẩn, nấm bệnh. Các nhiễm trùng ảnh hưởng tới đĩa đệm thông qua máu. Hoặc ít phổ biến hơn là loại nhiễm trùng do gãy xương hoặc áp xe khu trú ở xương. Do gần tủy sống, nhiều triệu chứng chó bị viêm đĩa đệm có liên quan đến hệ thần kinh. Một số giống chó có kích thước lớn như chó chăn cừu Đức, chó Great Dane có nguy cơ mắc bệnh viêm đĩa đệm cao hơn các giống chó khác. Bên cạnh đó, những con chó đực có gnuy cơ mắc bệnh cao hơn những con chó cai
Triệu chứng chó bị viêm đĩa điệm
Khi chó bị viêm đĩa đệm triệu chứng có thể dễ dàng nhận biết nhất chính là tê liệt, nhất là những con chó không được điều trị sớm. Các triệu chứng phổ biến khác khi chó bị viêm đĩa đệm bao gồm:
+ Chó bị đau lưng, đau khi chủ nuôi chạm vào vùng lưng của chúng
+ Chó gặp khó khăn khi đứng hoặc nhảy lên trên cao
+ Dáng đi của chó thay đổi so với bình thường, dáng đi cứng đờ hoặc đi rời rạc
+ Các chân yếu, đi tập tễnh
+ Chó có thể xuất hiện tình trạng sốt, mệt mỏi, nằm một chỗ
+ Chó chán ăn, bỏ ăn hoặc ăn rất ít
+ Chó không hứng thú với các hoạt động vui chơi mà chó vẫn thường hứng thú chơi cùng với chủ nuôi.
Nguyên nhân nào gây tình trạng viêm đĩa đệm ở chó
Như đã nói ở trên, tình trạng viêm đĩa đệm ở chó do nhiễm trùng gây ra bởi sự xâm nhập của vi khuẩn, nấm bệnh. Bên cạnh đó, chó có thể bị viêm đĩa đệm bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, các nguyên nhân bao gồm:
+ Chó bị thương bởi các vết cắn từ các động vật khác
+ Phẫu thuật
+ Chó bị gãy xương do ngã, tai nạn hoặc bị vật nặng đè lên xương khiến xương bị gãy
+ Chó bị chấn thương lưng hoặc chấn thương vùng cột sống
+ Chó bị áp xe gần chỗ viêm
Chẩn đoán tình trạng viêm đĩa đệm ở chó như thế nào?
Khi phát hiện chó có bất kỳ những triệu chứng ở trên hãy cho chó đến phòng khám thú y gần nhất để kiểm tra hoặc các phòng khám chó hay được điều trị. Tại phòng khám bác sĩ thú y sẽ kiểm tra sức khỏe toàn diện của chó, xem xét lịch sử các triệu chứng, sự cố có thể dẫn đến tình trạng viêm đĩa đệm ở chó.
Sau khi khám sức khỏe tổng quát, thu thập các thông tin cần thiết để phục vụ cho việc chẩn đoán bệnh các bác sĩ thú y sẽ tiến hành thực hiện các xét nghiệm bao gồm:
+ Xét nghiệm công thức máu đầy đủ
+ Phân tích nước tiểu
+ Phân tích thành phần hóa sinh
Những xét nghiệm này có thể có giá trị trong việc xác định sự hiện diện của tình trạng nhiễm trùng có khả năng là nguyên nhân chính gây bệnh viêm đĩa đệm ở chó.
