Chó bị bong gân mắt cá chân: nguyên nhân, điều trị

8/13/2021 11:28:00 AM
Bong gân mắt các chân là một trong những chấn thương khá thường gặp ở chó do chúng chạy nhảy, nô đùa hoặc bị tai nạn. Việc phát hiện sớm tình trạng bong mắt cá chân ở chó không những giúp chó cảm thấy bớt đau đớn, ngăn ngừa chấn thương trở lên trầm trọng hơn.

 

Chó bị bong gân mắt cá chân: nguyên nhân, điều trị

Bong gân mắt cá chân là một trong những chấn thương khá thường gặp ở chó do chúng chạy nhảy, nô đùa hoặc bị tai nạn. Việc chủ nuôi nhanh chóng phát hiện sớm tình trạng bong mắt cá chân ở chó không những giúp chó cảm thấy bớt đau đớn, ngăn ngừa chấn thương trở lên trầm trọng hơn. Khi chó bị bong mắt cá chân cần điều trị như thế nào để nhanh chóng hồi phục.

Thực tế, chó đi hoặc đứng và đi lại bằng các ngón chân ở cẳng chân trước và chân sau. Khi chó đứng dậy bạn có thể thấy mắt các chân của chó nằm giữa đầu gối và ngón chân Vị trí mắt cá chân chó cũng tương tự như mắt cá chân người khi chúng ta đứng bằng ngón chân (thay vì bàn chân). Chó không có mắt cá chân trước cũng như con người không có “mắt cá tay”. Chân trước cũng có khả năng bị một loại bong gân khác và được điều trị tương tự như bong gân mắt cá chân.

Bong gân mắt các chân được biết đến là chấn thương gân, dây chằng hoặc cơ quanh xương khớp mắt cá chân của chó. Bong gân xảy ra khi gân, dây chằng hoặc cơ quanh xương khớp mắt các chân bị căng quá mức hoặc bị rách gây đau, làm giảm hoặc mất vận động khớp. Tình trạng này do trong lúc chó vận động, chảy nhạy quá nhiều hoặc chó gặp các tai nạn có thể gây bong mắt cá chân. Khi phát hiện chó bị bong mắt cá chân chủ nuôi cần phát hiện sớm và xử lý kịp thời giúp chó giảm đau đớn, tránh ảnh hưởng đến khả năng đi lại của chó sau này.

Nguyên nhân khiến chó bị bong gân mắt cá chân

Như đã nói ở trên có nhiều nguyên nhân khiến chó bị bong gân mắt cá chân. Có thể chó của các bạn bị bong gân mắt cá chân bởi một trong những nguyên nhân sau:

+ Nhiều chó rất hiệu động liên tục chảy nhạy, việc hoạt động quá mức khiến chó đặt nhiều áp lực lên khớp, do đó rất dễ gặp chấn thương mắt cá chân.

+ Chó chạy, nhảy hoặc xoay vòng nhanh và ngoặt gấp liên tục sẽ khiến khớp bị căng.

+ Chó bị trượt ngã cho nền nhà trơn trượt, ngã, sập hố hoặc gặp tai nạn lúc nhảy lên cao, nhảy từ trên cao xuống dưới đất

Chó bị bong gân mắt cá chân: nguyên nhân, điều trị

Dấu hiệu nhận biết chó bị bong gân mắt cá chân

+ Sau khi bị bong gân mắt cá chân chó đi khập khiễng, dáng đi không bình thường

+ Chó thường cố gắng tránh đặt trọng lượng cơ thể lên chân bị bong gân

+ Chó có xu hướng nâng chân bị thương lên cao hoặc xuống thấp, tránh sử dụng bàn chân bị thương

+ Khi quan sát chân bị thương của chó xuất hiện tình trạng sưng tấy hoặc đỏ xung quanh mắt cá chân nếu chó bị bong gân

+ Chó liếm mắt các chân bị bong gân liên tục

+ Chó chán ăn hoặc ăn rất ít

+ Chó ngủ nhiều hơn, hoạt động một cách miễn cưỡng, thích nằm một chỗ

+ Chó có thể sủa, gầm gừ hoặc rên rỉ khi đụng chạm hoặc xê dịch mắt cá chân.

