Dấu hiệu đột quỵ ở trẻ nhỏ cần đặc biệt chú ý
Dấu hiệu đột quỵ ở trẻ nhỏ cần đặc biệt chú ý
Đột quỵ ở trẻ nhỏ được coi là bệnh lý hiếm gặp ở trẻ nhỏ, thường chỉ xuất hiện ở một nhóm nguy cơ cao. Nhưng thời gian gần đây có một số trường bệnh nhi bị đột quy, nguy hiểm cho sức khỏe, tính mạng. Để sớm nhận biết trẻ bị đột quỵ các bậc cha mẹ hãy ghi nhớ một số dấu hiệu dưới đây.
Đột quỵ hay còn được biết đến tên gọi khác là tai biến mạch máu não xuất phát từ tình trạng tắc nghẽn mạch máu trong não bị gây ra bởi các cục máu đông hay do mạch máu trong não bị vỡ ra. Khá nhiều các bậc cha mẹ không nhận thức được các triệu chứng đột quỵ ở trẻ nhỏ, nên khi trẻ bị đột quỵ nhiều người cho rằng đó là tình trạng trúng gió, động kinh nên thường sơ cứu bằng cách cạo gió, vắt chanh, lấy kim châm đầu ngón tay dẫn đến chậm trễ trong việc cấp cứu từ đó khiên cho khả năng hồi phục của trẻ nhỏ gặp nhiều khó khăn hơn.
Thời gian gần đây, tại các bệnh viện đã ghi nhận những trường hợp bệnh nhi bị đột quỵ. Mặc dù số lượng không nhiều nhưng nếu phát hiện muộn sẽ khiến trẻ gặp nguy hiểm như liệt nửa người, hôn mê, suy giảm nhận thức khá nhiều, chưa tiếp xúc được ngôn ngữ,.... , rất khó để có thể trở lại trạng thái bình thường như trước kia.
Nguyên nhân gây đột quỵ ở trẻ nhỏ
TS-BS Nguyễn Hồng Quân – Phó chủ nhiệm khoa Nội Thần kinh – BV Trung ương Quân đội 108, nguyên nhân gây đột quỵ ở trẻ em hơi khác so với người lớn. Đối với người lớn nguyên nhân đột quỵ chủ yếu liên quan đến xơ vữa động mạch, rối loạn nhịp tim như rung nhĩ, tăng huyết áp, tiểu đường. Ngược lại với trẻ em, nguyên nhân đột quỵ thường liên quan đến các bệnh lý về tim mạch, bệnh lý về mạch máu, hay gặp như bệnh lý bóc tách động mạch, dị dạng động mạch, viêm động mạch.
Bên cạnh đó, nguyên nhân đột quỵ ở trẻ nhỏ còn có các bệnh lý về máu, có thể dẫn đến tình trạng tăng đông hoặc tình trạng giảm đông máu. Tình trạng tăng đông hay gây ra huyết khối, tắc mạch, còn tình trạng giảm đông máu sẽ gây ra đột quỵ chảy máu ở trẻ em. Một số có thể có liên quan đến gien làm gia tăng tình trạng đột quỵ ở trẻ em”.
Thời gian vàng cấp cứu đột quỵ cho trẻ
Khi trẻ bị đột quỵ, nhiều các bậc cha mẹ phát hiện muộn khiến cho trẻ bị đột quỵ không được chữa trị kịp thời từ đó gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe sau này.
Do đó cần cấp cứu kịp thời, khoảng thời gian vàng đối với một số loại đột quỵ như nhồi máu chẳng hạn, nếu đến bệnh viện trong khoảng 4,5 giờ, có thể dùng thuốc tiêu sợi huyết. Nếu đến trong khoảng từ 6-24 giờ vẫn có thể xem xét để thực hiện can thiệp lấy huyết khối đối với những bệnh nhân nhồi máu. Tuy nhiên, đến viện cấp cứu càng sớm càng tốt để giảm nguy cơ tử vong và tàn phế
Các dấu hiệu nhận biết tình trạng đột quỵ ở trẻ
Khi trẻ bị đột quỵ thường có dấu hiệu mờ nhạt nên dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý khác như động kinh, co giật, mất ý thức. Do đó, nếu thấy trẻ có những dấu hiệu dưới đây cần sơ cứu, đưa trẻ đến các cơ sở y tế ngay lập tức.
