Bệnh đột quỵ: những lầm tưởng sai lầm cần bỏ ngay
Bệnh đột quỵ: những lầm tưởng sai lầm cần bỏ ngay
Bệnh đột quỵ thường khởi phát đột ngột nếu không biết cách sơ cứu có thể dẫn đến nguy hiểm cho sức khỏe, ảnh hưởng khả năng phục hồi, thậm chí là tính mạng. Khi sơ cứu người bị đột quỵ hãy bỏ ngay những lầm tưởng sai hại dưới đây.
Bệnh đột quỵ hay bệnh tai biến mạch máu não là một trong những bệnh nguy hiểm, khá nhiều người gặp phải nhất là những người cao tuổi, người có sẵn bệnh lý tăng huyết áp, đái tháo đường hoặc bị rối loạn chuyển hóa lipid,... Đột quỵ khiến cho phần não được cấp máu bởi động mạch rơi vào tình trạng thiếu ôxy và tế bào não sẽ chết chỉ vài phút sau đó. Nếu không được sơ cứu kịp thời, đúng cách người bị đột quỵ có thể bị liệt, hôn mê thậm chí tử vong tùy thuộc vào diện não bị ảnh hưởng và mức độ trầm trọng của tổn thương
Những triệu chứng của bệnh đột quỵ
+ Xuất hiện tình trạng đau đầu đột ngột
+ Nôn, nói khó, méo miệng, nhíu lưỡi.
+ Bị yếu một tay, một chân hoặc cả hai tay hoặc hai chân khiến đi lại khó khăn, đi lứng loạng choạng, mất thăng bằng hoặc không phối hợp các động tác được hoặc ngã khuỵu
+ Rối loạn cảm giác kiểu kiến bò hoặc tê cóng một bên cơ thể hay còn gọi là liệt nửa người.
+ Mắt mờ hoặc mù một bên hoặc nhìn thấy hình đôi.
+ Người bệnh sững sờ, không biết gì, khó đánh thức hoặc hôn mê đột ngột, đôi khi tử vong ngay.
Các triệu chứng này có thể chỉ thoáng qua, kéo dài trong vài phút rồi người bệnh lại trở lại trạng thái bình thường. Hiện tượng này được gọi là cơn thiếu máu não thoáng qua. Thiếu máu não thoáng qua là những dấu hiệu báo trước đặc biệt quan trọng của đột qụy và người bệnh cần được nhập viện ngay.
Khi phát hiện các dấu hiệu báo động đột quỵ, cần chuyển ngay tới các cơ sở y tế gần nhất sẽ giúp giảm tỷ lệ tử vong, tàn phế, tăng khả năng hồi phục sau này. Nếu được cấp cứu đúng thời điểm giờ vàng (3-4,5 giờ đầu) bằng các thuốc tiêu huyết khối đường tĩnh mạch, hoặc trong cửa sổ 6 giờ đầu áp dụng lấy huyết khối bằng dụng cụ cơ học đối với các bệnh nhân đột quỵ thiếu máu não thì khả năng cứu sống cũng như hạn chế được di chứng càng cao. Tuy nhiên, khi sơ cứu người bị đột quỵ một số người vẫn mắc phải những quan niệm cực sai lầm dưới đây.
Những lầm tưởng sai lầm cần bỏ ngay khi sơ cứu người bị đột quỵ
Không đưa bệnh nhân tới viện ngay
Khi bệnh nhân bị đột quỵ nhiều người thường tự điều trị tại nhà, chờ bệnh nhân tỉnh táo rồi mới đưa đi bệnh viện mà thay vì chuyển ngay lập tức người bị đột quỵ đến các bệnh viện, cơ sở y tế gần nhất. Theo bác sĩ BSCKI Phạm Văn Cường, khoa Đột quỵ não (Bệnh viện Trung ương Quân đội 108) cho biết, hiện không ít trường hợp bệnh nhân đột quỵ không được đưa tới viện kịp thời vì người nhà chờ bệnh nhân tỉnh lại mới đưa tới viện. Nguyên nhân bởi nhiều người có suy nghĩ "sợ bệnh nhân đang chảy máu não nên vận chuyển khiến bệnh nhân nặng hơn". Nhưng theo các chuyên gia cho biết đây là một lầm tưởng tai hại, nguy hiểm cho bệnh nhân, mất đi thời gian "vàng" hồi phục sau này, thậm chí gây tình trạng liệt nửa người,...
