Những bệnh về chân chó thường mắc phải

8/13/2021 4:44:00 PM
Đôi chân của chó là một trong những bộ phận quan trọng của chó, giúp chó có thể đi lại, vận động, chạy nhảy. Nhưng nếu khi đôi chân gặp vấn đề, mắc bệnh chó cảm thấy khó chịu, đau đớn thậm chí có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, khả năng vận động ở chó.

 

Những bệnh về chân chó thường mắc phải

Đôi chân của chó là một trong những bộ phận quan trọng của chó, giúp chó có thể đi lại, vận động, chạy nhảy. Nhưng nếu khi đôi chân gặp vấn đề, mắc bệnh chó cảm thấy khó chịu, đau đớn thậm chí có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, khả năng vận động ở chó. Những bệnh về chân mà chó thường mắc phải dưới đây người nuôi cần nắm rõ để có phương pháp điều trị, cách phòng ngừa hiệu quả.

Chó với bản tính hiếu động thích chạy nhảy nên chúng thường xuyên gặp các bệnh về chân như bong gân, trật xương, đau chân,…hoặc do quá trình chăm sóc chưa đúng cách khiến vi khuẩn, nấm, rận phát triển gây khó chịu cho chó. Bởi chó dành phần lớn thời gian để đi bộ, chạy nhảy, vận động trên đôi chân của chúng. Do đó, chủ nuôi cần chăm sóc đôi chân của chúng hết sức cẩn thận

Những dấu hiệu nhận biết các bệnh về chân thường gặp ở chó

Khi chó gặp các bệnh về chân thì chúng sẽ có một số dấu hiệu điển hình như sau để giúp chủ nuôi có thể nhận thấy đôi chân của chúng đang gặp vấn đề, cần được đưa đi kiểm tra càng sớm, càng tốt.

+ Do bị sưng đỏ, khó chịu nên chó liên lục cắn, ngặm hoặc liếm chân, liếm đến lỗi vùng lông bị tróc hoặc ướt đẫm do nước bọt của chó.

+ Chó đi khập khiễng, chân đi cà nhắc, ít đi lại vận động hơn thông thường

+ Bàn chân của chó có thể xuất hiện tình trạng sưng đỏ, viêm tấy

+ Chân chó bị thương tích, tiết dịch trắng hoặc xanh

+ Khu vực lông của bị bị rụng do chó thường xuyên liếm, gặm

+ Có thể xuất hiện loét, có ghẻ, bị mụn nước

+ Xuất hiện các vết cắt, cào, xước, rách, gãy móng

+ Lớp chân đệm dưới chân chó có thể bị khô hoặc nứt nẻ, phần da ở lớp đệm dưới chân bị bong ra

+ Nang, khối u phát triển trên chân của chó

+ Có thể bị chảy máu

+ Chân của chó có mùi hôi, mùi tanh do có mủ, ngứa ngáy khó chịu

+ Chó không thiết tha và phấn khích mỗi khi được đi ra ngoài chơi, vận động

+ Chó bớt linh hoạt hơn, thờ ơ, què quặt với những hoạt động thể thao mà trước đó chó rất thích tham ra

+ Chó thay đổi hành vi, có thể cắn hoặc gầm gừ chủ nuôi khi chủ nuôi chạm vào khu vực đau của chó

+  Khu vực da ở các kẽ chân bị đỏ, có mủ ở bàn chân.

+ Chó bị sốt, hôn mê

+ Chó chán ăn hoặc ăn rất ít thậm chí là bỏ ăn

Những bệnh về chân chó thường mắc phải

Những nguyên nhân khiến chó bị mắc các bệnh về chân

Chó bị dị ứng

Cũng giống như con người hay giống như các loài động vật khác, chó cũng có thể bị dị ứng. Khi chó bị dị ứng chó sẽ bị ngứa, ở cơ thể đặc biệt là bàn chân. Để giảm cảm giác ngứa ngáy, khó chịu chúng thường hay cắn, ngặm hoặc liếm chân để giảm ngứa.