+ Trẻ xuất hiện triệu chứng tê liệt, yếu, mất phối hợp các chi hay bị tê liệt ở một bên cơ thể
+ Trẻ gặp khó khăn khi việc nói, đọc, hiểu, viết hoặc tập trung
+ Xuất hiện tình trạng lơ mơ mờ hoặc mất hẳn thị lực ở hai bên hoặc một bên mắt
+ Co giật
+ Mất ý thức trong thời gian ngắn
+ Chóng mặt
+ Mất thăng bằng hoặc cơ thể không vận động theo ý muốn
+ Khó nuốt, chảy nước dãi
+ Đau đầu dữ dội hoặc đừ người
+ Nôn mửa nhiều
Cách sơ cứu và xử trí khi trẻ bị đột quỵ
Khi nhận thấy trẻ có một trong các triệu chứng đột quỵ ở trên các cha mẹ, cần phải lập tức gọi người trợ giúp và gọi ngay xe cấp cứu đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất.
Nhẹ nhàng đặt trẻ vào một vị trí thoải mái, đặt trẻ nằm ngửa hoặc nằm nghiêng an toàn với đầu và vai hơi nâng cao và được hỗ trợ bằng gối hoặc quần tránh hít sặc chất nôn vào đường hô hấp. Nên chú ý đến đường thở bởi khi trẻ bị đột quỵ có thể bị nôn, co giật gây ngừng thở, chúng ta phải giúp đường thở thông, nếu không trẻ sẽ bị tử vong trước khi đến bệnh viện.
Nới rộng quần áo, tránh gây chấn thương do co giật gây nên, đồng thời giữ thông thoáng môi trường xung quanh để trẻ có thể dễ dàng hô hấp. Bên cạnh đó, các cha mẹ cần lưu ý khi trẻ bị đột quỵ có thể mất ý thức gây ảnh hưởng đến hô hấp và tim mạch thì chúng ta cũng cần lưu tâm, nếu trẻ có dấu hiệu ngưng thở, hãy bắt đầu hô hấp nhân tạo (hồi sức tim phổi).
Tuyệt đối không tự ý điều trị cho trẻ bị đột quỵ dù chỉ là bấm huyệt, châm cứu, đánh gió hay chích lể máu đầu ngón tay, sau gáy hay sau tai vì những động tác này có thể làm nặng thêm tình trạng bệnh và làm mất thời gian vàng điều trị đột quỵ, không cho trẻ ăn uống và đề phòng nôn trào ngược, trẻ hít chất nôn hoặc thức ăn vào đường thở sẽ rất nguy hiểm cho tính mạng
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
Cách phòng, xử lý cơn đột quỵ mùa nắng nóng
Đột quỵ: dấu hiệu cảnh báo, cách sơ cứu ban đầu
Bổ sung 10 loại thực phẩm ngăn ngừa đột quỵ, nhồi máu cơ tim rất tốt
Ngừa nguy cơ đột quỵ những ngày giá rét
Suckhoecuocsong.vn
Các tin liên quan
- Cân bằng hệ vi sinh đường ruột phòng ngừa đột quỵ
- Vi khuẩn đường ruột có thể ảnh hưởng mức độ nghiêm trọng của đột quỵ
- Vì sao hệ vi sinh đường ruột có liên quan đến đột quỵ?
- Bỏ ngay kiểu ngồi tăng nguy cơ đau tim, đột quỵ
- Bệnh đột quỵ: những lầm tưởng sai lầm cần bỏ ngay
- Phòng ngừa đột quỵ, bảo vệ mạch máu hãy ăn 5 món cực tốt sau
- Những khung giờ tuyệt đối không gội đầu tránh đột quỵ
- 5 thói quen tập thể dục vào mùa hè cần bỏ ngay, tránh gây đột quỵ
- Bổ sung 4 thực phẩm có vị đắng phòng tránh đột quỵ do sốc nhiệt
- Bổ sung 10 loại thực phẩm ngăn ngừa đột quỵ, nhồi máu cơ tim rất tốt
- Những người có khả năng bị đột quỵ trong khi tập gym, thể hình?