Điều trị chó bị bong gân mắt cá chân như thế nào?

Khi phát hiện chó bị bong gân mắt cá chân hãy cho chó nghỉ ngơi, tránh để chó đi lại nhiều, chủ nuôi có thể nhốt chó vào trong chuồng để thời gian phục hồi được nhanh. Khi càng ít vận động, đi lại, chạy nhảy thời gian mau hồi phục càng sớm. Điều trị sớm giúp chó mau hồi phục hơn cũng như ngăn ngừa tổn thương mô khiến chấn thương trầm trọng hơn.

Chườm lạnh:

Sử dụng túi đá lạnh để chườm lên vị trí bị bong gân mắt cá chân của chó. Chườm đá lạnh giúp giảm sưng, giảm đau và giúp vết thương mau hồi phục, thời gian chườm đá lạnh chỉ nên chườm từ 10-15 phút là được không chườm quá lâu. Khi chườm đá lạnh nên bọc đá lạnh vào chiếc khăn để tránh làn da chó bị lạnh cóng. Hàng ngày lặp lại chườm lạnh 2 tiếng một lần, mỗi lần từ 10-15 phút để ngăn tình trạng kích thích da, giảm tuần hoàn và cản trở quá trình phục hồi.

Chườm nóng

Nếu những con chó già, chó đang bị mắc bệnh mãn tính hay bị chấn thương không nên dùng đá lạnh mà thay vào đó là chườm nóng để điều trị khi chó bị bong gân mắt cá chân. Việc chườm nóng có tác dụng tăng cường lưu thông, thư giãn cơ và xoa dịu cơn đau. Chủ nuôi có thể sử dụng khăn ẩm được làm nóng bằng máy sấy hoặc lò vi sóng để chườm vào vị trí bị bong gân, mỗi lần chườm nóng chỉ từ 10-15 phút, có thể chườm lại sau ít nhất 1 tiếng. Tuy nhiên, không sử dụng phương pháp nhiệt ngay sau khi chó hoạt động.

Sau khi thực hiện các biện pháp điều trị ban đầu hãy chú ý quan sát xem tình hình chó được cải thiện hay không.  Thường hết các trường hợp bong gân mắt cá chân thường khỏi nhanh chóng sau khi chó nghỉ ngơi và được điều trị. Tuy nhiên, nếu chân chó không khỏe lại sau 48 tiếng hoặc trở nên tồi tệ hơn, chủ nuôi nên tham khảo ý kiến bác sĩ thú y để có phương pháp điều trị chuyên sâu.

Trong quá trình điều trị, trong trường hợp cần thiết chủ nuôi có thể buộc dây vào cổ chó và dắt chó ra ngoài đi vệ sinh nhưng chỉ nên cho chó đi gần nơi nghỉ ngơi của chó, sau khi đi vệ sinh xong nên cho chó về nhốt lại càng sớm càng tốt để chó có thể nghỉ ngơi. Hạn chế hoạt động của chó trong 48 tiếng để chó có đủ thời gian hồi phục sau chấn thương.

Khi điều trị bong gân mắt cá chân ở chó không nên cố gắng băng bó vùng bị thương khi không được bác sĩ thú y tư vấn. Bởi việc băng bó không đúng cách có thể khiến tình trạng bong gân lâu hỏi hơn, gây ra các vấn đề khác như kích ứng da, hạn chế sự lưu thông của máu, làm chậm lành vết thương và gây tổn thương nhiều hơn cho mô xung quanh khu vực bong gân.

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

Trật xương bánh chè ở chó: nguyên nhân, điều trị

Chó bị hạ bàn chân sau chăm sóc như thế nào?

Chó bị bại liệt chân phải điều trị như thế nào?

+ Chó bị gãy chân: cách điều trị, chăm sóc

Viêm da kẽ chân ở chó: triệu chứng, cách điều trị

Suckhoecuocsong.vn/TH

Các tin liên quan

Các tin khác