Chó bị hạ bàn chân sau

Tình trạng chó bị hạ bàn chân sau thường xuất hiện ở những con chó già, chó lớn tuổi nhưng cũng có một số chú chó đang ở độ tuổi trưởng thành bị mắc chứng hạ bàn chân sau. Chó bị hạ bàn chân sau có rất nhiều nguyên nhân và rất khó xác định được nguyên nhân gây ra tình trạng này. Chó bị hạ bàn chân sau liên quan đến cột sống, tủy sống của chó hoặc các dây thần kinh kết nối với chân sau bị gặp vấn đề. Tình trạng này có thể do chó bị chấn thương tủy sống hoặc các dây thần kinh kết nối với chân sau.

Nhiễm nấm và vi khuẩn

 Do chó thường tiếp xúc với nhiều bề mặt khác nhau, lớp đệm chân của chó sẽ có nhiều loài vi khuẩn, nấm hoặc virus sinh sống, trú ngụ trên đó. Do một yếu tố nào đó tạo điều kiện cho chúng phát triển vượt ngoài tầm kiểm soát và gây nhiễm trùng. Khi chó bị nhiễm nấm, vi khuẩn ở bàn chân, chúng sẽ thường xuyên liếm, cắn bàn chân, bàn chân bị nổi mẩn đỏ, sưng tấy, ngứa, tiết dịch, đau.

Móng chân chó mọc dài không được cắt tỉa

 Móng chân có mọc dài không được cắt tỉa không chỉ gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ của chó mà còn gây nhiều hậu quả xấu, gây khó khăn khi chó đi lại. Bên cạnh đó, khi chó tiếp xúc với các bề mặt cứng, trơn trượt bề mặt cứng sẽ đẩy móng trở lại gay đau cho chó, gây áp lực tất cả các khớp ngón chân, móng dài có thể dễ gãy, rách móng

Chó bị viêm khớp

Bệnh viêm khớp ở chó hay còn gọi là viêm xương khớp, bệnh thoái hóa khớp là một dạng rối loạn khớp xương. Khi chó bị viêm khớp chó xuất hiện tình trạn đau, sưng viêm ở các khớp xương có thể viêm một hay nhiều khớp xương khác nhau. Bệnh viêm khớp phổ biến ở những chó lớn tuổi, bệnh có xu hướng ảnh hưởng lớn đến khớp ở các chi. Chó bị thương hai chân phía trước hoặc hai chân phía sau như: gãy xương/căng, đứt dây chằng/ gân/ cơ, trật khớp, nhiễm trùng khớp do đùa nghịch ngã hoặc bị tấn công, hoặc do nhiều yếu tố khác tác động không được điều trị sớm, dứt điểm lâu ngày dẫn đến viêm khớp

Móng chân chó bị rách

Móng bị rách hoặc gãy khi chó va đập vào vật gì đó. Khi chó bị gãy móng hoặc rách móng sẽ đau và thường bị chảy máu, đột nhiên đi khập khiễng

Móng chân chó mọc ngược

Móng chân của chó không được cắt tỉa đúng cách có thể mọc ngược gây đau đớn cho chó.

Chó bị gãy chân

Tình trạng gãy xương thường được phân loại là vết nứt hở và vết thương kín. Khi một vết gãy hở xảy ra khi da trên vết nứt mở và xương bị lộ ra, trong khi với gãy xương kín, da trên vùng bị ảnh hưởng vẫn còn nguyên. Nếu chó bị gãy xương cần phải được đưa đi điều trị sớm, tránh ảnh hưởng đến khả năng vận động sau này của chó.

Lớp đệm lót bàn chân của chó bị khô, nứt nẻ

Đệm lót bàn chân của chó hay như các loài động vật khác thường khá khô, mục đích là để chúng có thể bám chắc, đi vững trên bề mặt nhẵn. Nhưng nếu lớp đệm lót đó có thể gặp nhiều vấn đề bởi nhiều yếu tố khác nhau tác động, bao gồm mặt đường nóng, trời lạnh, hóa chất, không khí khô, tiếp xúc với bề mặt thô ráp và liếm quá nhiều có thể gây ra tình trạng khô, nứt chân gây đau đớn và khiến chó có nguy cơ bị nhiễm trùng.