- Choáng váng khi thay đổi tư thế nhanh tăng 2,14 lần nguy cơ đột quỵ
- Những thói quen làm tăng nguy cơ đột quỵ mùa nắng nóng
- Nắng nóng cao điểm đề phòng đột quỵ khi chơi thể thao
- Singapore cấy ghép thiết bị 'Watchman' giúp giảm nguy cơ đột quỵ
- Chàng trai 17 tuổi đột quỵ khi đang tập gym
- Phải làm gì để giảm thiểu tàn tật sau khi bị đột quỵ?
- Những tác hại dẫn đến đột quỵ, tử vong từ nước tăng lực 'Bò húc'
- Diễn biến xấu: Cầu thủ 20 tuổi Nouri bị chết não sau đột quỵ trên sân
Các tin khác
-
Trẻ bị mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột cần phải làm gì?
Khi bị loạn khuẩn đường ruột khiến cho hệ vi sinh đường ruột bị mất cân bằng gây ảnh hưởng tới sức khỏe, sự phát triển của trẻ. Để giúp trẻ khỏe mạnh, ngăn ngừa các bệnh đường ruột, hệ tiêu hóa khỏe mạnh chúng ta nên áp dụng các bí quyết dưới đây. -
Bổ sung men vi sinh cho trẻ bị mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột như thế nào
Men vi sinh đóng vai trò quan trọng cho hệ vi sinh đường ruột của trẻ. Nhưng khi bổ sung men vi sinh cho trẻ như thế nào mới đúng, nên dùng trong bao lâu? -
Cách phòng ngừa mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột ở trẻ
Mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột ở trẻ hoàn toàn có thể phòng ngừa nếu chúng ta biết cách xây dựng lối sống khoa học, bổ sung các chất dinh dưỡng đúng cách. -
Nguyên nhân gây mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột ở trẻ
Mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột ở trẻ gây ảnh hưởng tới sức khỏe, sự phát triển thể chất của trẻ nhỏ. Vậy nguyên nhân nào gây mất cân bằng hệ sinh đường ruột ở trẻ? -
Mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột ở trẻ có nguy hiểm không
Vi sinh vật đường ruột ở trẻ bị mất cân bằng gây ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa của trẻ, nếu không được phát hiện sớm sẽ gây nguy hiểm gì cho sức khỏe của trẻ. -
Lợi ích từ việc chỉnh nha sớm cho trẻ
Các chuyên gia trong lĩnh vực nha khoa hiện nay đã khuyến cáo nên chỉnh nha cho trẻ ngay từ sớm. Bởi nó sẽ mang đến rất nhiều lợi ích cho trẻ về sau này. -
Cách bảo vệ trẻ khi đến công viên nước trong mùa hè
Công viên nước vào mùa hè là địa điểm lý tưởng của nhiều gia đình có trẻ nhỏ. Nhưng để bảo vệ sức khỏe, an toàn của trẻ nhỏ khi đến công việc các bậc cha mẹ hãy ghi nhớ những điều cực kỳ quan trọng sau đây. -
Cẩn trọng nhiễm trùng do nhọt ở trẻ mùa nắng nóng
Mùa hè nắng nóng nhiều trẻ gặp tình trạng nổi mụn nhọt trên da gây đau đớn, khó chịu. Nếu không biết cách chăm sóc sẽ dẫn đến nhiễm trùng gây nguy hiểm cho sức khở của trẻ nhỏ. -
Trị ho cho trẻ tránh những sai lầm khiến tình trạng nặng hơn
Thời tiết thay đổi thất thường khiến nhiều trẻ bị ho kéo dài. Nhằm giúp con trẻ giảm tình trạng ho nhiều các bậc cha mẹ áp dụng nhiều cách nhưng tình trạng ho vẫn không thuyên giảm thậm chí trở nên nặng hơn