Theo chuyên gia y tế cho biết, tế bào não rất nhạy cảm với việc thiếu oxy. Khi mạch máu não bị tổn thương, cứ 1 phút trôi qua sẽ có 2 triệu tế bào não bị mất đi và ảnh hưởng rất nhiều đến chức năng hồi phục của bệnh nhân sau này.
Do đó, khi phát hiện người nhà có dấu hiệu bị đột quỵ hãy gọi ngay cấp cứu 115 để bệnh nhân được đưa tới bệnh viện sớm nhất. Tại các bệnh viện, cơ sở y tế người bệnh nhân sẽ được cấp cứu dùng thuốc tiêu sợi huyết, tái thông mạch máu. Thời gian dùng thuốc tiêu sợi huyết tốt nhất là trong vòng 3 - 4,5 sau khi xảy ra đột quỵ. Còn can thiệp tái thông bằng dụng cụ thì tốt nhất là trong 6 tiếng.
Nếu quá thời gian trên, bỏ qua thời gian vàng, việc can thiệp sẽ không còn hiệu quả do tổn thương quá nhiều. Bệnh nhân mất khả năng phục hồi, để lại di chứng lớn như liệt, hôn mê, thậm chí tử vong nguy hiểm đến tính mạng. Các bệnh nhân chảy máu não cũng cần được đưa đến bệnh viện sớm để sử dụng các biện pháp cầm máu, kiểm soát huyết áp, chống phù não và các biện pháp điều trị khác thích hợp để tăng cơ hội hồi phục.
Nghe theo lời đồn vô căn cứ về đột quỵ
Một số lời đồn vô căn cứ về đột quỵ như "thực dưỡng đánh bay đột quỵ và tập luyện theo môn phái để điều trị đột quỵ" khiến khá nhiều người tin tưởng và áp dụng theo. Nhưng đây là một trong những lầm tưởng sai lầm cần bỏ ngay tránh ảnh hưởng đến sức khỏe
Châm kim 10 đầu ngón tay cho người đột quỵ
Khi phát hiện người thân trong gia đình bị đột quỵ, nhiều người thường châm kim 10 đầu ngón tay cho người đột quỵ nhưng đây là một trong những quan niệm sai lầm cần bỏ ngay. Bởi theo các chuyên gia cho biết việc châm kim vào đầu ngón tay cho chảy máu không thể cứu được người bệnh, ngược lại còn khiến bệnh tình nặng hơn, bỏ lỡ thời gian vàng sơ cứu cho người bị đột quỵ. Khi sử dụng kim châm vào 10 đầu ngón tay sẽ khiến người bị đột quỵ bị đau, dẫn tới tăng huyết áp
Cạo gió khi bị đột quỵ
Một số người bị bệnh đột quỵ xuất hiện các triệu chứng như tê bì chân tay, liệt chân tay hoặc nửa người, mặt lệch, nói khó, chóng mặt, đau đầu…nên nhiều người lầm tưởng người bệnh đột quỵ bị cảm, trúng gió nên tiến hành đánh gió, cạo gió mà không đi khám ngay từ đó lầm mất thời gian vàng điều trị bệnh đột quỵ, khiến ảnh hưởng đến khả năng hồi phục sau này
Tự ý sử dụng các loại thuốc điều trị hoặc phòng đột quỵ
Tự ý sử dụng các loại thuốc điều trị hoặc phòng đột quỵ mà nhiều người vẫn đang áp dụng là một trong những lầm tưởng tai hại cần bỏ ngay. Bởi theo các chuyên gia bệnh nhân không nên tự ý sử dụng các loại thuốc dự phòng hoặc điều trị đột quỵ bởi việc này không có lợi, thậm chí có gây hại đến sức khỏe người sử dụng
Chủ quan, bỏ qua dấu hiệu đột quỵ
Rất nhiều trường hợp chủ quan, thấy cơ thể xuất hiện dấu hiệu như: hơi tê tay nhưng không nghĩ đến đột quỵ nên đợi xem có đỡ hay không, không đến bệnh viện để tiến hành kiểm tra, theo dõi sớm. Khi liệt, bệnh nhân tới viện đã rơi vào hôn mê, để lại di chứng nặng nề cho sức khỏe.