Bên cạnh đó, bác sĩ thú y có thể lấy máu, nước tiểu để nuôi cấy trong phòng thí nghiệm để xác định vi khuẩn hoặc nấm gây bệnh. Xét nghiệm độ nhạy của thuốc cũng có thể giúp bác sĩ thú y lựa chọn loại thuốc điều trị hiệu quả cho chó, từ đó đưa ra phương pháp điều trị nhiễm trùng tiềm ẩn
Các bác sĩ thú y có thể thực hiện chụp X-quang để xác định vị trí viêm của đĩa đệm, mức độ viêm. Khi chụp X-quang có thể thấy tổn thương ở cột sống, các cấu trúc lân cận đã xảy ra do nhiễm trùng. Hay như các tình trạng lún xẹp, trượt của các đĩa đệm cũng có thể hiển rõ trong hình ảnh khi chụp X-quang cột sống. Ngoài chụp X-quang, có thể tiến hành chụp cắt lớp, tủy đồ, chụp cộng hưởng từ để đánh giá chi tiết
Điều trị viêm đĩa đệm ở chó hiệu quả
Sau khi có kết quả các bác sĩ dựa trên đó đánh giá tình trạng viêm ở chó mà có phương pháp điều trị hiệu quả. Nếu chó bị đau nghiêm trọng hoặc tình trạng viêm gây ra một tình trạng khiếm khuyết thần kinh rõ ràng, các bác sĩ có thể yêu cầu chó nhập viện, điều trị tích tực, ngược lại nếu tình trạng xảy ra nhẹ chó có thể được điều trị ngoại trú.
Nếu nơi đĩa đệm hoặc tủy sống của chó bị ảnh hưởng nghiêm trọng chó cần được phẫu thuật để giảm áp lực lên tủy sống. Khi phẫu thuật chó sẽ được tiêm thuốc gây mê và bác sỹ thú y sẽ tiến hành loại bỏ các mô, chất dịch bị nhiễm trùng cũng như loại bỏ phần xương sống bị ảnh hưởng.
Để giúp chó nhanh hồi phục, thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau được sử dụng để kiểm soát các bệnh nhiễm trùng đang hiện diện, kiểm soát cơn đau do bệnh gây ra, cơn đau sau phẫu thuật.
Khi chăm sóc chó bị viêm đĩa đệm hãy cho chó nghỉ ngơi tại nơi yên tĩnh, nên đặt miếng lót đệm cho chó, chỗ nghỉ ngơi nên khô ráo, thoáng mát, tránh ẩm ướt. Thời gian điều trị viêm đĩa đệm ở chó nên hạn chế cho chó di chuyển, nên cho chó nằm trong lồng, bổ sung nhiều thực phẩm giàu dinh dưỡng cho chó nhanh chóng hồi phục, tăng cường sức đề kháng.
Quan sát phản ứng của chó, nếu thấy điều gì bất thường hãy đem chó đến phòng khám thú y ngay lập tức. Cho chó đi kiểm tra để bác sĩ theo dõi tình trạng hồi phục của chó.
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
+ Những bệnh về chân chó thường mắc phải
+ Chó bị bong gân mắt cá chân: nguyên nhân, điều trị
+ Chó bị gãy chân: cách điều trị, chăm sóc
+ Viêm da kẽ chân ở chó: triệu chứng, cách điều trị
+ Dấu hiệu gãy xương ở chó: nguyên nhân, điều trị
Suckhoecuocsong.vn/TH
Các tin liên quan
- Mùa hè chó bỏ ăn, chán ăn phải làm như thế nào?
- Câu chuyện xúc động về lòng tin của loài chó
- Có nên lắp đặt kính chống chói xe ô tô ngày đêm?
- Chó bị hắt hơi ngược nguyên nhân do đâu, cách điều trị
- Bệnh uốn ván ở chó: nguyên nhân, cách điều trị
- Lợi ích bất ngờ của chó mèo đối với trẻ nhỏ
- Chó mèo mang lại lợi ích gì cho người độc thân
- Thoát vị đĩa đệm ở chó: nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị
- Chó mèo bị phản ứng phụ sau khi tẩy giun cần phải làm gì?
- Những bệnh về chân chó thường mắc phải
- Chó bị hở hàm ếch: nguyên nhân, cách phòng ngừa
- Chó bị bong gân mắt cá chân: nguyên nhân, điều trị
- Chó bị viêm khớp nhiễm khuẩn: nguyên nhân, cách điều trị hiệu quả
- Bệnh viêm khớp ở chó: nguyên nhân, triệu chứng, biện pháp kiểm soát bệnh
- Viêm da kẽ chân ở chó: triệu chứng, cách điều trị
- Trật xương bánh chè ở chó: nguyên nhân, điều trị
- Chó bị chân vòng kiềng: nguyên nhân, cách phòng tránh
- Chó bị hạ bàn chân sau chăm sóc như thế nào?