Chó bị viêm da kẽ chân

Không chỉ chó mới bị viêm da giữa kẽ chân mà ngay cả mèo cũng có thể gặp tình trạng này. Tình trạng viem da kẽ ngón chân ở chó xảy ra do độ ẩm gây nhiễm trùng và xuất hiện vi khuẩn ở giữa các ngón chân. Khi chó bị viêm da giữa kẽ chân chó cảm thấy khó chịu, khoảng cách giữa các ngón chân của chó xuất hiện mụn mủ gây viêm da, sưng tấy. Khi sưng to ở lòng bàn chân chó không dám chạm lòng bàn chân xuống dưới mặt đấy, chúng sẽ thường liếm hoặc cắn để giảm bớt sự khó chịu. Những giống chó lông dài, dày ở giữa các kẽ chân, chó lông ngắn, một số giống chó như Becgie, bulinois, Shih Tzu, Shar Pei, Dachshund, Pug, poodle… là những giống chó dễ bị viêm da giữa kẽ chân nhất.

Chân chó bị bỏng, phồng rộp

Nếu như chó đi chân trần ngoài trời nắng nóng nhiệt độ cao hay bước qua những mặt phẳng có nhiệt cao có thể bị bỏng, phồng rộp. Tình trạng bỏng bàn chân là một vấn đề y tế nghiêm trọng và cần được các bác sĩ thú y chăm sóc kịp thời.

Chó bị chân vòng kiềng

Chân vòng kiềng hay còn gọi với tên gọi khác là cong xương. Chứng bệnh này không không phải là bệnh yếu xương, còi xương suy dinh dưỡng ở chó, cũng không phải do thiếu canxi bởi do nhiều yếu tố khiến chó bị gặp tình trạng này. Có thể do chó ít vận động không được cho đi tập thể dùng hàng ngày, không được phơi nắng vào buổi sáng sớm thường xuyên. Chó thường xuyên phải tiếp xúc với các bề mặt trơn trượt như sàn gỗ, gạch men, nền bị ướt…

Chân chó bị xước, trầy

Chân của chó thường bị trầy, xước bởi vì chúng hay chạy nhảy trên mọi địa hình có đá sắc nhọn, kính vỡ hoặc mảnh sắt, thép nhọn,…

Ký sinh trùng bám trên chân chó

 Những loại ký sinh trùng bám trên chân của chó như ve chó có thể gây ra nhiều vấn đề cho chó, bao gồm đau và nhiễm trùng.

Nang, khối u trên chân của chó

 Do yếu tố sức khỏe nào đó các khối u, nang thường xuất hiện trên bàn chân hoặc kẽ ngón chân của chó. Khi phát hiện ra chó của bạn có u, thì hãy liên hệ với bác sĩ thú y ngay để được điều trị kịp thời.

Hướng dẫn cách chăm sóc, phòng ngừa các bệnh về chân thường gặp ở chó

Cắt móng cho chó thường xuyên

Khi chủ nuôi nhận thấy móng của chó dài đến mức khi chó đi bộ mà móng bị cà xuống đất thì đây là lúc cần phải cắt móng cho chó để phòng ngừa tình trạng móng mọng ngược, móng mọc quá dài,…Khi cắt móng chân nên cắt móng bằng kéo chuyên dụng cắt móng không sử dụng kéo, dụng cụ cắt móng của người cắt móng chân cho chó, sau khi cắt nên dạy chúng giũa móng vào bảng cào móng.

Cần quan tâm đến thời tiết hơn

 Vào mùa hè chủ nuôi tránh cho cho đi trên những mặt đường nóng, nhiệt độ cao, cát nóng, hạn chế cho chó ra ngoài lúc thời tiết nắng gắt, nhiệt độ cao hay di chuyển đến các khu vực có bề mặt sinh nhiệt cao, tấm bê tông, tấm thép, sắt. Đối với mùa đông nên sử dụng kem dưỡng ẩm dành riêng cho chó giúp chân chó tránh bị khô nứt.

Thường xuyên kiểm tra chân cho chó

Do chó chạy nhảy, vui đùa nhiều ở ngoài trời nên kiểm tra chân của chúng thường xuyên để sớm phát hiện những dấu hiệu bất thường, các vết xước, vật nhọn đâm vào chân chó, kẹt vật thể lạ giữa những ngón chân,…Khi phát hiện chó bị chấn thương hãy sơ cứu, làm sạch vết thương và đem chó đến phòng khám thú y gần nhất để kiểm tra, điều trị chuyên sâu.