Nhầm với bệnh khác
Đột quỵ não nhẹ có những triệu chứng giống với liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên nên nhiều người đi tìm phương pháp điều trị chưa đúng khiến cho khả năng hồi phục sau này bị ảnh hưởng. Do vậy, khi có các triệu chứng như méo mặt, khó nói, ăn rơi vãi, chúng ta không nên tự ý điều trị tại nhà mà hãy đến viện gấp để bác sĩ thăm khám và tìm nguyên nhân chính từ đó tăng khả năng hồi phục
Các bước sơ cứu đúng cách khi bị đột quỵ
+ Nếu nguyên nhân cơn đột quỵ của bệnh nhân là do cao huyết áp:
Hãy lập tức đưa đưa người bệnh đến ngay cơ sở y tế gần nhất. Bệnh đột quỵ thường hay bị nhầm lẫn với cảm trúng gió nên dùng phương pháp điều trị cảm khiến bệnh càng trầm trọng hơn.
Khi bị đột quỵ tuyệt đối không được cạo gió, đánh gió cũng như không nên uống nước chanh, nước gừng vì dễ gây ngạt đường thở hay làm tăng huyết áp và làm bệnh nguy hiểm thêm. Khi di chuyển bệnh nhân nên di chuyển bằng cáng, tránh sốc khi di chuyển.
+ Nếu người bệnh bị ngã thì nên để họ nằm yên một chỗ nằm nghiêng nếu bị nôn, tránh để người bệnh bị sặc vào đường hô hấp, nếu co giật thì để một chiếc đũa ngang miệng, không để họ có cắn vào lưỡi và sau đó nhanh chóng gọi cấp cứu.
Lưu ý: Ba tiếng đầu tiên sau khi bị đột quỵ là thời gian vô cùng quan trọng đối với bệnh nhân đột quỵ vì vậy không nên chờ xem bệnh nhân có khỏe lại không nhưng cũng không nên tự ý uống thuốc. Phải tuân thủ nghiêm ngặt các chỉ định của bác sĩ.
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
Ngừa nguy cơ đột quỵ những ngày giá rét
Phòng ngừa đột quỵ, bảo vệ mạch máu hãy ăn 5 món cực tốt sau
Cách phòng, xử lý cơn đột quỵ mùa nắng nóng
Đột quỵ: dấu hiệu cảnh báo, cách sơ cứu ban đầu
Bệnh đột quỵ: Y học chuyên sâu về cách sơ cứu và phòng bệnh
Suckhoecuocsong.vn
Các tin liên quan
- Cân bằng hệ vi sinh đường ruột phòng ngừa đột quỵ
- Vi khuẩn đường ruột có thể ảnh hưởng mức độ nghiêm trọng của đột quỵ
- Vì sao hệ vi sinh đường ruột có liên quan đến đột quỵ?
- Bỏ ngay kiểu ngồi tăng nguy cơ đau tim, đột quỵ
- Phòng ngừa đột quỵ, bảo vệ mạch máu hãy ăn 5 món cực tốt sau
- Dấu hiệu đột quỵ ở trẻ nhỏ cần đặc biệt chú ý
- Những khung giờ tuyệt đối không gội đầu tránh đột quỵ
- 5 thói quen tập thể dục vào mùa hè cần bỏ ngay, tránh gây đột quỵ
- Bổ sung 4 thực phẩm có vị đắng phòng tránh đột quỵ do sốc nhiệt
- Bổ sung 10 loại thực phẩm ngăn ngừa đột quỵ, nhồi máu cơ tim rất tốt
- Những người có khả năng bị đột quỵ trong khi tập gym, thể hình?