- Vì sao không nên cho chó mèo uống kháng sinh của người?
Các tin khác
-
Nuôi chim yến mang lại lợi ích, tác hại gì?
Nuôi chim yến không chỉ mang lại giá trị kinh tế cao cho người nuôi, hạn chế các loài sâu bệnh hại cây trồng đồng thời nuôi chim yến cũng đem lại nhiều tác hại không mong muốn. -
Vì sao chim yến con bị rơi khỏi tổ, giải pháp khắc phục hiệu quả nhất
Tình trạng chim yến con bị rơi khỏi tổ yến không hiếm gặp ở những nhà nuôi chim yến, giảm khả năng nhân đàn, ảnh hưởng đến chim yến bố mẹ. Nguyên nhân nào gây tình trạng chim yến con bị rơi khỏi tổ yến, cách khắc phục như thế nào? -
Kinh nghiệm nuôi chim yến con khỏe mạnh, đạt tỷ lệ cao
Nhiều nơi để tăng số lượng đàn chim yến thường sử dụng phương pháp ấp trứng chim yến bằng máy thay vì để chim yến bố mẹ nuôi dưỡng. -
Vệ sinh nhà nuôi yến những lưu ý quan trọng cần nhớ
Dọn dẹp vệ sinh nhà nuôi yến không chỉ giúp tạo môi trường sống sạch sẽ cho chim yến mà còn ngăn ngừa hiệu quả vi khuẩn, nấm mốc phát triển. -
Cách xử lý nấm mốc trên ván gỗ nhà nuôi yến cực hiệu quả
Những thanh ván gỗ nhà nuôi chim yến bị nấm mốc phát triển gây thiệt hại nặng nề cho người nuôi chim yến. Bởi trong quá trình xử lý nấm mốc người nguôi không biết cách xử lý đúng sẽ khiến thay đổi môi trường sống, chim yến bỏ đi. -
Bí quyết phòng trừ tắc kè, thằn lằn gây hại cho nhà nuôi chim yến
Thằn lằn, tắc kè khi bò vào trong nhà nuôi chim yến chúng sẽ ăn cắp trứng, cắn chết chim yến con gây thiệt hại lớn cho người nuôi chim yến. Làm thế nào để phòng trừ tắc kè, thằn lằn cho nhà nuôi chim yến hiệu quả -
Bí quyết đuổi chuột khi nuôi chim yến hiệu quả nhất
Chuột là một trong những loài động vật gây hại cho chim yến, chúng không chỉ phá hoại tổ yến mà còn khiến chim yến bỏ đi nơi khác an toàn hơn để sinh sống gây thiệt hại cho người nuôi yến. -
Thời điểm thu hoạch tổ yến, cách lấy tổ yến đúng chuẩn
Tổ chim yến chứa nhiều dưỡng chất quý giá tốt cho sức khỏe. Nhưng trong quá trình khai thác tổ yến nhiều người nuôi yến chưa biết cách thu hoạch tổ yến đúng khiến chất lượng tổ yến bị ảnh hưởng, năng suất không cao. -
Cách lắp đặt hệ thống loa cho nhà nuôi yến đúng chuẩn
Lắp đặt hệ thống loa cho nhà nuôi yến là một trong những yếu tố cực kỳ quan trọng quyết định việc yến có vào sinh sống lâu dài hay không? -
Có nên lắp tổ giả trong nhà nuôi chim yến?
Lắp đặt tổ giả trong nhà nuôi chim yến còn khá xa lạ với nhiều người nhưng đối với những người có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực nuôi yến đã áp dụng từ lâu. Vậy lắp đặt tổ giả trong nhà nuôi yến có tác dụng gì?