Hạn chế cho chó chơi đùa, đi lại nhiều trên các bề mặt trơn trợt, sàn nhà đá hoa bị ướt. Nên cho chó chơi đùa tại nơi có độ ma sát như sân cỏ, thảm. Hạn chế cho chó vui chơi ngoài đường vì rất dễ xảy ra tai nạn, xe cộ va quệt vào chó, nếu chó vui chơi ngoài trời nên chú ý quan sát chó.

Không nên cho chó ăn quá nhiều, ăn nhiều chất dinh dưỡng, nên có chế độ ăn uống phù hợp, bổ sung nhiều rau xanh trong thực đơn hàng ngày. Hạn chế cho chó ăn các thức ăn cố định nhiều, lượng thức ăn cần phải phong phú, đa dạng.

Nên cho chó đi vận động, tập thể dục thường xuyên. Nên cho chó đi tắm nắng, thời gian tắm nắng tốt nhất trong ngày chính là vào khoảng 6h-9h sáng, chiều từ 16h-18h.

Nếu chó đi ra ngoài bị ướt bàn chân có ẩm ướt nên rửa sạch bằng nước sạch xong sấy khô bàn chân bằng khăn khô và máy sấy.  Dọn dẹp sạch sẽ nơi ở của chó, chuồng nuôi, khu vực ăn uống cũng như khu vực vệ sinh của chó, không để chó sống ở trong môi trường ẩm ướt hoặc để chó ở trong chuồng 1 thời gian dài

 Đối với những chú chó con sau khi mới mua về người nuôi hãy tiến hành kiểm tra xem chó con có điều gì bất thường về đi lại hay dấu hiệu gì lạ không, kiểm tra đầu gối trước có thẳng không bằng cách nắm bóp chân của chó để phòng ngừa bệnh hạ bàn chân hay chân vòng kiềng ở chó.

Trường hợp chó bị gãy chân, tùy vào mức độ gãy chân nhẹ của vết thương mà các bác sĩ có phương pháp điều trị riêng. Nếu chỉ là vết bầm và bong gân chỉ cần chườm nước đá và chai nước nóng vào chỗ bầm. Bong gân và sai gân sẽ đỡ nhiều. Hãy chườm đá lạnh để giảm mức độ sưng tấy, giảm đau cho chó. Sau đó chườm nước nóng để giúp máu lưu thông tốt hơn. Thời gian này cho chó nghỉ ngơi, tránh để chó đi lại, vận động nhiều, tốt nhất hãy nhốt chó vào trong chuồng nuôi để quá trình hồi phục được nhanh chóng.

Nếu thấy rõ là chân bị gãy hãy đeo rọ mõm hoặc đeo loa chống liếm cho chó để đảm bảo việc chó bị đau sẽ hoảng sợ và chúng sẽ cắn chủ nuôi.

Xác định vị trí chân bị gãy, dùng 2 thanh gỗ rộng dẹt đủ chiều dài chân chó, đặt 1 miếng bên trong và 1 miếng bên ngoài chân, rồi dùng băng gặc quấn lại và chuyển chó đến phòng khám. Nếu trường hợp chó bị gãy chân dạng bị hở ra, hãy che phần bị lộ bằng miếng gạc sạch như băng hoặc khăn vệ sinh. Không dùng thuốc sát trùng hoặc thuốc mỡ. Sau khi đưa chó đến bác sĩ thú y, qua quá trình chụp X-quang, đánh giá tình trạng của chó, các bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp phú hợp nhất. Thông thường sẽ có 2 phương pháp điều trị chó bị gãy chân là: cố định bên trong và cố định bên ngoài.

Hi vọng những thông tin hữu ích về các bệnh thường gặp ở chó giúp chủ nuôi chú ý, quan tâm chăm sóc chó nhiều hơn. Nếu chó gặp các bệnh về chân hãy cho chó đi kiểm tra sớm, điều trị sớm giúp việc chữa trị hiệu quả và ít tốn kém hơn, chó cũng nhanh hồi phục hơn.

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

Chó bị bong gân mắt cá chân: nguyên nhân, điều trị

Chó bị gãy chân: cách điều trị, chăm sóc

+ Chó bị hạ bàn chân sau chăm sóc như thế nào?

Dấu hiệu gãy xương ở chó: nguyên nhân, điều trị

+ Viêm da kẽ chân ở chó: triệu chứng, cách điều trị

Suckhoecuocsong.vn

Các tin liên quan

Các tin khác