- Choáng váng khi thay đổi tư thế nhanh tăng 2,14 lần nguy cơ đột quỵ
- Những thói quen làm tăng nguy cơ đột quỵ mùa nắng nóng
- Nắng nóng cao điểm đề phòng đột quỵ khi chơi thể thao
- Singapore cấy ghép thiết bị 'Watchman' giúp giảm nguy cơ đột quỵ
- Chàng trai 17 tuổi đột quỵ khi đang tập gym
- Phải làm gì để giảm thiểu tàn tật sau khi bị đột quỵ?
- Những tác hại dẫn đến đột quỵ, tử vong từ nước tăng lực 'Bò húc'
- Diễn biến xấu: Cầu thủ 20 tuổi Nouri bị chết não sau đột quỵ trên sân
Các tin khác
-
Cách điều trị các bệnh ngoài da trong mùa mưa lũ
Sau khi nước lũ rút rất nhiều người gặp các bệnh ngoài da, lở loét da gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ, sức khỏe. Vậy khi bị lở loét da, bệnh ngoài da sau mưa lũ kéo dài cần làm gì để ngăn ngừa tình trạng loét da tránh lây lan sang vùng da lành. -
Cách xử lý khi bị tiêu chảy trong mùa mưa lũ chuẩn xác
Mưa lũ ngập lụt khiến cho thực phẩm, nguồn nước bị ô nhiễm khiến cho nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy rất cao. Khi bị tiêu chảy cần làm gì, dấu hiệu nhận biết chuẩn -
Cách cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau bão lũ
Nhằm tăng cường vi khuẩn có lợi, cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau bão lũ, nước ngập kéo dài chúng ta nên có chế độ dinh dưỡng lành mạnh. -
Cẩn trọng 3 bệnh đường tiêu hóa dễ gặp phải trong mưa bão, ngập lụt
Các khu vực bị mưa bão ngập lụt kéo dài rất dễ mắc phải 3 bệnh đường tiêu hóa dưới đây gây ảnh hưởng sức khỏe. 3 bệnh đường tiêu hóa dễ gặp phải trong mưa bão là bệnh gì, cần đề phòng như thế nào? -
Mẹo giảm nguy cơ mắc đường tiêu hóa sau mưa bão ngập lụt
Sau mưa bão ngập lụt thực phẩm, nguồn nước dễ bị nhiễm khuẩn do đó để giảm nguy cơ mắc các bệnh đường tiêu hóa, sức khỏe đường ruột, hệ vi sinh đường ruột cần áp dụng các nguyên tắc dưới đây. -
Thực phẩm giàu vitamin C rất tốt cho sức đề kháng, hệ vi sinh đường ruột
Vitamin C có trong những thực phẩm này không chỉ giúp tăng cường sức đề kháng, giảm viêm, chống lão hóa, làm đẹp da mà còn có lợi cho sức khỏe đường ruột. -
Cải thiện sức khỏe tinh thần, quản lý stress giúp tăng cường hệ miễn dịch
Nâng cao sức khỏe tinh thần, hạn chế căng thẳng, stress là một trong những biện pháp tăng cường hệ miễn dịch hiệu quả, có lợi cho sức khỏe tổng thể. -
Thực phẩm giàu chất béo lành mạnh rất tốt cho hệ miễn dịch
Ăn nhiều thực phẩm giàu chất béo lành mạnh không chỉ hỗ trợ cơ thể giảm viêm khi hệ miễn dịch phản ứng với các mầm bệnh mà còn giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính. -
Các loại đồ uống tăng cường hệ miễn dịch, tốt cho đường ruột
Những loại đồ uống dưới đây không chỉ giàu dinh dưỡng, mang lại lợi ích cho hệ miễn dịch mà còn vô cùng tốt cho sức khỏe đường ruột. -
Thực phẩm chứa prebiotic giúp củng cố hệ miễn dịch, tốt cho sức khỏe đường ruột
Tiêu thụ những thực phẩm chứa prebiotic sẽ giúp cho hệ miễn dịch khỏe mạnh, bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ mắc bệnh, đồng thời giúp cho hệ vi sinh đường ruột cân bằng.